7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
1.2.1.3. Các mức độ tham gia của sinh viên trong quản trị đại học
Trong nghiên cứu, đề xuất sử dụng 3 mức độ tham gia của sinh viên được khuyến nghị tại Hội nghị của 29 bộ trưởng bộ GD các nước Châu Âu diễn ra từ ngày 12-14/6/2003 tại Oslo - Na Uy, nhằm mục đích xác định các mức độ tham của sinh viên trong các hoạt động QTĐH gồm: 1/Tham vấn (advising), 2/ Giám sát (monitoring), 3/ Ra quyết đinh (decision making).[6]
Tham vấn: Có thể hiểu là được lấy ý kiến về một hay nhiều vấn đề
nào đó. Theo tài liệu tập huấn về công tác tham vấn cho trẻ em của Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) - năm 2005 tại Hà Nội “Tham vấn không giống như một cuộc nói chuyện. Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình trong đó nhà tham vấn giúp thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, hiểu và nhìn nhận được nội dung, ý nghĩa, cảm giác và hành vi của họ. Nhà tham vấn không giải quyết vấn đề cho thân chủ”. Như vậy, có thể hiểu người tham vấn sẽ giúp đỡ người được tham vấn cải thiện trạng thái tâm lý của họ. Việc này được xem như một quá trình giúp người được tham vấn có những lựa chọn, tính toán và ra các quyết định hành động phù hợp hơn so với trước khi tham vấn nhằm giúp họ có thể đương đầu và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống của họ một cách có hiệu quả.
Trong QTĐH, người tham vấn ở đây được hiểu chính là sinh viên, còn nhà tham vấn chính là các cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà quản trị trong trường ĐH. Thông quan các hoạt động tham vấn sinh viên, sẽ giúp cho các nhà
19
quản trị, quản lý có thêm những lựa chọn, tính toán trong việc ra các quyết định, quyết sách trong phạm vi trường ĐH hợp lý và hiệu quả hơn.
Giám sát: Có thể định nghĩa là một chức năng được thực hiện một cách liên tục nhằm cung cấp cho nhà quản trị các cấp và các bên có liên quan các dấu hiệu về tác động thành công hoặc không thành công ban đầu của các hoạt động, kế hoạch, chương trình đang triển khai. Quá trình giám sát giúp các tổ chức theo dõi những thành quả thông qua việc thường xuyên thu thập thông tin để kịp thời hỗ trợ việc ra quyết định, đảm bảo việc giải trình trách nhiệm và tạo nền tảng cho việc đánh giá và rút kinh nghiệm.
Trong nghiên cứu này, thống nhất cách hiểu giám sát là việc sinh viên kết hợp với các bộ phận có liên quan trong trường ĐH thực hiện việc thu thập và phân tích các thông tin về việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch chiến lược cũng nhưng những mục tiêu, kế hoạch và các hoạt động đào tạo, nghiên cứu hằng năm trong nhà trường. Qua những thông tin thu thập được sẽ giúp các nhà có chức trách trong nhà trường kịp thời ra các quyết định đầy đủ cơ sở khoa học và tạo nền tảng cho việc đánh giá, rút kinh nghiệm những hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong nhà trường ĐH.
Ra quyết định: Là một trách nhiệm chính yếu của các nhà quản trị
các cấp trong trường ĐH, bởi chất lượng của các quyết định không chỉ thể hiện sự thành công hay thất bại của bản thân nhà quản trị mà là sự thành công hay thất bại của cả tổ chức, không là ngoại lệ với tổ chức trường ĐH . Do vậy, đòi hỏi nhà quản trị phải cân nhắc trước khi ra quyết định, phải thu thập đầy đủ, kịp thời và có chọn lọc các thông tin. Như vậy, ra quyết định được hiểu “là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một chương trình hành động thích hợp trong số nhiều chương trình hành động khác nhau”.[7]
Trong nghiên cứu này, tác giả thống nhất cách hiểu vai trò ra quyết định của sinh viên chính là việc sinh viên với năng lực nhận thức, những hiểu
20
biết và kinh nghiệm của bản thân có thể lựa chọn các đóng góp chính xác vào nội hàm của các khái niệm trong các quyết định do nhà quản lý đưa ra thông qua việc cung cấp kịp thời, đầy đủ và có chọn lọc các thông tin về các hoạt động mà sinh viên có tham gia. Từ đó, trong giới hạn về quyền và nghĩa vụ của mình sinh viên có thể lựa chọn các đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc ra các quyết định có liên quan trong phạm vi trường ĐH.