Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học

Một phần của tài liệu Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học (nghiên cứu trường hợp tại Trường CĐSP Gia Lai (Trang 26)

7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

1.2.1.2. Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học

Theo quan điểm xã hội học, mọi xã hội với các tổ chức khác nhau đều có cấu trúc phức tạp bao gồm vị trí, vị thế, vai trò xã hội khác nhau được liên kết với nhau thông qua các quan hệ xã hội và tương tác xã hội. Trong các vị thế, vị trí và vai trò xã hội khác nhau đã bao hàm cả vai trò, vị trí và vị thế của cá nhân. Do đó, hiển nhiên mọi quá trình xã hội hoá đều tác động đến các tổ chức, đến các cá nhân và thực chất đó là cơ chế xâm nhập vào quan hệ giữa con người và xã hội. Bởi vậy, để gia nhập vào xã hội một cách tích cực, có ý nghĩa, mỗi cá nhân phải ý thức rõ vị trí, vị thế, vai trò xã hội của mình.[8]

Như vậy, với tổ chức trường ĐH cũng là một tổ chức xã hội, tồn tại các quan hệ xã hội khác nhau, với vai trò và vị thế của các cá nhân khác nhau trong đó có vai trò và vị thế của sinh viên. Nếu mong muốn sinh viên gia nhập vào tổ chức trường ĐH một cách tích cực, có ý nghĩa thì không chỉ mỗi cá nhân sinh viên mà tất cả các cá nhân khác, bộ phận khác cần phải ý thức rõ vị trí, vị thế, vai trò của sinh viên trong tổ chức trường ĐH. Do vậy, trong đề tài tác giả thống nhất cách hiểu về vai trò của sinh viên trong QTĐH là việc từng

18

cá nhân sinh viên thể hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn của mình ở các mức độ khác nhau tùy vào từng hoạt động cụ thể theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, theo các chuẩn mực về vai trò và vị trí của sinh viên trong QTĐH trên thế giới khi sinh viên tham gia đóng góp vào các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai.

Một phần của tài liệu Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học (nghiên cứu trường hợp tại Trường CĐSP Gia Lai (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)