Đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh của các hình thức chovay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam -chi nhánh Hưng Yên (Trang 43)

nhân

Chi nhánh cần mở rộng các sản phẩm cho vay KHCN cả về mục đích cho vay, về phương thức trả nợ, phương thức cho vay và nên đa dạng hoá các lãi suất cho vay. Hiện nay, chi nhánh đã triển khai một số nhu cầu vay vốn như nhu cầu vay mua nhà ở, nhu cầu vay đi du học, hình thức cho vay theo thẻ tín dụng, trên địa bàn có nhiều nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động đã được triển khai nhưng số lượng chưa tương xứng với quy mô của CN. Điều này đã làm giảm tính đa dạng hoá các sản phẩm cho vay KHCN, đồng thời cũng làm giảm tính cạnh tranh của hình thức cho vay này.

Đối với cho vay đi du học, khách hàng chỉ cần chứng minh khả năng tài chính của mình đủ khả năng trả nợ (có thu nhập cao và ổn định, có tài sản đảm bảo) là chi nhánh có thể cho vay vốn trang trải chi phí sinh hoạt và học tập. Do vậy, đây là một hình thức cho vay khá đơn giản, chi nhánh nên triển khai hình thức này nhiều hơn nữa để có thể tăng thêm doanh số cho vay KHCN.

Đối với cho vay mua nhà ở, mua ô tô có phức tạp hơn khi chi nhánh cần có quan hệ với doanh nghiệp, chính quyền cũng như ban quản lý tại địa phương, chi nhánh sẽ phối hợp với bên liên quan, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ, thủ tục vay vốn, đôn đốc trả nợ.

Triển khai được hoạt động cho vay này sẽ làm tăng thêm doanh số cho vay KHCN và tạo điều kiện thuận lợi để triển khai việc phát triển cho vay KHCN của chi nhánh. Hình thức cho vay theo thẻ tín dụng, cho vay thấu chi cũng đã được chi nhánh triển khai nhưng chưa nhiều mặc dù hiện nay nhu cầu vay thấu chi của người dân là rất cao. Quy trình cho vay thấu chi theo thẻ tín dụng cũng khá đơn giản (chỉ cần khách hàng có thu nhập ổn định và có tài sản đảm bảo là có thể xem xét cho vay trong hạn mức). Chi nhánh cần xem xét triển khai hình thức này nhiều hơn nữa trước hết là ở một bộ phận cán bộ công nhân viên của chi nhánh. Sau đó, sẽ bám sát tình hình thực tế, ghi nhận các vướng mắc phát sinh để từ đó hoàn thiện và đưa sản phẩm ra áp dụng rộng rãi hơn. Toàn bộ các hình thức cho vay KHCN của chi nhánh là cho vay trực tiếp tức là khách hàng có nhu cầu vay vốn thì trực tiếp đến ngân hàng, trình bày yêu cầu vay vốn và hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Với hình thức vay này, chi nhánh chưa khai thác hết được tiềm năng của thị trường cho vay KHCN mà chủ yếu là cho vay sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, để có thể phát triển hoạt động cho vay KHCN, chi nhánh cần kết hợp thêm với hình thức cho vay gián tiếp. Theo đó, chi nhánh sẽ thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp bán lẻ như doanh nghiệp bán lẻ ô tô, các chủ dự án đầu tư sau khi xác định được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng, đồng thời đánh giá tốt về khả năng chi trả của họ, ngân hàng sẽ kí hợp đồng tín dụng với khách hàng, sau đó khách hàng sẽ mua hàng, người bán tập trung các hoá đơn bán hàng gửi lên ngân hàng đề nghị thanh toán, và bước cuối cùng là chi nhánh thu nợ của khách hàng. Hoặc trong trường hợp có một nhóm khách hàng vay vốn để sản xuất

một sản phẩm thủ công nào đó, ngân hàng có thể cho vay thông qua một người trung gian (thường là người đứng đầu nhóm, tổ, hội), tức là chuyển một vài khâu của hoạt động chovay sang các tổ chức trung gian này như thu nợ, phát tiền vay,...Hình thức này rất thích hợp trong trường hợp một thành viên nào đó trong nhóm không có tài sản đảm bảo, các thành viên còn lại có thể đứng ra đảm bảo cho thành viên đó, đồng thời nó cũng tiết kiệm được thời gian giao dịchgiữa ngân hàng với khách hàng. Nếu triển khai tốt hình thức cho vay này thì chi nhánh sẽ dễ dàng tăng thêm doanh số cho vay. Đối với các hình thức cho vay truyền thống của ngân hàng (bao gồm cho vay để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh,) ngân hàng cũng cần linh hoạt hơn trong qui trình cho vay để thuyết phục khách hàng vay vốn ngân hàng và từ đó họ sẽ thu hút thêm các khách hàng mới đến với ngân hàng. Từ đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược phát triển cho vay KHCN của chi nhánh.

Ngoài ra, chi nhánh nên thực hiện đa dạng hoá các phương thức trả nợ cho phù hợp với kì thu nhập của khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc chi trả vốn và lãi vay. Hiện nay, chi nhánh chủ yếu áp dụng hình thức thu nợ theo trả lãi hàng tháng, gốc trả cuối kỳ, nhưng hình thức này không thể phù hợp với tất cả đại bộ phận khách hàng, do vậy chi nhánh cần điều chỉnh kì thu nợ cho phù hợp để giúp khách hàng cảm thấy thuận tiện khi vay vốn của chi nhánh.. Tuỳ vào uy tín của khách hàng, khả năng tài chính, giá trị tài sản đảm bảo mà chi nhánh có thể xem xét để giảm lãi suất cho khách hàng. Nếu thực hiện tốt những công việc như trên thì chi nhánh sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển cho vay KHCN và hoàn thành kế hoạch cho vay đã đề ra.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam -chi nhánh Hưng Yên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w