Những tồn tại trong quan hệ hai nước

Một phần của tài liệu Quan hệ Nga – Trung từ năm 2001 đến năm 2013 (Trang 26)

Mặc dù có những tiến triển lớn trong quan hệ song phương và tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, nhưng phải thừa nhận rằng quan hệ Trung- Nga còn tồn tại nhiều vấn đề.

* Trong quan hệ kinh tế - thương mại:

Nhiều nhà nghiên cứu đã từng đánh giá về quan hệ Nga - Trung trong những năm trước thế kỷ XXI là "quan hệ chính trị nóng, quan hệ kinh tế lạnh" [57,47]. Trong khi quan hệ chính trị phát triển tốt đẹp thì quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư giữa hai nước gần như không có mấy tiến triển, thậm chí còn có bước thụt lùi. Các con số thống kê cho thấy năm 1992, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt trên 7 tỷ USD, năm 1995 tụt xuống còn 5,46 tỷ USD, năm 1998, giảm 10,1% so với mức năm 1997, còn 5,5 tỷ USD. Ngoài ra, còn những khó khăn khác như Nga muốn thanh toán bằng ngoại tệ trong khi Trung Quốc muốn trả bằng hàng hoá, vấn đề biên mậu còn lộn xộn do sự bất ổn trong nước cũng như khó khăn kinh tế của nước Nga đã làm sụt giảm nhanh chóng mậu dịch biên giới vốn chiếm 1/3 kim ngạch thương mại hai nước. Ngoài ra, cả Nga và Trung quốc đều là các nước đang phát triển, do đó hợp tác song phương khó có thể có bước đột phá trong thời gian ngắn vì kinh tế Nga đang trong thời kỳ phục hồi bấp bênh, khoảng 40% nền kinh tế nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ, những gì Trung Quốc cần thì cũng là những thứ Nga thiếu, nhất là sau khi Quốc hội Trung Quốc thông qua chiến lược phát triển miền Tây, Trung Quốc cũng đang thiếu vốn nghiêm trọng.

Mặt khác, Nga nhận được khá nhiều viện trợ kinh tế của các nước phương Tây nên trọng tâm ngoại thương của Nga nghiêng về phía châu Âu và Mỹ. Trong nước Nga lại có tâm lý lo ngại “thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc” do đó đã có hạn chế nhất định đối với sự phát triển thuận lợi quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Nga – Trung.

Nguyên nhân quan hệ kinh tế Nga – Trung còn hạn chế có thể chỉ ra: Thứ nhất, những khó khăn của nền kinh tế Nga trong thời kỳ này là rào cản đầu tiên khiến cho các dự án hợp tác kinh tế không thể thực hiện. Thứ hai, cơ sở hạ tầng phục vụ việc vận chuyển hàng hoá qua biên giới giữa hai nước quá nghèo nàn, không thể đáp ứng nổi nhu cầu tăng cường hợp tác kinh tế trong giai đoạn này.

Thứ ba, trong lĩnh vực giao dịch tài chính, đồng Rúp không ổn định và do thiếu

các hợp tác thường xuyên giữa các ngân hàng của hai nước, nên việc giao dịch bằng tiền mặt bị hạn chế và khối lượng giao dịch thương mại không thể gia tăng.

* Trong phân định biên giới:

Vấn đề biên giới Nga - Trung thực chất là vấn đề chính trị và đã từng là "nút thắt" trong quan hệ hai nước. Ngày 16/5/1991, hai nước đã ký Hiệp định biên giới phía Đông dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế là "đường biên giới là các trung tuyến của dòng nước, là khu vực lưu thông của tàu bè" [31,59]. Hiệp định này đã được coi là một bước tiến quan trọng trong tiến trình phân định được tuyến biên giới phía đông của hai nước. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán phân định biên giới ở các dòng sông ngoằn ngoèo hay đánh giá dòng nào sẽ là kênh chính của một con sông có nhiều khúc là một vấn đề rất khó khăn. Do vậy, trong bản thân nội dung của Hiệp định và cả trên thực tiễn vẫn còn những vùng biên giới chưa thể phân định rõ như các vùng đảo Bolshoi Ussuriskii, Tarabarov, Khasan nằm trên các dòng sông dọc biên giới hai nước [31,60], buộc hai nước vẫn phải "tiếp tục đàm phán".

Theo nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế quy định "Biên giới đường sông dựa trên kênh chính của dòng sông có thể lưu hành được", tuy nhiên cả Trung Quốc và Nga đều chưa thống nhất được về việc dòng chính của các dòng sông này là đâu do có rất nhiều đảo trên sông cùng với nhiều khúc quanh co và sự thay đổi theo mùa của các dòng sông, nên cả Nga và Trung Quốc đều có một nguyên tắc để giữ lòng sông chính xa bờ của mình để có thể nhận được nhiều đảo hơn [31,60], khiến cho tiến trình đàm phán để phân định các vùng đất này đã diễn ra đầy khó khăn.

Năm 1997 - năm cuối cùng của thời hạn hoàn thành việc phân định biên giới theo Hiệp định biên giới 1991, hai nước mới chỉ có 2500/4300 km phía đông đường biên giới chung giữa Trung Quốc và Nga được xác định. Trước nguy cơ vấn đề biên giới trở về số không, Chính phủ Nga đã đưa ra một giải pháp "sở hữu chung" với các vùng tranh chấp và Trung Quốc chấp nhận. Sự chấp nhận hướng giải quyết "sở hữu chung" Bolshoi Ussuriiski, Tabararov và chia đôi Khasan của Trung Quốc gặp sự phản đối gay gắt của nhân dân nước này đã không chỉ thể hiện thiện chí phát triển quan hệ hai nước mà còn khẳng định tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Mặc dù cả Nga và Trung Quốc đều khẳng định là "hai bên cùng thắng lợi" [31,91], song Trung Quốc chưa hoàn toàn thoả mãn với kết quả này. Vì vậy, trong thời gian chờ "giải quyết vấn đề" thì việc "sở hữu chung"của hai nước tại "những khu vực chưa nhất trí" luôn ẩn hiện sự không bình thường. Trong năm 2001 Trung Quốc đã đầu tư 6 triệu USD [31,91] để xây dựng tuyến đường thuỷ dọc theo sông Amur đi thẳng từ huyện Phủ Viễn tới đảo Bolshoi Ussurriskii. Con đường vận chuyển này dù không kinh tế bởi không có hàng hoá để vận chuyển, nhưng Trung Quốc luôn duy trì khoảng trên 30 tàu thuỷ cắm cờ Trung Quốc hoạt động để tạo "lối mòn" cho con đường xung quanh đảo Bolshoi Ussurriskii. Trước tình thế đó, Nga đã bắc cầu phao dài 750m với trọng tải 60 tấn, nối đảo Bolshoi Ussurriskii với thành phố Kharbarovsk cũng nhằm mục đích khẳng định chủ quyền của mình tại vùng đất này. Thực tiễn trên cho thấy, vấn đề biên giới Trung - Nga vẫn tồn tại đầy bất ổn, ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai nước.

* Quan hệ Nga - Trung bị tác động bởi nhân tố Mỹ: Tuy xuất phát từ những tính toán khác nhau nhưng cả Nga và Trung Quốc đều có chủ trương tranh thủ Mỹ, vừa hợp tác vừa đấu tranh với Mỹ, đấu tranh có mức độ, không để dẫn tới đổ vỡ quan hệ. Do đó, dù liên tục chịu sức ép của Mỹ trên một loạt vấn đề, như ở châu Âu, Mỹ mở rộng NATO về phía biên giới Nga, thu hẹp vùng ảnh hưởng của Nga ở Đông Âu, Trung Á, đe doạ rút khỏi Hiệp ước ABM nếu Nga

không đồng ý với những điều chỉnh do Mỹ đề xuất về các hệ thống phòng thủ chống tên lửa; ở châu Á, Mỹ mở rộng phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, phê phán Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, ngầm ủng hộ phong trào đòi độc lập của Tân Cương, Tây Tạng, phái tàu sân bay bảo vệ Đài Loan trong bối cảnh "bên miệng hố chiến tranh" giữa hai bờ eo biển Đài Loan tháng 3/1996... nhưng cả Nga và Trung Quốc đều không dám làm căng với Mỹ, phản đối nhưng có mức độ và ở một mức nào đó đều phải có những nhân nhượng nhất định với Mỹ.

Hơn nữa, trong tình hình kinh tế và nội bộ còn nhiều khó khăn, Nga vẫn coi trọng quan hệ với Mỹ và phương Tây nhằm tranh thủ giúp đỡ về kinh tế. Xét về mặt chiến lược, trong khi Nga vẫn coi châu Âu là trọng điểm thì Trung Quốc lại coi châu Á-Thái Bình Dương là trọng điểm, do đó, Nga coi trọng hàn gắn quan hệ giữa Nga với phương Tây sau sự kiện Kosovo. Ngay sau khi cầm quyền Putin đã không thăm Trung Quốc ngay mà lại đón Tổng thống Mỹ và thăm một số nước Tây Âu trước.

Như vậy, đối với cả hai nước Nga và Trung Quốc, lợi ích chiến lược của họ là phải duy trì quan hệ ổn định với Mỹ, tranh thủ Mỹ để có thể vươn lên trở thành những cực quyền lực trong một trật tự thế giới mới đa cực. Chính vì vậy mà quan hệ Nga - Trung trong những trước thế kỷ XXI chịu sự chi phối rất rõ ràng của yếu tố Mỹ.

Tiểu kết chương 1

Xét về nhân tố chủ quan, cơ sở gần gũi về địa lý là nhân tố tiên quyết tạo

thuận lợi cho hai nước xây dựng quan hệ. Ngoài ra, với tư duy mới của quan hệ quốc tế là đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, cả Nga và Trung Quốc đều đang nỗ lực thực hiện cải cách, nên họ rất cần môi trường hoà bình để phát triển. Do vậy, cùng với sự phát triển thế và lực cả Nga và Trung Quốc đều cùng hướng về nhau.

Xét về nhân tố khách quan, bối cảnh quốc tế với xu hướng phát triển toàn

Nga - Trung. Thứ nhất, hai nước đều là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có tiếng nói quan trọng, có thể ảnh hưởng đến nền chính trị toàn cầu. Thứ hai, Nga và Trung Quốc là hai nước duy nhất có khả năng kiềm chế tư tưởng bá chủ thế giới của Mỹ, vì vậy, trong hoàn cảnh phải đối mặt với những nguy cơ đe doạ từ phía Mỹ thì nhân tố Mỹ đã trở thành động lực quan trọng kết nối quan hệ Nga - Trung.

Với đầy đủ các cơ sở chủ quan và khách quan thuận lợi, có thể nói, Nga và Trung Quốc đã gặp nhau ở tư duy chiến lược cũng như mục đích hành động. Những nhân tố tác động thuận lợi này đã thúc đẩy mối quan hệ Nga - Trung từ năm 2001 đến 2013 không ngừng phát triển cả bề rộng và chiều sâu.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Quan hệ Nga – Trung từ năm 2001 đến năm 2013 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)