Hình thức thể hiện của chương trình Đối thoại chính sách và Tiêu điểm 1 Chương trình Đối thoại chính sách

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên truyền hình (Khảo sát chương trình Đối thoại chính sách và Tiêu điểm, trên kênh VTV1 từ 01-2013 đến 06-2013 (Trang 78)

2.3.1 Chương trình Đối thoại chính sách

Là một talk show chính luận, Đối thoại chính sách chú trọng thể hiện nhiều thông tin bình luận các vấn đề vĩ mô, hàn lâm. Với những vấn đề mang tính vĩ mô nhƣ vậy, thƣờng cách thể hiện rất khó. Khán giả rất khó xem, khó theo dõi nếu chƣơng trình không có cách thể hiện thực sự sinh động. Các biên tập viên thực hiện Đối thoại chính sách đã có cách thể hiện tƣơng đối hợp lý khắc phục những điểm hạn chế mang tính đặc thù của chƣơng trình talk show chính luận.

Mở đầu chƣơng trình Đối thoại chính sách là một clip ngắn, giới thiệu tổng quan nội dung chƣơng trình. Sau khi clip kết thúc, xuất hiện một dòng chữ khái quát cụ thể nội dung. Hình ảnh trong clip mở đầu khá sinh động, quan trọng hơn clip và dòng chữ đã bƣớc đầu khái quát cụ thể nội dung cụ thể để khán giả dễ dàng theo dõi nắm bắt nội dung chính.

Các clip, phóng sự phát xen giữa cuộc thảo luận, trao đổi của các vị khách mời cũng có thời lƣợng vừa phải, không quá dài; nội dung dễ hiểu, hình ảnh thể hiện sinh động sử dụng hình ảnh đồ họa, biểu đồ mô tả số liệu thống kê…Hình ảnh đồ họa, biểu đồ mô tả số liệu thống kê cũng đảm bảo tính thẩm mỹ, diễn đạt nhiều thông tin, khán giả đọc và hiểu số liệu một cách dễ dàng.

Âm thanh, âm nhạc cũng ít đƣợc sử dụng trong chƣơng trình. Chủ yếu đƣợc phát làm nền trong các clip, phóng sự phát xen giữa trong chƣơng trình. Tuy nhiên có thể

thấy, cách sử dụng, lựa chọn âm nhạc của các biên tập viên Đối thoại chính sách cũng rất hợp lý, đảm bảo phù hợp với nội dung chƣơng trình.

Phần trao đổi giữa các vị khách mời có nội dung thông tin rất khó nắm bắt, dễ gây “nhiễu” thông tin cho ngƣời xem. Để khắc phục hạn chế này, các biên tập viên thực hiện chƣơng trình đã khái quát lại các ý chính trong ý kiến của các vị khách mời và thể hiện bằng các dòng chữ chạy phía dƣới màn hình. Có thể nói đây là cách thể hiện hiệu quả để ngƣời xem dễ dàng theo dõi nội dung trao đổi thảo luận của các chuyên gia vốn mang nặng tính vĩ mô.

Bối cảnh ghi hình Đối thoại chính sách thƣờng diễn ra trƣờng quay. Phần ghi hình trao đổi thảo luận giữa các vị khách mời thƣờng rất đơn giản, chỉ có các cỡ cảnh toàn – trung – cận. Cách thể hiện nhƣ vậy dễ tạo cảm giác nhàm chán cho ngƣời xem, trƣờng quay ghi hình cũng không thực sự đẹp hấp dẫn. Một vài chƣơng trình Đối thoại chính sách đƣợc ghi hình lấy bối cảnh bên ngoài, tạo điều kiện để quay phim ghi lại nhiều hình ảnh sinh động hơn, tuy nhiên những chƣơng trình nhƣ vậy không nhiều.

2.3.2 Chương trình Tiêu điểm

Khác với Đối thoại chính sách, Tiêu điểm đƣợc thể hiện dƣới dạng chƣơng trình chuyên đề. Chƣơng trình thƣờng dƣợc mở đầu bằng hình hiệu quen thuộc, thời lƣợng khoảng 25 giây. Tiếp theo đó là một clip hoặc phóng sự ngắn giới thiệu tổng quan nội dung chƣơng trình. Tiếp sau đó là lần lƣợt các phóng sự đƣơc phát kế tiếp nhau. Giữa các phóng sự là hình cắt chƣơng trình có thời lƣợng khoảng 10 giây. Cuối chƣơng trình là hình hiệu, bảng chữ chào kết chƣơng trình. Thời lƣợng chƣơng trình Tiêu điểm không quá dài, khoảng 15 phút. So với Đối thoại chính sách thì Tiêu điểm có phần dễ xem hơn với khán giả. Ngôn ngữ lời bình, hình ảnh thể hiện trong Tiêu điểm cũng khá hợp lý, đảm bảo tính ngắn gọn, xúc tích, diễn đạt ý trong sáng giúp ngƣời xem dễ hiểu. Âm thanh, âm nhạc sử dụng trong Tiêu điểm cũng khá phù hợp, tiết chế vừa phải, đảm bảo phù hợp với nội dung.

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên truyền hình (Khảo sát chương trình Đối thoại chính sách và Tiêu điểm, trên kênh VTV1 từ 01-2013 đến 06-2013 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)