Ngôn ngữ của tin và phóng sự truyền hình chính là âm thanh và hình ảnh.
* Hình ảnh: Hoàn toàn khác với hình ảnh trong phim truyện, hình ảnh của
tin hay phóng sự đều phải mang tính xác thực và tính thời sự. Hình ảnh vừa là phương tiện vừa là nội dung thể hiện ý đồ của tác giả. Hình ảnh đạt chất lượng là hình ảnh “biết nói”, thể hiện nội dung câu chuyện, những hình ảnh ghi lại địa danh, không khí, tâm trạng, tính cách và kể đúng câu chuyện mà bạn muốn kể”[46, tr.19]. Để đạt được điều này người làm truyền hình phải nắm chắc ngôn ngữ khuôn hình và bố cục, động tác máy, ý nghĩa góc quay và cỡ cảnh. Khả năng biểu hiện của hình
28
ảnh trong phóng sự truyền hình còn thể hiện ở mối liên kết các hình ảnh với nhau theo tuyến tính thời gian của quá trình vận động sự kiện. Qua phương pháp dựng
hình, nội dung tự thân của mỗi hình ảnh phối hợp lại, tạo ra nội dung thông tin mới
mang tính tổng thể.
* Âm thanh: Mục đích của tin và phóng sự là ghi lại hơi thở, động thái của
cuộc sống bằng hình ảnh và âm thanh nên tính xác thực của âm thanh rất cao. Âm thanh không dàn dựng, không giả tạo là yêu cầu bắt buộc đồng thời cũng là sức mạnh của tin và phóng sự truyền hình.
Âm thanh bao gồm tiếng động hiện trường, lời bình và âm nhạc. Tiếng động
hiện trường: là những âm thanh của thiên nhiên, âm thanh do con người tạo ra.
Tiếng động làm tăng tính gợi cảm và chân thực của tin và phóng sự truyền hình, tác động vào tình cảm và nhận thức của công chúng. Lời bình bổ sung thêm những
thông tin mà hình ảnh không thể diễn đạt được, giải thích thêm cho hình ảnh, giúp người xem khái quát được ý nghĩa của sự kiện được phản ánh. Trong quyển Phóng
sự truyền hình, hai tác giả người Pháp là Brigitte Besse, Didier Desormeaux nhận
định: “Viết phóng sự là dựa vào chỗ mạnh và chỗ yếu của hình ảnh và âm thanh. Lời bình do kết cấu của nó, gắn chặt với sản phẩm nghe nhìn mà nó là một bộ phận. Lời bình còn khẳng định chủ đề, làm cho câu chuyện thêm phong phú và mang lại thêm thông tin” ”[41, tr137]. Còn Âm nhạc được sử dụng chủ yếu trong phóng sự truyền hình, là một trong những yếu tố quan trọng có tác dụng làm tôn vinh thêm sự kiện. Mỗi bản nhạc khi sử dụng phải phù hợp với kết cấu, ý đồ và chủ đề tư tưởng của phóng sự truyền hình.
Trong luận văn, chúng tôi khảo sát cả tin và phóng sự trên VTV4. Tuy nhiên, nhưng trên thực tế số lượng phóng sự rất ít, với nội dung chủ yếu là đề cập đến lĩnh vực văn hoá. Trong khi đó, tin có số lượng và tầm quan trọng nổi bật hơn so với phóng sự. Về tần suất xuất hiện, tin tức chiếm 135 phút/ngày, chiếm 9,37% tổng thời lượng phát sóng của VTV4. Tin tức đề cập đến mọi lĩnh vực đa dạng của đời sống xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của khán giả, nên nó chiếm được sự quan tâm đặc biệt của cả người xem lẫn người làm truyền hình. Vì vậy, trong luận
29
văn này, chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát và phân tích sâu việc sản xuất tin trên VTV4. Phóng sự vẫn được khảo sát và xem xét, nhưng ở mức độ ít hơn, chủ yếu nhằm cho thấy sự tương quan giữa tin và phóng sự.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển đất nước hiện nay, thông tin đối ngọai có một vai trò quan trọng trong việc đưa thế giới đến gần với Việt Nam. Đảng ta cũng xác định rõ người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phải tăng cường thông tin cho đối tượng này, để tập hợp kêu gọi kiều bào cùng hướng về Tổ quốc, góp sức cho công cuộc phát triển đất nước.
Kênh truyền hình đối ngoại VTV4 của Đài truyền hình Việt Nam từ khi ra đời đã xác định rõ hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài là nhóm công chúng đặc biệt quan trọng của mình. Vai trò, nhiệm vụ của VTV4 được làm rõ trong chương 1 là tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thông tin một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời về tình hình đất nước đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ; đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; giúp kiều bào giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc. Phần trình bày trong chương 1 cho thấy do nhiều yếu tố hình thành mà nhóm công chúng người Việt Nam ở nước ngoài là cộng đồng có nhiều đặc điểm khác nhau, rất đa dạng và phức tạp. Những đặc điểm trên cũng quy định tâm lý tiếp nhận thông tin của nhóm công chúng này, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thông tin tuyên truyền.
Với những đặc trưng về thể loại, tin và phóng sự là hai “chiến sĩ xung kích” trên mặt trận thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của người Việt Nam ở nước ngoài. Đặc biệt là tin, với tần suất xuất hiện nhiều và được quan tâm, chiếm vị trí quan trọng trong nôi dung nghiên cứu của luận văn.
Những phân tích nêu trên là cơ sở để chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát thực trạng sản xuất tin và phóng sự trên kênh VTV4 trong chương hai. Từ đó rút ra những vấn đề hữu ích cho việc xây dựng mô hình làm tin và phóng sự tốt hơn cho công chúng người Việt Nam ở nước ngoài.
30
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TIN VÀ PHÓNG SỰ CỦA KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI VTV4