Mục tiêu và lợi ích chiến lược của Nga trong quan hệ với Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ Nga – Trung từ năm 2001 đến năm 2013 (Trang 31)

Trong định hướng chính sách đối ngoại của Nga được Tổng thống V.Putin thông qua ngày 28/6/2000 đã nhấn mạnh điểm quan trọng của chính sách đối ngoại Nga là tính cân bằng, nên đòi hỏi Nga phải có sự kết hợp tối ưu các nỗ lực trên tất cả các hướng, phải cân bằng quan hệ với cả châu Á và châu Âu, trong đó, một trong những hướng đối ngoại quan trọng nhất của Nga ở châu Á là phát triển quan hệ hữu nghị với các quốc gia hàng đầu châu Á, trước hết là Trung Quốc [55].

Trong định hướng chính sách đối ngoại năm 2008, Nga tiếp tục khẳng định "Nga sẽ gia tăng quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung trong tất cả các lĩnh vực trên cơ sở trùng hợp những quan điểm mang tính nguyên tắc về các vấn đề chính trị thế giới then chốt là một trong những bộ phận cấu thành cơ bản của ổn định khu vực và toàn cầu" [72].

Đến năm 2012, Nga vẫn khẳng định ưu tiên hàng đầu của Nga để phát triển trong tương lai sẽ vẫn là ở phía Đông thông qua tuyên bố của Tổng thống V.Putin rằng “trong thế kỷ 21, hướng phát triển của Nga là phía Đông. Siberia và vùng Viễn Đông là tiềm năng to lớn của Nga, đây là cơ hội để có được một vị trí thích đáng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Ở châu Á - Thái Bình Dương, Nga luôn đặt phát triển quan hệ với Trung Quốc ở vị trí "ưu tiên tuyệt đối", bởi quan hệ đối tác chặt chẽ với Trung Quốc sẽ giúp Nga có thể đạt được các mục tiêu đối ngoại như: Tạo dựng một môi trường hoà bình, ổn định, an ninh, thuận lợi cho phát triển kinh tế; làm tăng sự hiện diện và ảnh hưởng của Nga ở khu vực, nâng cao vị thế có lợi cho Nga trong quan hệ với các nước lớn; tạo sức

Những cơ sở mà Nga nhận thấy cần phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc là: Thứ nhất, Nga nhìn nhận và đánh giá Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế đang lên, có uy tín chính trị và tiếng nói trong đời sống quan hệ quốc

tế. Thứ hai, Trung Quốc nằm ở phía Đông của Nga và là nước láng giềng lớn nhất

của Nga, Nga muốn có môi trường an ninh ổn định và phát triển thì nhất thiết phải có quan hệ tốt với Trung Quốc. Thứ ba, Nga và Trung Quốc đều là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, Nga có lợi ích và lập trường gần gũi, tương đồng với Trung Quốc về các vấn đề quốc tế. Trên hết là vấn đề chống bá quyền và chủ nghĩa đơn cực của Mỹ.

2.1.2. Mục tiêu và lợi ích chiến lược của Trung Quốc trong quan hệ với Nga

Trong số các nước lớn, có thể nói quan hệ với Nga luôn được Trung Quốc đặt ở một vị trí đặc biệt, bởi Nga vừa là một nước lớn, vừa là láng giềng của Trung Quốc, Nga và Trung Quốc có nền tảng quan hệ từ trong lịch sử.

Đầu thập niên 90, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Nga có chủ trương: “Dù Liên Xô thay đổi thế nào, chúng ta vẫn dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, bình tĩnh phát triển quan hệ với Liên Xô, kể cả quan

hệ chính trị, không tranh luận về hình thái ý thức”. [32,62]. Chủ trương này dựa

trên nguyên tắc mà Trung Quốc đưa ra làm cơ sở là: “nước lớn là then chốt, các nước xung quanh là hành đầu, các nước đang phát triển là cơ sở, đa phương là

vũ đài” [32, 62]. Hướng tới thế kỷ XXI, đối với Nga, Trung Quốc áp dụng chính

sách “đối tác hợp tác chiến lược bình đẳng, tin cậy lẫn nhau hướng tới thế kỷ XXI”, phương châm “không liên minh, không đối kháng, không chĩa mũi nhọn

vào nước thứ 3”, thực hiện chính sách “láng giềng hữu nghị” và chính sách “cân

bằng nước lớn” [32,62].

Có thể nói ngắn gọn lợi ích của Trung Quốc đối với Nga như sau: Thứ nhất, Trung Quốc thi hành chính sách láng giềng hòa bình và ổn định với Nga nhằm củng cố thực lực trong nước cũng như nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Trung Quốc có lợi ích trong việc đảm bảo an ninh ở khu vực biên giới phía Bắc, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc cải cách

mở cửa. Thứ hai: Trung Quốc sẽ có được nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu phong phú từ các vùng Viễn Đông và Xiberi của Nga, cũng như nguồn năng lượng dồi dào từ Nga; đồng thời Trung Quốc cũng có thể bán cho Nga một lượng khá lớn hàng hóa chất lượng không cao nhưng đa dạng và giá rẻ. Thứ ba,

tăng cường quan hệ với Nga để cân bằng nước lớn tại khu vực, thúc đẩy hợp tác với Nga trong các cơ chế đa phương. Thứ tư, thúc đẩy hợp tác với Nga để chống bá quyền của Mỹ, đấu tranh cho một trật tự đa cực, trong đó Trung Quốc là một cực. Chưa kể tới việc Trung Quốc sẽ gia tăng mua vũ khí của Nga, trang thiết bị quân sự và công nghệ, đặc biệt trong ngành vũ trụ và sản xuất vũ khí từ Nga nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.

Như vậy, Nga đánh giá cao vai trò của Trung Quốc trong sự ổn định và phát triển của mình, ngược lại, Trung Quốc cũng rất cần đến sự hợp tác của Nga, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng và quân sự. Nhu cầu hợp tác Nga - Trung đã thực sự có từ hai phía, có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cả Nga và Trung Quốc. Nhất là từ khi bước vào thiên niên kỷ mới, cùng với những biến đổi mạnh mẽ của bối cảnh quốc tế, sự lớn mạnh không ngừng của Nga và Trung Quốc, còn Mỹ tăng cường kiềm chế các "mối đe doạ đến vị trí siêu cường", thì nhu cầu hợp tác giữa Nga và Trung Quốc ngày càng được tăng cường hơn.

2.1.3. Những nguyên tắc trong quan hệ Nga – Trung

Nga và Trung Quốc coi quan hệ giữa hai nước là mô hình quan hệ kiểu mới giữa các quốc gia trên thế giới. Mô hình quan hệ đó được xây dựng dựa trên những nguyên tắc có tính cơ sở. Qua các cuộc gặp gỡ cấp cao Nga – Trung Quốc với các bản Tuyên bố chung đã được ký kết, những nguyên tắc sau đây đã được nêu bật như là cơ sở chính trị và pháp lý cho sự lãnh đạo và điều tiết các quan hệ giữa hai nước, không chỉ hiện nay mà còn trong tương lai.

Thứ nhất, tôn trọng quyền tự do lựa chọn mô hình phát triển và hệ tư tưởng

của nhau. Hai nước đã khẳng định công khai là cần phải tôn trọng quyền lựa chọn

con đường phát triển của nhân dân bất cứ nước nào, cũng như sự khác biệt về chế độ xã hội và hệ tư tưởng không được cản trở sự phát triển của các mối quan hệ bình

thường giữa các quốc gia. Nguyên tắc này không chỉ phản ánh chuẩn mực của quan hệ quốc tế mà nó còn đáp ứng được những lợi ích quốc gia dân tộc tối cao của Trung Quốc và Nga [41, 16].

Thứ hai, cùng tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Trong

giai đoạn hiện nay, đây chính là chuẩn mực chủ yếu của các quan hệ quốc gia do luật quốc tế quy định và nó cũng được coi là nguyên tắc chủ yếu của quan hệ Nga – Trung. Theo nguyên tắc này, Nga tuyên bố rõ ràng rằng chính phủ CHND Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất, đại diện cho toàn thể Trung Quốc, Đài Loan và Tây Tạng là những bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc. Cũng tương tự như vậy, Trung Quốc hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của Nga và toàn vẹn lãnh thổ của Nga, ủng hộ Nga trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa ly khai cực đoan.

Thứ ba, quan hệ chiến lược Nga – Trung không mang tính liên minh. Chính

sách đối ngoại của Trung Quốc là không liên kết tức là không tham gia liên minh với bất cứ nước nào hoặc trong khối quốc gia nào. Trung Quốc cho rằng chính sách liên minh quân sự sẽ làm nảy sinh chiến tranh lạnh và đi ngược lại với việc ủng hộ sự ổn định lợi ích quốc gia các dân tộc. Chính sách nằm ngoài các khối liên minh của Trung Quốc đã được cụ thể hóa trong quan hệ Nga – Trung, điều này được chỉ rõ trong Tuyên bố chung 12/1992 là “Nga và Trung Quốc không hướng tới sự bá quyền trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như ở các nước khác trên thế giới và chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa bá quyền và chính sách dùng sức mạnh”[52].

Tóm lại, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc dựa trên các nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau về mô hình phát triển, về lợi ích quốc gia, cũng như không liên minh chống lại nước thứ ba.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quan hệ Nga – Trung từ năm 2001 đến năm 2013 (Trang 31)