Khái niệm về Lãnh đạo

Một phần của tài liệu Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học (nghiên cứu trường hợp tại Trường CĐSP Gia Lai (Trang 29)

7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

1.2.2.1. Khái niệm về Lãnh đạo

Theo House, R. J., Lãnh đạo ở cấp độ tổ chức có thể được coi là "khả năng một cá nhân có thể ảnh hưởng, khuyến khích và làm cho người khác đóng góp nhiều hơn vào hiệu quả và thành công cuối cùng của tổ chức mà họ đang là thành viên."[30]

Theo R. M. Stogdill (1974)[40], sau khi nghiên cứu các lý thuyết về lãnh đạo, đã kết luận rằng mỗi một học giả khác nhau thì có một cách tiếp cận về lãnh đạo khác nhau. Khái niệm lãnh đạo có thể được tiếp cận dưới góc độ tố chất, dưới góc độ hành vi, dưới góc độ gây ảnh hưởng và có thể được tiếp cận dưới góc độ tương tác qua lại. Như vậy, lãnh đạo đã được phát biểu dưới nhiều góc độ khác nhau với một số khái niệm cụ thể sau:

“Lãnh đạo là hành vi của một cá nhân nào đó nhằm chỉ đạo các hoạt động của một nhóm để thực hiện mục tiêu chung” (Hamphill & Coons, 1957).

“Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng lên các hoạt động của tổ chức nhằm hướng tới các mục tiêu chung” (Rauch & Behling, 1984).

“Lãnh đạo là khả năng một cá nhân có thể ảnh hưởng, khuyến khích và làm cho người khác đóng góp nhiều hơn vào hiệu quả và thành công cuối cùng của tổ chức mà họ đang là thành viên” (House, R. J, Culture, Leadership, and Organizations: The Globe Study of 62 Societies, năm 2004).

21

“Lãnh đạo là khả năng vượt ra khỏi văn hóa hiện thời để khởi thuỷ những thay đổi có tính cách mạng nhưng phù hợp” (E.H. Schein, 1992).

“Lãnh đạo là sự khớp nối tầm nhìn, giá trị cốt lơi, và tạo ra môi trường mà ở đó mọi cái sẽ được thực thi một cách hoàn hảo” (Richards & Engles, 1986).

Một phần của tài liệu Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học (nghiên cứu trường hợp tại Trường CĐSP Gia Lai (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)