Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng bàn chải đánh răng tại Công ty Cổ phần Bắc Giang

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại công ty Cổ phần Bắc Giang (Trang 45)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng bàn chải đánh răng tại Công ty Cổ phần Bắc Giang

Giang

2.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng bàn chải đánh răng tại Công ty Cổ phần BắcGiang. Giang.

a. Đặc điểm về sản phẩm hàng bán.

Hiện nay mặt hàng kinh doanh của Công ty Cổ phần Bắc Giang rất đa dạng và nhiều chủng loại. Công ty chuyển kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị văn phòng, dịch vụ internet…Mặt hàng bàn chải đảnh răng là một trong những mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty và là mặt hàng được nhập khẩu từ nước ngoài, bao gồm nhiều loại như: Bàn chải đánh răng Drcool trong đó có loại Drcool Primagic chỉ tơ, Drcool Primagic cán trong, Drcool comfortex chỉ tơ, Drcool comfortex gật gù, bàn chải đánh răng Zerahun có loại bàn chải trẻ em Ison có nhạc, bàn chải trẻ em Ison có nhạc + đầu thay, bàn chải Nano silver, bàn chải Mashimaro…với chất lượng tốt, chủng loại, mẫu mã đa dạng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

b. Chính sách bán hàng

Sản phẩm bàn chải đánh răng của Công ty Cổ phần Bắc Giang được tiêu thụ rộng lớn trên thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hà Nam, Phú

hàng, thì Công ty có áp dụng hình thức giảm giá, chiết khấu cho khách hàng, và đặc biệt là với những khách hàng quen biết nhiều năm, là bạn hàng tốt…thì Công ty cũng đưa ra giá bán ưu đãi hơn.

c. Phương thức bán hàng áp dụng tại công ty

Hiện Công ty áp dụng chủ yếu 3 phương pháp bán hàng: Bán hàng qua kho, bán hàng vận chuyển thẳng theo hình thức giao trực tiếp, bán hàng giao đại lý. Cụ thể:

Bán hàng qua kho:

Theo phương thức này, hàng bán được mua vào và dự trữ trước trong kho, sau đó xuất ra bán, căn cứ vào cách giao hàng, phương thức bán hàng qua kho phân biệt thành hai hình thức:

- Bán hàng trực tiếp tại kho: Theo hình thức này thì bên mua căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, ủy nhiệm người của đơn vị mình đến nhận hàng tại kho của công ty. Chứng từ bán hàng là hóa đơn GTGT, hóa đơn này do công ty lập thành ba liên, một bên giao cho người nhận hàng( bên mua), hai liên gửi về phòng kế toán là thủ tục thanh toán tiền hàng. Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng trên chứng từ , bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ thì kế toán ghi nhận doanh thu về số hàng hóa đó.

- Bán qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, đơn vị bán buôn căn cứ vào hợp đồng đã ký kết với bên mua tiến hành chuyển hàng cho bên mua bằng phương tiện vận chuyển tự có hoặc thuê ngoài. Chứng từ bán hàng là hóa đơn GTGT do công ty lập thành ba liên, liên một dùng để lưu, liên hai là chứng từ gửi cho bên mua, liên ba gửi về phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán tiền hàng.

Bán hàng vận chuyển thẳng theo hình thức giao trực tiếp:

Theo hình thức này, công ty thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua và giao trực tiếp cho đại diện bên mua tại kho người bán. Chứng từ hàng hóa là hóa đơn bán hàng trực tiếp do công ty lập thành ba liên. Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng, hoặc chấp nhận nợ thì hàng hóa được xác định là tiêu thụ.

d. Phương thức thanh toán

Hiện nay Công ty áp dụng 2 phương pháp thanh toán chủ yếu là: Bán hàng thu tiền ngay

Bán hàng thu tiền ngay ( thanh toán nhanh): Theo phương thức này, hàng hóa của Công ty sau khi giao cho khách hàng phải được thanh toán ngay bằng tiền mặt, séc, hoặc chuyển khoản.

Bán hàng chưa thu tiền ngay( Thanh toán chậm): Đây là hình thức mua hàng trả tiền sau. Theo hình thức này Công ty xuất hàng thì số hàng đó được coi là tiêu thụ và kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu và theo dõi trên sổ chi tiết ( sổ chi tiết công nợ)

e. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán tại công ty.

Công ty Cổ phần Bắc Giang kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá hàng tồn kho theo phượng pháp bình quân gia quyền. Việc xác định trị giá hàng xuất bán được thực hiện vào cuối tháng. Trong tháng mọi ghi chép kế toán về tình hình xuất kho hàng hóa chỉ được thể hiện ở chỉ tiêu số lượng. Là một công ty thương mại nên trị giá vốn hàng hóa được thể hiện ở các giai đoạn trong quá trình vận động hàng hóa.

Trị giá vốn hàng mua

nhập kho

=

Trị giá mua ghi trên hóa đơn (chưa có

thuế GTGT)

+ Chi phí thu

mua +

Thuế nhập khẩu (nếu có) Hàng hóa mua về sẽ làm thủ tục kiểm nhận nhập kho hoặc chuyển bán thẳng. Nếu hàng hóa được nhập kho thì thủ kho và bộ phận mua hàng phải kiểm nhận hàng hóa nhập kho theo đúng thủ tục quy định về kiểm nhận hàng hóa. Chứng từ về nghiệp vụ kiểm nhận hàng hóa là phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập và thủ kho sẽ ghi số lượng thực nhập vào phiếu.

Sau khi nhập kho xong thủ kho cùng người nhập ký vào phiếu. Phiếu nhập kho lập thành 2 liên: Thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu.

Trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ = Trị giá vốn hàng xuất kho để bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho lượng hàng

hóa đã tiêu thụ Trong đó:

Trị giá vốn hàng xuất

bán

=

Trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất kho để bán

( kể cả thuế nhập khẩu)

+

Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã

bán

Khi xuất bán hàng hóa, thủ kho căn cứ vào chứng từ xuất kho nhận được ( sau khi đã kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp chứng từ ) ghi vào sổ thực xuất vào chứng từ thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn để ghi vào cột tồn trên thẻ kho.

Kế toán ghi nhận được chứng từ nhập xuất của thủ kho gửi lên, kiểm tra lại sau đó ghi vào sổ kế toán chi tiết hàng hóa.

Đến cuối tháng, kế toán xác định trị giá vốn của hàng xuất bán. Trị giá vốn thực tế hàng xuất bán bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí mua hàng.

f. Phương pháp xác định giá bán tại công ty

Giá bán là một trong những yếu tố quan trọng tác động lớn đến thị trường, chính vì thế việc quyết định giá bán của Công ty yêu cầu phải phù hợp với thị trường nhưng cũng đảm bảo lợi nhuận cho Công ty. Xác định giá bán hợp lý sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ, tránh ứa đọng vốn, hạn chế thua lỗ, đem lại lợi nhuận… và thu hút them được nhiều bạn hàng.

Giá bán hàng bàn chải đánh răng được xác định theo Công thức: Giá bán hàng hoá = Giá thực tế + Thặng số thương mại

Thặng số thương mại dùng để bù đắp chi phí và hình thành lợi nhuận, nó được tình theo tỷ lệ % trên giá thực tế của hàng hoá tiêu thụ.

Như vậy: Giá bán hàng hoá = Giá mua thực tế ( 1+% Thặng số thương mại).

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại công ty Cổ phần Bắc Giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w