Phương pháp phỏng vấn sâu

Một phần của tài liệu Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học (nghiên cứu trường hợp tại Trường CĐSP Gia Lai (Trang 56)

7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

2.2.2.Phương pháp phỏng vấn sâu

Chọn mẫu và thiết kế nội dung phỏng vấn đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong nhà trường và các sinh viên năm thứ 2 trở đi hệ cao đẳng chính quy đang học tập tại trường.

48

Cách thức thực hiện:

Với đề tài: “Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học (Nghiên cứu trường hợp tại Trường CĐSP Gia Lai)”, trong nghiên cứu sử dụng các cách thức chọn mẫu chủ đích và tổ chức phỏng vấn thăm dò đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý và ĐBSV trong ban cán sự lớp các lớp sinh viên năm 2 và năm 3. Sau đó, hoàn thiện phiếu gợi ý phỏng vấn sâu và tiến hành chọn mẫu chủ đích để thực hiện phỏng vấn sâu 12 người là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong nhà trường nhằm thu thập những ý kiến, những phân tích, nhận định và đánh giá của các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong nhà trường. Qua đó, giúp tìm hiểu quan điểm của các cán bộ lãnh đạo, quản lý về vai trò của sinh viên trong QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai. Các khó khăn và trở ngại nào sinh viên có thể gặp phải khi tham gia vào ĐH trong nhà trường. Bên cạnh đó, tìm hiểu sâu thêm các khía cạnh khác của vấn đề nghiên cứu từ các nhà quản trị, quản lý trong nhà trường là hết sức cần thiết. Những thông tin mang tính thăm dò từ nhiều phía sẽ cho nhà nghiên cứu có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về vấn đề cần nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp điều tra bằng phi u khảo sát

Sau khi thực hiện phỏng vấn thăm dò và phân tích tài liệu, kết hợp với khảo sát và phân tích dữ liệu thử nghiệm đã đưa ra được tương đối đầy đủ các chỉ báo về vai trò của sinh viên trong QTĐH. Nghiên cứu được tiến hành với việc xây dựng và hoàn thiện bảng hỏi Likert 5 mức độ[18]

để khảo sát, thu thập thông tin làm cơ sở cho các vấn đề cần đánh giá.

2.3.Tổng thể, kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.3.1. Tổng thể

Tổng thể là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Trường- Khoa- Bộ môn đang công tác và toàn thể sinh viên năm thứ 2 trở đi hệ cao đẳng chính quy đang học tập tại trường CĐSP Gia Lai.

49

2.3.2.1. V i phỏng vấn sâu

Để đảm bảo phiếu khảo sát đo lường định lượng được xây dựng dựa trên các chỉ báo chính xác và đầy đủ, đảm bảo tính khách quan khoa học, đồng thời làm cơ sở đối sánh với kết quả khảo xác định lượng. Nghiên cứu được tiến hành và chọn mẫu mục tiêu để thực hiện phỏng vấn thăm dò đối với 20 ĐBSV là cán sự lớp của các lớp sinh viên từ năm 2 trở đi, và 5 người là các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong nhà trường.

Sau khi thu thập tương đối đầy đủ về cơ sở các chỉ báo định lượng qua nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn thăm dò, nghiên cứu được tiếp tục và tiến hành xây dựng, hoàn thiện phiếu gợi ý phỏng vấn sâu và tiến hành chọn mẫu mục tiêu để phỏng vấn sâu nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong nhà trường. Xác định tổng số cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong nhà trường (từ cấp trường, cấp khoa đến cấp bộ môn) có 24 người gồm có Hiệu Trưởng, Phó hiệu trưởng, Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng các Phòng- Khoa- Ban- Tổ trực thuộc, Bí thư Đoàn thanh nhiên, Ban chấp hành Công đoàn nhà trường, Ban chấp hành Hội sinh viên, Ban chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên. Chọn mẫu chủ đích để thực hiện phỏng vấn sâu đối với 12 người là các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong nhà trường.

2.3.2.2. V i khảo sát định lượng

Xác định tổng số sinh viên năm 2 và năm 3 hệ cao đẳng chính quy đang học tập tại trường CĐSP Gia Lai là 900 SV. Trong đó khóa 2011- 2014 có 469 SV (52%), khóa 2010- 2013 có 431 SV ( 48%).

Sử dụng công cụ tính cỡ mẫu Sample Size Calculator[44]

trực tuyến với tổng thể là 900 SV, sai số chọn mẫu là 5%, độ tin cậy là 95%. Ta có cỡ mẫu là 269 SV. Nhưng xét lại đây là nghiên cứu thu thập dữ liệu tại một thời điểm hiện tại được gọi là cross-sectional study (nghiên cứu tiêu biểu một thời điểm), cùng với điều kiện nghiên cứu được thực hiện tại trường CĐSP Gia

50

Lai là nơi tác giả đang công tác, đối tượng thực hiện khảo sát là sinh viên đang học tập tại trường. Để tăng độ tin cậy của mẫu được chọn, trong nghiên cứu thực hiện tăng 40% cỡ mẫu tính được ban đầu theo công thức 269*40% và có cỡ mẫu chính thức được chọn bằng 377 SV.

Sau khi xác định được cỡ mẫu là n= 377 SV, nghiên cứu được tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo các bước sau:

Bước 1: Lập danh sách 900 SV của 2 khóa theo thứ tự Alphabet. Bước 2: Tính khoảng cách chọn mẫu (hệ số chọn mẫu k), có tổng thể N = 900, cỡ mẫu n = 377. Vậy có hệ số chọn mẫu k = 900/377 là 2,39. Nhưng vì lý do đơn vị mẫu là cá nhân SV nên trong nghiên cứu chọn hệ số chọn mẫu là k =2.

Bước 3: Chọn ngẫu nhiên bắt đầu từ sinh viên có số thứ tự thứ 3 trong danh sách sinh viên đã lập và tiến hành chọn mẫu theo khoảng cách là mỗi phần tử được chọn cách nhau 2 đơn vị tính trong danh sách được lập. Quy trình này được lặp lại cho đến khi chọn đủ số lượng đơn vị của mẫu.

2.4.Mô tả mẫu khảo sát định lượng

Với 377 phiếu khảo sát được phát ra, số phiếu thu về là 377 (100%), trong đó có 17 phiếu có số lượng ô trống nhiều ( > 10%) nên không đạt yêu cầu, số phiếu phù hợp là 360. Như vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là n = 360 (thỏa mãn điều kiện kích thước mẫu cần thiết).

2.5.Công cụ thu thập dữ liệu

2.5.1. Xác định các chỉ báo

Nghiên cứu được tiến hành bắt đầu từ phân tích tài liệu, đến phỏng vấn thăm dò và kết hợp với khảo sát và phân tích dữ liệu thử nghiệm đã đưa ra được tương đối đầy đủ các chỉ báo về mức độ tham gia, mức độ nhận thức của sinh viên và các khó khăn sinh viên thường gặp phải khi tham gia vào các hoạt động QTĐH.

51

Qua nghiên cứu sơ bộ dựa trên cơ sở các lý thuyết đề xuất, đã xác định được 68 chỉ báo để xây dựng bảng hỏi thô. Sau khảo sát và phân tích kết quả thử nghiêm đã loại bỏ 10 chỉ báo và giữ lại 58 chỉ báo để xây dựng công cụ đo lường chính thức gồm:

Quản trị hệ thống tổ chức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ tham gia và mức độ nhận thức của sinh viên trong hoạt động quản trị hệ thống tổ chức được đo bằng 6 chỉ báo sau:

1. Tham vấn về việc xây dựng các mục tiêu, kế hoạch chiến lược của nhà trường

2. Tham vấn về việc xây dựng kế hoạch hằng năm để phát triển đào tạo, khoa học & công nghệ và 3. các hoạt động khác trong nhà trường 3. Tham gia giám sát việc thực hiện các kế hoạch hàng năm của trường

4. Tham gia giám sát các hoạt động của các đơn vị: Phòng, Khoa, Ban và Tổ trực thuộc

5. Tham vấn về các hoạt động tự đánh giá trong nhà trường

6. Tham vấn về các hoạt động trong các tổ chức: Đảng, Đoàn TN, Hội SV,…trong nhà trường có liên quan đến SV.

Quản trị nguồn nhân lực:

Mức độ tham gia và mức độ nhận thức của sinh viên trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực được đo bằng 5 chỉ báo sau:

1. Tham vấn về việc đánh giá cán bộ nhân viên, giảng viên trong nhà trường 2. Tham vấn về việc ra các quyết định khen thưởng - kỷ luật sinh viên 3. Giám sát việc thực hiện các quyết định khen thưởng - kỷ luật SV 4. Tham vấn về việc xây dựng các chính sách như: tham quan, nghỉ phép, nghỉ hè,… của SV

52

5. Tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách như: tham quan, nghỉ phép, nghỉ hè,…của SV

Quản trị hoạt động đào tạo:

Mức độ tham gia và mức độ nhận thức của sinh viên trong hoạt động quản trị hoạt động đào tạo được đo bằng 7 chỉ báo sau:

1. Tham vấn về việc xây dựng các mục tiêu, chương trình đào tạo

2. Tham gia kiểm tra, giám sát việc tổ chức, thực hiện Quy chế đào tạo và các quy định của trường

3. Tham gia kiểm tra, giám sát việc tổ chức, thực hiện các hoạt động giảng dạy của Giảng viên

4. Tham gia kiểm tra, giám sát việc tổ chức, thực hiện các hoạt động học tập của Sinh viên

5. Tham vấn về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý HS-SV các hệ đào tạo tại trường

6. Tham vấn về việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất cần thiết phục vụ công tác giảng dạy và học tập

7. Tham vấn về công tác hướng nghiệp cho SV sau khi tốt nghiệp

Quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ:

Mức độ tham gia và mức độ nhận thức của sinh viên trong hoạt động quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ được đo bằng 3 chỉ báo sau:

1. Tham vấn về việc xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của trường

2. Tham vấn về việc tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của SV

3. Tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của SV

53

Các yếu tố khó khăn, trở ngại:

Các khó khăn trở ngại có ảnh hưởng đến sinh viên khi sinh viên tham gia vào các hoạt động quản trị trong nhà trường được đo bằng 8 chỉ báo sau: 1. Thiếu sự tin tưởng của các bên liên quan như: Cán bộ lãnh đạo- quản lý, Các bộ Nhân viên, Giảng viên,…

2. Chưa có những chế độ, chính sách hợp lý như: cho phép đại biểu SV kéo dài thời gian học tập, miễn giảm một phần học phí, chứng nhận thành tích tham gia quản trị,…

3. Chưa có những qui định cụ thể về vai trò, chức năng, quyền lợi của các đại biểu là SV trong các đơn vị quản trị từ cấp bộ môn cho đến cấp trường 4. Sinh viên còn hạn chế về tầm ảnh hưởng đến việc ra các quyết định liên quan đến SV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Sinh viên còn hạn chế về năng lực nhận thức

6. Sinh viên còn hạn chế về kiến thức quản lí, quản trị 7. Sinh viên còn hạn chế về kinh nghiệm quản lí, quản trị

8. Không có nhiều cơ hội để Sinh viên có thể chia sẻ trách nhiệm trong các hoạt động quản trị đại học

Các đề xuất về giải pháp:

Các đề xuất nhằm khắc phục các khó khăn trở ngại có ảnh hưởng đến sinh viên khi sinh viên tham gia vào các hoạt động quản trị trong nhà trường được đo bằng 8 chỉ báo sau:

1. Sinh viên cần nhận được sự tin tưởng, ủng hộ và giúp đỡ của các bên liên quan như: Cán bộ lãnh đạo- quản lý, Các bộ Nhân viên, Giảng viên,…khi tham gia vào quản trị

2. SV cần phấn đấu, nỗ lực hơn và xóa mặc cảm, tự ti khi tham gia vào các hoạt động quản trị, quản lí trong nhà trường

54

3. Cần có những qui định cụ thể về vai trò, chức năng, quyền lợi của các đại biểu là SV trong các đơn vị quản trị, quản lí từ cấp bộ môn cho đến cấp trường

4. Cần tạo nhiều cơ hội để SV có thể chia sẻ trách nhiệm trong các hoạt động quản trị

5. Sinh viên cần rèn luyện để nâng cao về năng lực nhận thức

6. Sinh viên cần được bồi dưỡng thêm về kiến thức quản lí, quản trị 7. Sinh viên cần được tạo điều kiện để tích lũy kinh nghiệm về quản lí, quản trị

8. Cần có những chế độ, chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho SV tham gia vào công tác quản trị, quản lí nhà trường như: cho phép SV kéo dài thời gian học tập, miễn giảm một phần học phí, có chứng nhận thành tích tham gia,…

2.5.2. Xây dựng phi u khảo sát

Trên cơ sở các chỉ báo xác định được, qua phân tích, thiết kế thang đo, nghiên cứu được tiến hành xây dựng phiếu khảo sát chính thức dùng khảo sát mức độ tham gia, mức độ nhận thức của sinh viên về vai trò của sinh viên trong các hoạt động QTĐH, đồng thời khảo sát về các yếu tố khó khăn, trở ngại có ảnh hưởng đến sự tham gia của sinh viên và các đề xuất về giải pháp khắc phục. Cấu trúc chung của phiếu khảo sát được trình bày ở Bảng 2.1. Cấu phiếu khảo sát

Bảng 2.1. ấu trúc phiếu khảo sát

CẤU TRÚC PHIẾU KHẢO SÁT A. THÔNG TIN CHUNG

Gồm các biến quan sát: Khoa, Khóa học, Giới tính, Số năm tham gia vào Ban cán sự lớp

55

PHẦN I: Khảo sát mức độ tham gia và mức độ nhận thức của sinh viên về vai trò của sinh viên trong các hoạt động quản trị đại học

Mức độ tham gia của SV trong các hoạt động quản trị

 Không bao giờ  Hiếm khi  Thỉnh thoảng Thường xuyên  Rất thường xuyên CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ Nhận thức về vai trò của SV trong các hoạt động quản trị

Hoàn toàn không quan trọng  Không quan trọng  Ít quan trọng  Quan trọng  Rất quan trọng

I. Quản trị hệ thống tổ chức:

- Gồm 6 mục hỏi đo lường mức độ tham gia theo thang đo Linkert 5 mức độ:

 Không bao giờ,  Hiếm khi,  Thỉnh thoảng,  Thường xuyên,  Rất thường xuyên - Gồm 6 mục hỏi đo lường mức độ nhận thức theo thang đo Linkert 5 mức độ:

 Hoàn toàn không quan trọng,  Không quan trọng,  Ít quan trọng,  Quan trọng, 

Rất quan trọng

II. Quản trị nguồn nhân lực:

- Gồm 5 mục hỏi đo lường mức độ tham gia theo thang đo Linkert 5 mức độ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Không bao giờ,  Hiếm khi,  Thỉnh thoảng,  Thường xuyên,  Rất thường xuyên - Gồm 5 mục hỏi đo lường mức độ nhận thức theo thang đo Linkert 5 mức độ:

 Hoàn toàn không quan trọng,  Không quan trọng,  Ít quan trọng,  Quan trọng, 

Rất quan trọng

III. Quản trị hoạt động đào tạo:

- Gồm 7 mục hỏi đo lường mức độ tham gia theo thang đo Linkert 5 mức độ:

 Không bao giờ,  Hiếm khi,  Thỉnh thoảng,  Thường xuyên,  Rất thường xuyên - Gồm 7 mục hỏi đo lường mức độ nhận thức theo thang đo Linkert 5 mức độ:

 Hoàn toàn không quan trọng,  Không quan trọng,  Ít quan trọng,  Quan trọng, 

Rất quan trọng

IV. Quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ:

- Gồm 3 mục hỏi đo lường mức độ tham gia theo thang đo Linkert 5 mức độ:

 Không bao giờ,  Hiếm khi,  Thỉnh thoảng,  Thường xuyên,  Rất thường xuyên - Gồm 3 mục hỏi đo lường mức độ nhận thức theo thang đo Linkert 5 mức độ:

 Hoàn toàn không quan trọng,  Không quan trọng,  Ít quan trọng,  Quan trọng, 

56

PHẦN II: Khảo sát những khó khăn, trở ngại có ảnh hưởng đến sinh viên khi sinh viên tham gia vào các hoạt động quản trị trong nhà trường

- Gồm 8 mục hỏi đo lường mức độ tham gia theo thang đo:  Có,  Không

PHẦN III: Khảo sát các đề xuất để giải quyết những thách thức và khó khăn

- Gồm 8 mục hỏi đo lường mức độ tham gia theo thang đo:  Cần thiết , 

Không cần thiết

2.5.3. Phân tích và đánh giá thang đo

Quá trình xây dựng thang đo định lượng bắt đầu từ nghiên cứu định tính thông qua phương pháp phân tích tài liệu, phỏng vấn thăm dò, đến khảo sát thử nghiệm để xác định rõ ý nghĩa thuật ngữ và nội dung các mục cần hỏi của thang đo. Do vậy, kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, sinh viên hiểu

Một phần của tài liệu Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học (nghiên cứu trường hợp tại Trường CĐSP Gia Lai (Trang 56)