Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học (nghiên cứu trường hợp tại Trường CĐSP Gia Lai (Trang 71)

7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

2.5.3.2. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các mục hỏi trong phiếu khảo sát. Thang đo được chấp nhận khi hệ số CronbachAlpha đạt từ 0,6 trở lên. [3]

Sau khi phân tích dữ liệu có kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở bảng 4.13 (Phụ lục 4, trang 112) với hệ số Cronbach’s Alpha ở tất cả các mục hỏi đều bằng 0,67 (0,67 > 0,6). Vậy kết luận: Kết quả phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha là đủ lớn, thang đo có độ tin cậy và có thể chấp nhận sử dụng cho các nghiên cứu khảo sát, phân tích tiếp theo.

2.6.Qui tr nh thu thập dữ liệu và xử lý số liệu

Bước 1: Thực hiện phỏng vấn thăm dò đối với 5 người là các cán bộ

lãnh đạo, quản lý đang công tác và 20 ĐBSV là cán sự lớp sinh viên năm thứ 2 trở đi hệ cao đẳng chính quy đang học tại trường để làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi khảo sát định lượng và phiếu gợi ý phỏng vấn sâu nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong nhà trường.

Bước 2: Xây dựng bảng hỏi Likert 5 mức độ[9]

để thu thập thông tin định lượng về các vấn đề cần đánh giá. Sau đó, tác giả tiến hành khảo sát định lượng và lấy ý kiến đóng góp trực tiếp của 50 SV được chọn chủ đích từ các sinh viên năm thứ 2 trở đi của các lớp hệ cao đẳng chính quy đang học tập tại trường. Qua đó, nhằm kiểm tra mức độ hiểu của sinh viên về từng tiêu chuẩn/tiêu chí, từng nội dung đánh giá trong phiếu khảo sát.

Bước 3: Sau khi thu thập các ý kiến đóng góp, khảo sát định lượng và

chạy kết quả thử nghiệm (50 phiếu), tác giả tiếp tục hoàn tất việc hiệu chỉnh, hoàn thiện phiếu khảo sát định lượng và hoàn thiện phiếu gợi ý phỏng vấn sâu nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong nhà trường. Sau đó, tác giả trực

63

tiếp tiến hành phát phiếu khảo sát định lượng đối với sinh viên năm thứ 2 trở đi theo mẫu đã chọn, thời gian khảo sát được tiến hành trong 15 ngày.

Bước 4: Tiếp tục thực hiện phỏng vấn sâu đối với 12 cán bộ lãnh đạo,

quản lý cấp Trường, cấp Khoa và cấp Bộ môn để thu thập thông tin định tính và các dữ kiện có liên quan đến đề tài.

Bước 5: Sử dụng chương trình SPSS 17 và Excel 2007 để nhập liệu,

xử lý dữ liệu phục vụ viết báo cáo theo yêu cầu của luận văn.

Hình 2.1. Quy tr nh nghiên cứu

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, giới thiệu sơ lược về trường hợp nghiên cứu, đặc điểm các phương pháp nghiên cứu, giới thiệu về tổng thể, kích thước mẫu, phương pháp chọn mẫu và quy trình thu thập, xử lý dữ liệu nhằm giải quyết tốt các vấn đề nghiên cứu đặt ra.

Cơ sở lý thuyết Các chỉ báo Bảng hỏi thô

và gợi ý PV

Nghiên cứu sơ bộ:

Phát bảng hỏi thăm dò và pnỏng vấn sơ bộ Điều chỉnh Bảng hỏi thử nghiệm Điều tra thử nghiệm

Hoàn thiện bảng hỏi và gợi ý PV sâu

Khảo sát chính thức Kiểm định thang đo Xử lý và phân tích

64

Chương 3

SỰ THAM GIA CỦA SINH VIÊN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG CĐSP GIA LAI

3.1.Kết quả phỏng vấn sâu nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trường,

cấp khoa và cấp bộ môn trong nhà trường

Trong nghiên cứu, thực hiện phỏng vấn sâu 12 người là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong nhà trường nhằm thu thập những ý kiến, những phân tích, nhận định và đánh giá của các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong nhà trường xoay quanh một số các nội dung như: quyền và khả năng của sinh viên trong các hoạt động QTĐH; thực tế vấn đề sinh viên tham gia QTĐH trong nhà trường hiện nay; những lợi ích mạng lại nếu sinh viên tham gia vào quản trị nhà trường; tìm hiểu một số các khó khăn trở ngại; một số các giải pháp khắc phục.

Qua phỏng vấn sâu, giúp nhà nghiên cứu nắm bắt được quan điểm của các cán bộ lãnh đạo, quản lý về vai trò của sinh viên trong QTĐH, các khó khăn và trở ngại sinh viên có thể gặp phải khi tham gia vào QTĐH trong trường. Bên cạnh đó, phỏng vấn sâu còn giúp tìm hiểu, khám phá sâu các chiều cạnh khác nhau về vấn đề vai trò của sinh viên trong ĐH. Kết quả phân tích dữ liệu từ băng ghi âm phỏng vấn sâu nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý (12 người) các cấp trong nhà trường cụ thể như sau:

Khi được phỏng vấn về quyền và khả năng tham gia đóng góp của sinh viên vào các hoạt động quản trị trong nhà trường, có 12/12 ý kiến (100%) cho rằng sinh viên là một bên có liên quan đến các lợi ích trong phạm vi nhà trường, vì vậy SV cũng chịu trách nhiệm trong việc xây dựng phát triển nhà trường. Người học hoàn toàn có quyền tham gia vào các hoạt động quản trị trong nhà trường, sinh viên có đủ năng lực nhận thức, có trình độ kiến thức cũng như

65

kinh nghiệm để có thể tham gia vào các hoạt động nói chung, các hoạt động quản trị nói riêng trong nhà trường.

Khi được phỏng vấn về quyền và khả năng tham gia đóng góp của sinh viên vào các hoạt động quản trị trong nhà trường, có 12/12 ý kiến (100%) cho rằng sinh viên là một bên có liên quan đến các lợi ích trong phạm vi nhà trường, vì vậy sinh viên cũng chịu trách nhiệm trong việc xây dựng phát triển nhà trường. Sinh viên hoàn toàn có quyền và có đủ năng lực nhận thức, kiến thức cũng như kinh nghiệm để có thể tham gia vào các hoạt động nói chung, các hoạt động quản trị trong nhà trường nói riêng.

Có 10/12 ý kiến (83,33%) cho rằng việc sinh viên tham gia vào các hoạt động quản trị nhà trường là quan trọng. Theo các ý kiến, nếu xét theo quan điểm trường ĐH là một tổ chức dân chủ, là nơi cung ứng dịch vụ thì sinh viên có đầy đủ vai trò, vị trí và vị thế trong tổ chức nên những đóng góp của sinh viên là không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển các tổ chức trường ĐH. Có 2/12 ý kiến (16,66%) cho rằng chưa hoặc ít cần thiết phải có sự tham gia của sinh viên vào công tác tổ chức, quản lý nhà trường.

Khi được phỏng vấn về thực tế sự tham gia của sinh viên trong các hoạt động quản trị tại trường CĐSP Gia Lai hiện nay như thế nào? Có 10/12 ý kiến (83.33%) cho rằng sinh viên có tham gia trong hầu hết các hoạt động quản trị trong nhà trường có liên quan đến người học. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau nên những đóng góp của sinh viên là không đáng kể và vai trò của họ là tương đối mờ nhạt.

Khi được phỏng vấn về những lợi ích, những ảnh hưởng tích cực có thể mang lại đối với hiệu quả quản lý, quản trị trong nhà trường từ sự tham gia vào các hoạt động quản trị của sinh viên. Kết quả có 11/12 ý kiến (91.67%) cho rằng: nếu sinh viên có cơ hội tham gia vào các hoạt động quản trị nhà trường thì trước hết nó phát huy được tính dân chủ và tạo ra động lực để các cá

66

nhân trong tổ chức tự giác tham gia đóng góp, xây dựng phát triển nhà trường. Bên cạnh đó, việc chấp nhận sinh viên tham gia vào các hoạt động QTĐH là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội học tập, rèn luyện để phát triển năng lực xã hội, năng lực công dân của chính mình và đây chính là một trong những mục tiêu của giáo dục hiện đại.

Khi được phỏng vấn về những khó khăn, trở ngại sinh viên thường gặp phải khi tham gia vào các hoạt động quản lý, quản trị trong nhà trường. Có 12/12 ý kiến (100%) cho rằng sinh viên gặp không ít khó khăn khi tham gia vào công tác quản trị trong nhà trường. Trong số những khó khăn được nêu ra, có không ít các khó khăn do các yếu tố khách quan, nhưng cũng có một số khó khăn xuất phát từ chính bản thân người học. Kết quả trả lời xoay quanh một số các khó khăn về khách quan như: Chưa có những qui định cụ thể về vai trò, chức năng và quyền lợi của sinh viên trong các đơn vị quản trị từ cấp bộ môn cho đến cấp trường; Chưa có những chế độ, chính sách hợp lý về lâu dài cũng như ngắn hạn để khuyến khích sự tham của sinh viên trong các hoạt động QTĐH; Không có nhiều cơ hội để sinh viên có thể chia sẻ trách nhiệm trong các hoạt động quản trị trong nhà trường; sinh viên hầu như chưa nhận được sự tin tưởng của các bên liên quan như cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ nhân viên, giảng viên, v.v…Bên cạnh đó, các khó khăn xuất phát từ phía người học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc sinh viên tham gia vào QTĐH như: sinh viên còn hạn chế về năng lực nhận thức, về kiến thức quản trị; sinh viên còn hạn chế về kinh nghiệm quản lý, quản trị; sinh viên còn thiếu tự tin; sinh viên còn hạn chế về tầm ảnh hưởng đến việc ra các quyết định liên quan đến sinh viên.v.v…

Cuối cùng, khi được phỏng vấn làm thế nào để có thể tạo cơ hôi cho sinh viên tham gia nhiều hơn vào công tác quản trị trong nhà trường, đa số người được phỏng vấn đều cho rằng cần phải có định hướng lâu dài và các kế

67

hoạch cụ thể về vấn đề sinh viên tham gia công tác quả lý nhà trường. Cần có các giải pháp thiết thực, gắn liền những hạn chế đã nêu ra để nhằm đề ra các giải pháp khắc phục những khó khăn chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc sinh viên tham gia vào công việc đóng góp xây dựng và phát triển nhà trường.

3.2. Mức độ tham gia thực tế và mức độ nhận thức của sinh viên về vai

trò sinh viên trong các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai

3.2.1. Quản trị hệ thống tổ chức

3.2.1.1. Mức độ tham gia của sinh viên trong quản trị hệ thống tổ chức

H nh 3.1. Biểu đồ mức độ tham gia của sinh viên trong các hoạt động quản trị hệ thống tổ chức

68

Số liệu ở Hình 3.1 & Bảng 5.1 (Phụ lục 5, trang 114) cho thấy, trong thực tế công tác quản trị tại trường CĐSP Gia Lai, sinh viên có tham gia trong hầu hết các hoạt động quản trị thống tổ chức. Trong sáu hoạt động của quản trị hệ thống tổ chức, mức độ tham gia và đóng góp của sinh viên là ở mức rất thấp, trong một số các hoạt động sinh viên hầu như không bao giờ được tham gia. Trong hoạt động Tham vấn về các hoạt động trong các tổ chức: Đảng, Đoàn TN, Hội S ,v.v… trong nhà trường có liên quan đến S , mức độ tham gia của sinh viên là cao hơn và thường xuyên hơn so với các hoạt động còn lại.

3.2.1.2. Nhận thức của sinh viên về vai trò của sinh viên trong quản

trị hệ thống tổ chức

Hình 3.2. Biểu đồ nhận thức của sinh viên về vai trò của sinh viên trong từng hoạt động quản trị hệ thống tổ chức

69

Số liệu ở Hình 3.2 & Bảng 5.2 (Phụ lục 5, trang115) cho thấy, mặc dù trong thực tế tại trường CĐSP Gia Lai, sinh viên rất hiếm khi được tham gia vào các hoạt động quản trị hệ thống tổ chức. Tuy nhiên, nhận thức của sinh viên về vai trò của bản thân họ trong hầu hết các hoạt động quản trị hệ thống tổ

70

chức là quan trọng đến rất quan trọng. Kết quả thống kê cho thấy, có trên 50% sinh viên cho rằng họ có vai trò rất quan trọng, có hoạt động có đến trên 60% sinh viên được khảo sát cho rằng họ cần có vai trò rất quan trọng như các hoạt động; Tham vấn về việc xây dựng các mục tiêu, kế hoạch chiến lược của nhà trường; hay hoạt động Tham vấn về việc xây dựng kế hoạch hàng năm để phát triển đào tạo, khoa học & công nghệ và các hoạt động khác trong nhà trường.

3.2.1.3. Sự khác nhau giữa mức độ tham gia của sinh viên trong thực t và nhận thức của sinh viên về vai trò sinh viên trong các hoạt động quản trị hệ thống tổ chức

Hình 3.3. Biểu đồ so sánh sự khác nhau giữa mức độ tham gia trong thực tế và mức độ nhận thức của sinh viên về vai trò của sinh viên trong quản trị hệ

thống tổ chức

Số liệu ở Hình 3.3 và Bảng 5.3 ( Phụ lục 5, trang 116) cho ta thấy, trong thực tế mức độ tham gia, đóng góp của sinh viên vào quản trị hệ thống tổ chức là rất thấp (mean =1,72), vì vậy sự đóng góp và thể hiện vai trò của sinh viên là không đáng kể. Tuy nhiên, đa số sinh viên đều cho rằng sinh viên cần có vai trò quan trọng đến rất quan trọng trong các hoạt động quản trị hệ thống tổ chức (mean= 4,02).

71

3.2.2. Quản trị ngu n nhân lực

3.2.2.1. Mức độ tham gia của sinh viên trong quản trị ngu n nhân lực

Hình 3.4. Biểu đồ mức độ tham gia của sinh viên trong các hoạt động quản trị nguồn nhân lực

72

Số liệu ở Hình 3.4 & Bảng 5.4 (Phụ lục 5, trang 116) cho thấy, trong thực tế hoạt động quản trị tại trường CĐSP Gia Lai, sinh viên có tham gia trong hầu hết các hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Tuy nhiên, mức độ tham gia của sinh viên trong các hoạt động của quản trị nguồn nhân lực là rất thấp, vì vậy sự đóng góp của sinh viên là không đáng kể. Trong từng hoạt động của quản trị nguồn nhân lực luôn có trên 50% số sinh viên được khảo sát cho rằng họ không bao giờ hoặc hiếm khi được tham gia. Chỉ có một số ít sinh viên được khảo sát cho rằng thỉnh thoảng họ được tham gia các hoạt động quản trị nguồn nhân lực (dưới 20% trong mỗi hoạt động).

3.2.2.2. Nhận thức của sinh viên về vai trò của sinh viên trong quản

trị ngu n nhân lực

Hình 3.5. Biểu đồ mức độ nhận thức của sinh viên về vai trò của sinh viên trong các hoạt động quản trị nguồn nhân lực

73

Số liệu ở Hình 3.5 & Bảng 5.5 ( Phụ lục 5, trang 117) cho thấy đa số sinh viên đều cho rằng họ cần có vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động quản trị nguồn nhân lực.Trong quản trị nguồn nhân lực, có khoảng 50% SV cho rằng họ có vai trò quan trọng đến rất quan trọng trong từng hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Chỉ có một số rất ít sinh viên cho rằng vai trò của bản thân họ là không quan trọng hoặc ít quan trọng trong các hoạt động quản trị nguồn nhân lực.

74

3.2.2.3. Sự khác nhau giữa mức độ tham gia của sinh viên trong thực t và mức độ nhận thức của sinh viên về vai trò của sinh viên trong các hoạt động quản trị ngu n nhân lực

Hình 3.6. Biểu đồ so sánh sự khác nhau giữa mức độ tham gia trong thực tế và mức độ nhận thức của sinh viên về vai trò của sinh viên trong quản trị

nguồn nhân lực

Số liệu ở Hình 3.6 và Bảng 5.6 (Phụ lục 5, trang 118) cho ta thấy trong thực tế mức độ tham gia, đóng góp của sinh viên vào quản trị nguồn nhân lực là rất thấp (mean =1,75). Tuy nhiên, đa số sinh viên nhận thức về tầm quan trọng của sinh viên trong quản trị nguồn nhân lực là quan trọng đến rất quan trọng (mean= 3,81).

Cũng giống như trong hoạt động quản trị hệ thống tổ chức, trong quản trị nguồn nhân lực sinh viên hiếm khi được tham gia vào các hoạt động quản trị và vì vậy vai trò, sự đóng góp của sinh viên là không đáng kể. Kết quả khảo sát có hơn 50% SV cho rằng họ cần có vai trò quan trọng trong từng hoạt động của quản trị nguồn nhân lực. Trong một số hoạt động, có đến hơn 70% SV được khảo sát đã cho rằng họ có vai trò quan trọng và rất quan trọng như; Hoạt động Tham vấn về việc đánh giá cán bộ nhân viên, giảng

75

viên trong nhà trường, hay hoạt động Tham vấn về việc ra các quyết định

Một phần của tài liệu Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học (nghiên cứu trường hợp tại Trường CĐSP Gia Lai (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)