VTV4 sử dụng lại nhiều tin và phóng sự từ các nguồn khác nên thông

Một phần của tài liệu Vấn đề xản suất tin và phóng sự trên kênh truyền hình đối ngoại VTV4 (Trang 68)

Trong mục 2.5, khảo sát cho thấy VTV4 sử dụng đến hơn 70% tin, phóng sự từ các nguồn khác như VTV1: 59%; 15% là từ các đài truyền hình địa phương, Thông tấn xã Việt Nam, các cộng tác viên ở nước ngoài… Những nguồn này chủ yếu phục vụ đối tượng công chúng trong nước. “Muốn hoạt động báo chí có hiệu quả thì nhất thiết người làm báo phải biết đến công chúng của mình, coi họ như đối tượng phục vụ đặc biệt, đồng thời qua họ để biết những nhu cầu thông tin mà họ cần, từ đó có biện pháp thực sự đáp ứng mối quan tâm đó của công chúng”[30, tr.182]. Người Việt Nam ở nước ngoài -nhóm công chúng chủ yếu của VTV4- có những đặc điểm riêng (xem mục 1.2.2) từ hoàn cảnh sinh sống, quan điểm chính trị, nhận thức, trình độ học vấn…có thái độ tiếp nhận và mối quan tâm đối với các kênh

66

thông tin không giống với đối tượng công chúng trong nước. Chính vì vậy, các thông tin dành cho khán giả trong nước khó có thể đáp ứng đúng mối quan tâm của khán giả kiều bào. Dù có qua công đoạn biên tập lại cho phù hợp với tiêu chí của VTV4, nhưng phần lớn những tin bài từ các nguồn khác, về nội dung lẫn hình thức, vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng nhu cầu và tâm lý tiếp nhận của công chúng của VTV4. Việc cung cấp cho khán giả “cái mình có” chứ chưa phải là “cái khán giả cần” như cách làm hiện nay của VTV4 phần nào làm giảm hiệu quả hoạt động của một kênh truyền hình đối ngoại.

Thực trạng VTV4 chưa chủ động được trong việc sản xuất tin bài là do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề cơ chế hoạt động và mức độ đầu tư cho VTV4 chưa phù hợp. Theo nguồn từ VTV4, hiện nay mỗi bản tin của VTV4 có hạn ngạch sản xuất mới một tin, bài (bị khống chế do mức kinh phí sản xuất được cấp theo từng năm), tức là VTV4 được phép sản xuất mới 10 tin, bài/ngày. Nhưng thực tế, VTV4 hiện vẫn chưa dùng hết hạn nghạch này do hạn chế về nhân sự. Hiện nay, VTV4 phát sóng 24 giờ/ ngày, ngoài sản xuất tin tức (7 bản tin tiếng Việt, 3 bản tin tiếng Anh, 1 bản tin tiếng Pháp, 1 bản tin tiếng Trung, 1 bản tin tiếng Nga), đội ngũ VTV4 còn phải thực hiện nhiều chuyên mục khác trong ngày, để đảm bảo nhu cầu phát sóng. VTV4 hiện có gần 200 người, với hơn 100 phóng viên-biên tập. Lực lượng nhân sự này rõ ràng chưa thể đáp ứng yêu cầu sản xuất của một kênh truyền hình đối ngoại có thời lượng và diện phủ sóng lớn như VTV4.

Ngoài hạn chế về nhân sự, hạ tầng thiết bị, kỹ thuật của VTV4 hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. VTV4 hiện có riêng 10 máy quay phim, 2 trường quay, 4 phòng dựng, 5 xe ô tô. Trong điều kiện đặc biệt, có thể yêu cầu trung tâm sản xuất của Đài truyền hình Việt Nam điều động xe và thiết bị chung. Với yêu cầu lớn về nội dung tuyên truyền như của VTV4 hiện nay thì sự đầu tư về thiết bị, kỹ thuật như thế này là chưa tương xứng.

Để tìm hiểu về mức độ VTV4 đáp ứng nhu cầu tin tức cho khán giả, khi thăm dò ý kiến khán giả, chúng tôi đặt câu hỏi: “Tin tức, phóng sự VTV4 đáp ứng

67

nhu cầu của quý vị về tin tức trong nước và quốc tế như thế nào?”, câu trả lời như sau:

Bảng 3.1. Mức độ đáp ứng nhu cầu khán giả của tin, phóng sự VTV4

Mức độ Tỷ lệ % Rất tốt 2 Tốt 26 Bình thường 17 Chưa tốt 21 Không có ý kiến 16 Nguồn: Khảo sát tháng 8-2012

Từ bảng 3.1 cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu khán giả của tin và phóng sự VTV4 là: mức rất tốt: 2%, tốt là 28%, bình thường: 17%, trung bình số khán giả bằng lòng với mức độ đáp ứng thông tin là 47%. Tuy nhiên, số khán giả cho rằng tin và phóng sự VTV4 chưa đáp ứng tốt nhu cầu của họ vẫn chiếm tỷ lệ khá cao là 21%, không có ý kiến là 16%. Như vậy, để tin và phóng sự VTV4 thực sự thuyết phục được công chúng, điều kiện tiên quyết là VTV4 phải “ đo ni đóng giày”, chủ động sản xuất tin bài riêng có nội dung và hình thức phù hợp với nhu cầu của đối tượng công chúng người Việt Nam ở nước ngoài.

3.1.3. Cách thể hiện tin tức và phóng sự còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với tâm lý tiếp nhận của đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài

Kiều bào đa phần sống ở những nước phát triển, có ngành truyền thông phát triển ở mức độ cao, với nghiệp vụ báo chí chuyên nghiệp, tinh xảo và phương tiện kỹ thuật làm báo hiện đại. Khán giả người Việt Nam ở nước ngoài đứng giữa một bên là các kênh truyền hình sở tại và một bên là VTV4, họ phải cân nhắc nên xem cái gì với khoảng thời gian ít ỏi dành cho việc xem truyền hình. Tin tức trên các kênh truyền hình sở tại vốn có nhiều lợi thế như: nội dung gần gũi với đời sống hiện tại của kiều bào, hình thức thể hiện hấp dẫn, điều kiện xem rất thuận tiện cứ bật tivi lên là có ngay các chương trình yêu thích. Trong khi đó, tin và phóng sự trên VTV4 còn nhiều hạn chế về nội dung và thể hiện, hơn nữa nhiều nơi lại gặp khó khăn

68

trong việc thu tín hiệu. Nội dung thông tin của tin và phóng sự VTV4 có những điểm mạnh và điểm yếu như đã phân tích ở trên. Riêng về vấn đề kỹ thuật thể hiện, chúng tôi nhận thấy tin và phóng sự VTV4 còn một số hạn chế như sau:

Về thông tin đồ họa: “Nhờ ngôn ngữ tạo hình riêng biệt, thông tin đồ họa còn

có khả năng diễn đạt chi tiết, sắp xếp hài hòa có ý đồ về nội dung và hình thức…Thông tin đồ họa giúp người tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng”[21, tr. 237]. Đó cũng là lý do thông tin đồ họa được sử dụng nhiều trong các nền báo chí phát triển. “ Một số kênh truyền hình sử dụng mạnh mẽ phương pháp tin học-đồ họa, và quay hình video. Chẳng hạn như hãng BBC ở Anh…đã xây dựng mỗi ngày ít nhất hai phóng sự bằng tin học-đồ họa hoặc video-đồ họa”.[41, tr.76]. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ sử dụng đồ họa trong tin tức và phóng sự của VTV4 còn rất hạn chế.

Bảng 3.2. Mức độ sử dụng đồ họa trong tin và phóng sự VTV4

Khi khảo sát chúng tôi dùng 5 thang đo từ mức 1-kém đến 5-xuất sắc. Kết

quả cho thấy mức 1 và 2 chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 16% và 71%, với thông tin đồ họa chỉ ở mức đơn giản nhất là đánh chữ trên một nền màu đứng im hay chuyển động, có thể có biểu tượng chương trình (logo), thể hiện tít, tên phóng viên hiện dẫn và người trả lời phỏng vấn. Mức 3 chỉ đạt 9% và mức 4-tốt chỉ có 4 %. Trong quyển

69

Ngôn ngữ báo chí, tác giả Vũ Quang Hào có viết: “…thông tin phi văn tự chỉ là

kênh thông tin phụ của báo chí…Tuy nhiên, nếu chỉ vì thế mà không đánh giá đúng vai trò của nó và không khai thác nó trong việc cung cấp thông tin thì chúng ta để phí một phương tiện vốn có có thể gia tăng hiệu quả báo chí”[21, tr.239].

Lý giải vì sao VTV4 lại ít dùng thông tin đồ họa trong tin và phóng sự, chúng tôi thấy có mấy điểm sau: Thứ nhất, đội ngũ sản xuất chưa đánh giá đúng vai trò của thông tin đồ họa, xem nó như hình thức trang trí, có cũng được không có cũng được. Thứ hai, việc khai thác thông tin đồ họa cũng gặp khó khăn do đòi hỏi người làm phải có chuyên môn kỹ thuật, phóng viên thường không tự làm được mà phải nhờ vào kỹ thuật viên, mất nhiều thời gian và phiền phức hơn. Việc ít sử dụng đồ họa, ngay cả trong thông tin kinh tế vốn có nhiều số liệu, hay trong các thông tin thiên tai, thời tiết cần nhiều bản đồ, sơ đồ cũng làm cho tin tức VTV4 đơn điệu, chưa phù hợp với thị hiếu của công chúng người Việt Nam ở nước ngoài vốn quen với thông tin đồ hoạ từ các đài nước ngoài.

Về người dẫn tin tức. Ở những nước có nền báo chí phát triển, người dẫn tin

tức trên truyền hình được xem như bộ mặt của kênh truyền hình, một dạng “thương hiệu” của kênh truyền hình đó, vì họ là những chuyên gia giỏi về chính trị cũng như về chuyên môn, thu hút được sự yêu thích và tin tưởng của khán giả. Như đã trình bày trong quy trình sản xuất của VTV4, người dẫn tin tức trên VTV4 chính là các biên tập viên. Họ có lợi thế là nắm vững thông tin, hiểu sâu vấn đề trình bày, xử lý nhanh nhạy các sự cố trong khi quay. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của các biên tập viên hiện dẫn bản tin là không chuyên nghiệp về mặt “hiện dẫn”, không được đào tạo cơ bản như các phát thanh viên, nên thường đọc vấp, đọc nhanh, tác phong cử chỉ còn gượng ép, thiếu sức hấp dẫn. Đó cũng là lý do có 17% khán giả đánh giá người dẫn tin tức VTV4 ở tốt, mức chấp nhận được là 38%, còn mức độ chưa tốt và ý kiến khác lên đến 48%

70

Bảng 3.3. Đánh giá cách thể hiện của ngƣời dẫn tin tức của VTV4

Việc giao lưu giữa người hiện dẫn tin tức và phóng viên hiện trường hầu như không xuất hiện trên VTV4. Nguyên tắc “nhiều cửa” (many dimension), chia màn

hình tivi thành nhiều cửa sổ giúp khán giả có thể xem nhiều thông tin cùng lúc cũng không được áp dụng trong các bản tin chính của VTV4. Trong khi đó, đây lại là cách sử dụng thường xuyên trong các bản tin trên các kênh truyền hình nước ngoài như BBC, CNN, CCTV…Cách làm này tạo sự thu hút cho bản tin, giúp khán giả được trải nghiệm khung cảnh nhiều nơi khác nhau, tăng tính cập nhật của thông tin, tạo sự sinh động lôi cuốn cho chương trình tin tức.

Giọng đọc tin tức chưa phù hợp với thị hiếu khán giả. Từ bảng 2.5 có thể

thấy được chỉ có 14% khán giả VTV4 được hỏi thích nghe giọng miền Bắc, trong khi thực tế có đến 98% tin tức được đọc bằng giọng Bắc. 29% khán giả thích nghe giọng đọc miền Nam, nhưng chỉ có 1% tin tức đọc giọng Nam. Do vậy, để phù hợp hơn với sở thích, thói quen của khán giả, những người sản xuất tin tức VTV4 cần đa dạng giọng đọc tin tức, chú ý có thêm nhiều giọng đọc miền Nam.

Tuy nhiên, VTV4 có lợi thế lớn là người Việt Nam ở nước ngoài vốn yêu quý nguồn cội Việt Nam của mình, quan tâm tới quê hương, có nhu cầu muốn biết

71

những gì đang diễn ra tại quê nhà nên họ vẫn tìm đến với VTV4. Yêu cầu đặt ra cho VTV4 là phải làm sao để không bị lạc hậu quá xa với truyền hình thế giới thì về lâu dài mới “giữ chân” được công chúng người Việt Nam ở nước ngoài.

3.1.4. Phóng sự còn quá ít, thể loại chưa rõ ràng.

Tin tức và phóng sự là những thể loại quan trọng của truyền hình nói riêng và của các loại hình báo chí nói chung. Tuy nhiên, trong khi tin tức phát huy được thế mạnh của mình trên sóng VTV4, thì thể loại phóng sự còn rất mờ nhạt. Ngoại trừ các phóng sự ngắn trong chương trình thời sự được làm khá tốt, các dạng phóng sự còn lại trên VTV4 đều còn nhiều hạn chế, kể cả số lượng và chất lượng.

Theo chúng tôi có hai nguyên nhân cơ bản dẫn hạn chế trong việc sử dụng phóng sự trên VTV4. Thứ nhất, là do VTV4 chưa chủ động trong việc sản xuất

phóng sự mà khai thác nội dung từ các nguồn khác, các nguồn cung cấp có hạn chế về phóng sự thì chắc chắn VTV4 cũng không thể nhiều có phóng sự để phát sóng.

Thứ hai, hiện nay trên phương diện lý luận vẫn chưa có sự thống nhất về phóng sự

truyền hình, bởi vậy nhiều phóng viên, biên tập viên còn chưa hiểu đúng, chưa nắm vững được tiêu chí của thể loại phóng sự truyền hình. Không ít người vẫn nghĩ phóng sự đơn giản chỉ là sự kéo dài của tin, đề cập đến nhiều vấn đề hơn và phân biệt với các thể loại khác bằng thời lượng của tác phẩm. Điều này dẫn đến đến sự dễ dãi trong khai thác xử lý đề tài, lựa chọn nhân vật, cách phỏng vấn, viết lời bình, chọn lựa hình ảnh, âm thanh…hệ quả tất yếu là hiệu quả thông tin, sức lay động của tác phẩm tới cộng đồng bị hạn chế. Điều này có thể thấy được trong nhiều phóng sự có thời lượng 20 đến 30 phút, nằm riêng như một chương trình độc lập.

3.2. Làm thế nào để có tin và phóng sự tốt cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài

Thời gian qua, VTV4 đã khẳng định vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội và là nhịp cầu tinh thần nối cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ở nước ngoài với Tổ quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá, cạnh tranh thông tin gay gắt đã đặt VTV4 trước nhiều thử thách mới. Bởi vậy, cải tiến nâng cao chất lượng chương trình không chỉ là đòi hỏi của công

72

chúng mà là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên của VTV4 nhằm phát huy những ưu thế của truyền hình trong công tác tuyên truyền, vận động kiều bào ở nước ngoài.

Để nâng cao chất lượng tin và phóng sự, hai thể loại chiến lược trên mặt trận thông tin đối ngoại, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho người Việt Nam ở nước ngoài, cần chú trọng những vấn đề sau:

3.2.1. Kỹ năng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ phóng viên-biên tập viên

Nhận thức về thể loại tin và phóng sự. Để có tin và phóng sự truyền hình hay,

sắc sảo, việc nhận thức đúng về vai trò, đặc trưng cũng như phương pháp sáng tạo thể loại tin và phóng sự truyền hình là rất quan trọng. Việc nắm vững chuyên môn và thể loại tác phẩm sẽ giúp đội ngũ làm báo sản xuất ra những tác phẩm tin ra tin, phóng sự ra phóng sự, hạn chế sự dễ dãi trong việc thể hiện. Tình trạng chưa phân định rõ ràng về thể loại rất phổ biến trong truyền hình nước ta, vì vậy mới có những tin hội nghị, ngoại giao dài 3 đến 4 phút, hay những phóng sự tuy dài đến 30 phút nhưng nội dung vẫn chưa đủ tầm phóng sự. Sự phân định rạch ròi dẫu chỉ là tương đối giữa tin, phóng sự truyền hình với các thể loại khác là việc cần làm và làm thường xuyên với người làm truyền hình, nhất là mảng thời sự. Từ nhận thức tốt về thể loại sẽ giúp các phóng viên có kỹ năng sáng tạo tin và phóng sự, từ tìm kiếm đề tài, chọn lựa nguồn tin, khai thác, kiểm chứng, xử lý thông tin, cho đến thể hiện tác phẩm… Kỹ năng sáng tạo tác phẩm là cái phóng viên phải học mới có được, bằng cách học qua đào tạo, qua sách vở, qua thực tiễn công việc và kinh nghiệm của những người đi trước. Mỗi phóng viên phải luôn nâng cao việc tự học vì thực tế công nghệ truyền hình thay đổi rất nhanh, khiến người làm truyền hình luôn bị áp lực phải cập nhật kiến thức, kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu công việc.

Đội ngũ những người làm truyền hình VTV4 hiện nay có ưu điểm là trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Gần 100 phóng viên-biên tập viên của VTV4 đều có trình độ đại học và trên đại học, nhưng số người học chuyên ngành báo chí rất ít, đa số thuộc các chuyên ngành khác mà chủ yếu là ngoại ngữ. Do vậy, có thể nói kinh nghiệm và nghiệp vụ báo chí của đội ngũ VTV4 phần nào còn hạn chế. Để có những sản phẩm tin và phóng sự tốt hơn, những người làm truyền hình VTV4 cần

Một phần của tài liệu Vấn đề xản suất tin và phóng sự trên kênh truyền hình đối ngoại VTV4 (Trang 68)