7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
3.2.4.3. Sự khác nhau giữa mức độ tham gia của sinh viên trong thực tế và
động quản trị nghiên cứu khoa học và c ng nghệ
Hình 3.12. Biểu đồ so sánh sự khác nhau giữa mức độ tham gia trong thực tế và mức độ nhận thức của sinh viên về vai trò của sinh viên trong quản trị
nghiên cứu khoa học và công nghệ
Số liệu ở Hình 3.12 cho thấy, mức độ tham gia của sinh viên trong quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ là ở mức độ thấp hơn nhiều so với các hoạt động quản trị khác. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy đa số sinh viên vẫn cho rằng họ cần có một vai trò quan trọng trong các hoạt động quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ví dụ: Trong hoạt động Tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, thực tế sinh viên rất ít được tham gia (mean= 1,35), nhưng về nhận thức về vai trò của sinh viên trong quản trị
83
hoạt động này có hơn 70% SV (mean= 3,92) cho rằng họ có vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị này.
3.2.5. Đánh giá chung về mức độ tham gia trong thực t và nhận thức
của sinh viên về vai trò của bản thân trong hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai
Hình 3.13. Biểu đồ so sánh sự khác nhau giữa mức độ tham gia trong thực tế và mức độ nhận thức của sinh viên về vai trò của sinh viên trong hoạt động
quản trị đại học tại trường ĐS Gia ai
* Ý nghĩa của từng giá trị trung b nh đối với thang đo khoảng
(Interval Scale): Có giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5
= 0,8. Ta có bảng sau:
Mức độ Giá trị trung bình Ý nghĩa
1 1,00 - 1.80 Không bao giờ/ Hoàn toàn không quan trọng 2 1,81 - 2.60 Hiếm khi/ Không quan trọng
3 2,61 - 3.40 Thỉnh thoảng/ Ít quan trọng 4 3,41 - 4.20 Thường xuyên/ Quan trọng
5 4,21 - 5.00 Rất thường xuyên/ Rất quan trọng
Về Mức độ tham gia:
Số liệu ở Hình 3.13 cho thấy, sinh viên không bao giờ được tham gia trong hầu hết các hoạt động quản trị trong nhà trường CĐSP Gia Lai hiện nay.
84
Ví dụ, trong các hoạt động quản trị hệ thống tổ chức (mean =1,72), quản trị nguồn nhân lực (mean =1,75), quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (mean =1,44). Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ tham gia của sinh viên trong các hoạt động quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ là thấp nhất (mean=1,44), mức độ tham gia của sinh viên trong các hoạt động quản trị hoạt động đào tạo có cao nhất(mean =1,94). Như vậy, ngoại trừ trường hợp sinh viên có tham gia vào quản trị hoạt động đào tạo, nhìn chung sinh viên hiếm khi hoặc không bao giờ được tham gia vào các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai (mean=1,71)
Về Mức độ nhận thức:
Số liệu ở Hình 3.13 cho thấy, đa số sinh viên đều cho rằng họ cần có vai trò quan trọng và rất quan trọng trong hầu hết các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai hiện nay. Ví dụ, trong hoạt động quản trị hệ thống tổ chức (mean =4,02), quản trị nguồn nhân lực (mean =3,81), quản trị hoạt động đào tạo (mean =4,14), quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (mean =3,58). Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số sinh viên đều nhận thức về vai trò của bản thân họ trong các hoạt động trong các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai là quan trọng (mean =3,89).
Kết luận chung về mức độ tham gia trong thực tế và mức độ nhận thức của sinh viên
Trong hầu hết các hoạt động quản trị trong phạm vi nhà trường CĐSP Gia Lai thì hiếm khi sinh viên được tham gia, trong một số các hoạt động quản trị có khi sinh viên gần như không bao giờ được tham gia. Vì vậy, vai trò, vị trí của sinh viên là còn rất mờ nhạt, những đóng góp của sinh viên trong công tác QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai hiện nay là không đáng kể (mean=1,71). Trong thực tế sinh viên hiếm khi được tham vào QTĐH, nhưng
85
đa số sinh viên đều nhận thức rằng vai trò của họ là quan trọng trong các hoạt động quản trị tại trường CĐSP Gia Lai (mean =3,89).
Với kết quả nghiên cứu được, trong thực tế sinh viên hiếm khi tham gia vào QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai là phù hợp với tình hình chung của hoạt động quản trị trong nhà trường ĐH-CĐ tại Việt Nam hiện nay. Đó là, các trường ĐH-CĐ ở Việt Nam có rất ít quyền tự chủ và gần như không thực hiện các hoạt động quản trị, do vậy không có cơ hội để tập hợp được tiếng nói của các bên liên quan như CBNV-GV, sinh viên, phụ huynh, người sử dụng lao động, các tổ chức quản lý GDĐH, v.v... về quyền và thẩm quyền quản trị trong nhà trường. Vì vậy, sinh viên chưa được xem xét và chấp nhận như thành viên chính thức trong các tổ chức trường ĐH, chưa nhận được sự tin tưởng và chia sẻ thông tin từ các bên liên quan và mức độ tham gia, đóng góp của sinh viên trong các hoạt động QTĐH là không đáng kể. Điều này ngược lại với xu hướng chung về QTĐH trên thế giới với quan điểm xem xét sinh viên vừa là thành viên chính thức trong tổ chức trường ĐH, vừa là khách hàng của các dịch vụ đào tạo. Kết quả đã phản ánh một thực tế là các quyền và trách nhiệm của người học trong nhà trường nói chung, trong công tác quản lý, quản trị trường ĐH nói riêng đã được quy định trong các văn bản pháp quy hầu như chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức trong công tác quản trị, quản lý nhà trường.
Kết quả khảo sát đã phản ánh đúng với nguyện vọng, nhận thức của sinh viên, phù hợp với nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý về việc sinh viên cần thiết phải có vai trò quan trọng trong các hoạt động QTĐH. Xuất phát từ việc sinh viên không có được tiếng nói trong việc bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình được đã quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, cũng như không đề xuất được các nguyện vọng
86
của họ lên nhà trường về các vấn đề liên quan như: điều kiện học tập, thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên, vấn đề giảng dạy của giảng viên, vấn đề về việc làm sau khi tốt nghiệp, v.v…Những phân tích, nhận định trên được đưa ra dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế và việc chấp nhận sự tham gia, đóng góp của sinh viên vào công tác QTĐH theo quan điểm trường ĐH là các tổ chức dân chủ, là nơi cung ứng các dịch vụ đào tạo vừa góp phần vào việc bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người học, vừa giúp công tác tổ chức, quản lý nhà trường ngày càng hiệu quả hơn.
3.3.Những thách thức, khó khăn đối với sinh viên khi tham gia vào các
hoạt động quản trị đại học tại trường CĐSP Gia Lai
Số liệu ở Bảng 3.1 và Hình 3.14 cho thấy, đa số sinh viên được khảo sát đều cho rằng các yếu tố được đưa ra khảo sát chính là những tác nhân gây khó khăn, trở ngại đối với sinh viên khi sinh viên tham gia vào các hoạt động QTĐH trong trường CĐSP Gia Lai.
Bảng 3.1. Bảng thống kế tỷ lệ phần trăm kết quả lựa chọn các yếu tố gây khó khăn, trở ngại
TT Kết quả thống kê tỷ lệ % lựa chọn các yếu tố khách quan
Kết quả thống kê tỷ lệ % lựa chọn các yếu tố chủ quan 1 80,6% 73,1% 2 100,0% 96,9% 3 100,0% 99,2% 4 93,9% 98,1% Trung bình tỷ lệ % 93,63% 91,83%
87
Hình 3.14. Biểu đồ thống kê kết quả những khó khăn, trở ngại có ảnh hưởng khi sinh viên tham gia vào quản trị đại học tại trường ĐS Gia ai
Trong 8 yếu tố tác động và hạn chế sự tham gia của sinh viên vào QTĐH trong nhà trường, gồm có nhóm các yếu tố khách quan (1 đến 4) và nhóm các yếu tố chủ quan (5 đến 8), có trung bình tỷ lệ phần trăm lựa chọn nhóm các yếu tố khách quan là 93,63%, có trung bình tỷ lệ phần trăm lựa chọn nhóm các yếu tố chủ quan là 91,83%. Kết quả cho thấy, sinh viên cho rằng ảnh hưởng của nhóm yếu tố khách quan là rõ ràng hơn và tác động lớn hơn so với nhóm các yếu tố chủ quan, mức độ ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố này đều rất cao. Ví dụ, kết quả khảo sát cho thấy 100% SV được khảo sát đã cho rằng các yếu tố như: Sinh viên thiếu sự tin tưởng của các bên liên quan…; Chưa có chế độ, chính sách hợp lý… là có ảnh hưởng và hạn chế sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động ĐH trong nhà trường.
88
3.4. Kết quả khảo sát ý kiến nhằm đề xuất các giải pháp cần thiết để tạo cơ
hội cho sinh viên tham gia nhiều hơn vào quản trị đại học trong nhà trường
Bảng 3.2. Bảng thống kế tỷ lệ phần trăm kết quả đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các yếu tố khó khăn trở ngại khách quan và chủ quan
TT Kết quả tỷ lệ % đề xuất khắc phục các yếu tố khó khăn khách quan Kết quả tỷ lệ % đề xuất khắc phục các yếu tố khó khăn chủ quan 1 99,20% 88,60% 2 98,90% 95,80% 3 100,00% 93,60% 4 96,70% 74,70% Trung bình tỷ lệ % 98,70% 88,18%
Hình 3.15. Biểu đồ thống kê kết quả những đề xuất nhằm tạo cơ hội để sinh viên có thể tham gia nhiều hơn trong quản trị đại học tại trường ĐS Gia ai.
89
Trong nghiên cứu đề xuất 8 giải pháp và bao gồm nhóm giải pháp nhằm khắc phục các yếu tố khó khăn khách quan (1 đến 4) và nhóm giải pháp nhằm khắc phục các yếu tố khó khăn chủ quan (từ 5 đến 8). Số liệu ở Bảng 3.2 và Hình 3.15 cho thấy, để tạo các điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể tham gia, chia sẻ trách nhiệm trong công tác QTĐH trong nhà trường thì đa số sinh viên được khảo sát đều cho rằng việc cần có các giải pháp khắc phục là hết sức cần thiết. Trong đó, trung bình tỷ lệ % đề xuất nhóm giải pháp khách quan là 98,70%, trung bình tỷ lệ % đề xuất nhóm giải pháp chủ quan là 88,18%. Điều này cho thấy, sinh viên cho rằng cần thiết phải có các giải pháp để khắc phục các khó khăn, trở ngại . Trong đó, việc đưa ra các giải pháp khắc phục các yếu tố trở ngại khác quan là cần thiết hơn như: Cần có các chế độ, chính sách, các quy định hợp lý để tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào công tác quản trị, quản lý nhà trường; Cần có những qui định cụ thể về vai trò, chức năng, quyền lợi của các đại biểu là sinh viên trong các đơn vị quản trị, quản lý từ cấp bộ môn cho đến cấp trường; Sinh viên cần được tạo cơ hội để chia sẻ trách nhiệm trong các hoạt động quản trị, v.v…
Tiểu kết chương 3
Từ những phân tích về mức độ tham gia, mức độ nhận thức của sinh viên về vai trò của sinh viên trong hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai, từ kết quả khảo sát về những khó khăn, trở ngại có ảnh hưởng đến sinh viên khi sinh viên tham gia vào các hoạt động QTĐH cho thấy: Hiếm khi sinh viên được tham gia trong hầu hết các hoạt động quản trị tại trường CĐSP Gia Lai, trong một số các hoạt động quản trị sinh viên gần như không bao giờ được tham gia. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sinh viên gặp không ít các khó khăn, trở ngại khi tham gia vào các hoạt động QTĐH trong trường CĐSP Gia Lai do sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan khác nhau. Vì vậy, vai trò, vị trí của sinh viên là tương đối mờ nhạt, mức độ tham gia, đóng góp của sinh viên trong các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai là không đáng kể.
90
Chương 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nghiên cứu được tiến hành nhằm phân tích, khám phá, khảo sát đo lường và đánh giá để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Cụ thể;
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngoại trừ trường hợp sinh viên có tham gia với mức độ rất thấp trong một số các hoạt động cụ thể trong các hoạt động quản trị đã được khảo sát. Nhìn chung, sinh viên không bao giờ được tham gia trong hầu hết các hoạt động quản trị trong phạm vi nhà trường. Do đó, vai trò và vị trí của sinh viên trong QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai hiện nay là còn rất mờ nhạt, những đóng góp của sinh viên là không đáng kể.
Kết quả nghiên cứu được đã chỉ ra một nghịch lý, trong thực tế mức độ tham gia của sinh viên là rất thấp, vị thế và vai trò của sinh viên còn rất mờ nhạt. Nhưng ngược lại, đa số sinh viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý đều cho rằng sinh viên cần có một vai trò quan trọng đến rất quan trọng trong hầu hết các hoạt động QTĐH đã được khảo sát tại trường CĐSP Gia Lai.
Qua so sánh kết quả khảo sát định lượng và phỏng vấn sâu cho thấy, có những điểm tương đồng trong nhận thức về vấn đề sinh viên tham gia vào QTĐH trong nhà trường giữa bộ phận sinh viên và các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nhà trường. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được một số khó khăn, trở ngại có ảnh hưởng đến sinh viên khi tham gia vào QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai và bao gồm nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khác nhau.
Một đúc kết từ kết quả nghiên cứu thực tế tại trường CĐSP Gia Lai được rút ra đó là: các quyền và trách nhiệm của người học đã được quy định trong các văn bản pháp quy hầu như chưa được quan tâm, xem xét đúng mức
91
trong công tác quản trị, quản lý nhà trường hiện nay. Vì vậy, thực tế công tác QTĐH trong nhà trường là không theo kịp xu hướng chung về QTĐH trên thế giới với quan điểm xem xét sinh viên là thành viên chính thức trong tổ chức trường ĐH, vừa là khách hàng của các dịch vụ đào tạo trong nhà trường.
4.2. Một số gợi ý, đề xuất giải pháp
Để hướng đến xây dựng mô hình QTĐH hiệu quả, phát triển bền vững và đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào QTĐH nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích của người học, vừa góp phần vào xây dựng phát triển nhà trường. Trên cơ sở những kết quả thu được, tác giả xin nêu một số gợi ý góp phần vào thay đổi cung cách, cách thức hoạch định, tổ chức - điều hành và kiểm tra giám sát các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai. Đồng thời, cung cấp thông tin tham khảo đối với các trường ĐH-CĐ khác muốn hướng đến xây dựng, phát triển và ứng dụng các mô hình QTĐH hiệu quả trong tương lai. Cụ thể:
Trước hết, trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị, các cấp lãnh đạo nhà trường cần xác định sinh viên là bên có liên quan, để từ đó xem xét đến vai trò và tạo điều kiện khuyến khích sinh viên tham gia đóng góp vào công tác QTĐH trong nhà trường.
Cần ban hành các quy định, hướng dẫn phù hợp, đảm bảo đúng quy chế tổ chức trường cao đẳng, nhưng đồng thời cần cụ thể hóa về thành phần, số lượng sinh viên trong các Hội đồng nhà trường, các tổ chức Đoàn thể như: Hội đồng khoa học, Hội đồng xét thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, v.v…
Cần có các chế độ khuyến khích, khen thưởng một cách khách quan, đảm bảo tính công bằng đối với những sinh viên có thành tích đóng góp vào hiệu quả QTĐH trong nhà trường như: cấp học bổng cho các sinh viên có đóng góp trong QTĐH, cấp chứng nhận thành tích tham gia, cho phép kéo dài thời
92
gian học đối với các đại biểu sinh viên tham gia vào QTĐH, hỗ trợ về tài chính, v.v…
Cần có kế hoạch tổ chức các lớp học tập, tuyên truyền về quyền và