Phản biện xã hội thể hiện tính dân chủ công bằng của một đất nƣớc, chính vì thế tạo điều kiện để tăng tính phản biện xã hội của các thiết chế, tổ chức trong xã hội là điều vô cùng cần thiết. Đó cũng là điều kiện đảm bảo xã hội phát triển theo hƣớng dân chủ công bằng. Báo chí với tƣ cách là một kênh phản biện xã hội có hiệu quả, cần phải đƣợc tạo điều kiện thuận lợi về mặt cơ chế, luật pháp để phát huy tối đa hiệu quả phản biện của mình.
Có thể thấy hiện nay, báo chí nƣớc ta nói chung và báo chí truyền hình nói riêng đang gặp phải sự hạn chế nhất định do chƣa thực sự đƣợc tạo thuận lợi về mặt cơ chế hoạt động. Hàng năm vẫn rất nhiều vụ việc cản trở, chống đối thậm chí hành hung các nhà báo phóng viên vẫn xảy ra. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc từ trung ƣớng đến địa phƣơng vẫn từ chối báo chí, hạn chế báo chí tiếp cận khai thác thông tin. Luật Báo chí chƣa theo kịp thực tiễn phát triển hiện nay. Xét riêng ở loại hình báo chí truyền hình, có thể thấy cơ chế để các đơn vị xã hội hoá truyền hình tham
gia sản xuất các chƣơng trình truyền hình vẫn còn rất hạn chế. Hiện tại các văn bản luật mới chỉ quy định về hình thức hợp tác trên phƣơng diện tài chính, thanh toán giữa các đài truyền hình và các công ty tham gia sản xuất chƣơng trình truyền hình. Quy định về tƣ cách pháp lý của ngƣời hoạt động báo chí tại làm việc tại đơn vị xã hội hoá chƣa có. Ngƣời hoạt động báo chí tại các đơn vị này không đƣợc cấp thẻ nhà báo, không đƣợc Luật báo chí công nhận, nên gặp nhiều khó khăn khi tác nghiệp. Đây chỉ là một ví dụ để thấy hệ thống văn bản pháp lý để báo chí, báo chí truyền hình mà cụ thể là các đơn vị tham gia xã hội hoá truyền hình khó phát huy đƣợc thế mạnh của mình khi xây dựng các chƣơng trình mang tính phản biện xã hội.
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đƣợc ban hành năm 2007, theo quyết định Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Quá trình thực hiện một số năm cho thấy nhiều điểm hạn chế nhƣ: quy định các cá nhân của cơ quan nhà nƣớc không đƣợc giao nhiệm vụ phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí thì không đƣợc nhân danh cơ quan nhà nƣớc để phát ngôn và cung cấp thông tin, dẫn đến tình trạng có cơ quan ban hành quy chế cấm công chức, viên chức cơ quan mình trả lời phỏng vấn báo chí; không đề cập đến trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan trong thực công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí; chƣa có các quy định khung về xử lý vi phạm trong thực công tác phát ngôn…
Những hạn chế nói trên đã phần nào đƣợc sửa đổi, bổ sung trong Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Mới đây nhất, Nghị định 159/2013/NĐ-CP, ban hành ngày 12/11/2013 (thay thế Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06/01/2011) của Chính phủ cũng đã đƣa ra quy định xử phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí. Theo đó các hành vi cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, cá nhân; không thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Tuy nhiên trên thực tế các phóng viên, nhất là phóng viên truyền hình vẫn rất khó khăn khi tác nghiệp. Không giống nhƣ phóng viên báo in, báo điện tử hay báo phát thanh, phóng viên truyền hình khi tác nghiệp
phải đi cả một ê kip (ít nhất phải có 02 ngƣời bao gồm phóng viên và quay phim), vậy nên quá trình tác nghiệp rất phức tạp, khai thác thông tin rất khó khăn vì phải đảm bảo ghi hình một cách an toàn cho cả ngƣời và máy quay. Nhiều trƣờng hợp các doanh nghiệp, thậm chí là cả các cơ quan nhà nƣớc vẫn từ chối cung cấp thông tin cho phóng viên truyền hình vì ngại lên hình. Phóng viên các đài truyền hình địa phƣơng hay các đài truyền hình nhỏ, phóng viên các kênh xã hội hoá càng gặp khó khăn, bị từ chối nhiều hơn so với Đài của Trung ƣơng. Rất nhiều trƣờng hợp ngăn cản phóng viên tác nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ đòi hỏi công văn giấy tờ, cho bảo vệ ngăn vào; cáo bận không tiếp nhiều lần…Với những yếu tố bất lợi nhƣ vậy, báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng đã bị hạn chế nhiều và khó phát huy hiệu quả phản biện xã hội của mình. Các chƣơng trình đƣợc thực hiện sẽ có ít thông tin hơn, thiếu hình ảnh cụ thể tính thuyết phục sẽ không cao…
Trong nhiều đề tài nghiên cứu về phản biện xã hội của báo chí, nhiều tác giả cũng đã đƣa ra đề xuất tạo cơ chế thuận lợi hơn để báo chí thể hiện tích cực hơn vai trò phản biện xã hội của mình. Báo chí truyền hình với tƣ các là loại hình báo chí chuyển tải thông tin bằng hình ảnh, có tác động sâu rộng, nhanh chóng đến nhiều khán giả, có hiệu quả phản biện xã hội rất tích cực càng cần đƣợc tạo điều kiện về cơ chế, đảm bảo thuận lợi nhiều hơn. Với phóng viên báo in, báo điện tử các cơ quan tổ chức chỉ cần trả lời bằng văn bản là xong. Tuy nhiên với phóng viên truyền hình thì cần phải hình ảnh, cần phải đƣợc ghi hình phỏng vấn trực tiếp. Quá trình tác nghiệp của phóng viên truyền hình có đặc thù riêng, và cần có những quy định cụ thể để quá trình khai thác thông tin từ các cơ quan, tổ chức đảm bảo đƣợc thuận lợi.
Bên cạnh đó, phóng viên truyền hình không thể tác nghiệp một mình do phải thực hiện việc ghi hình, nên gần nhƣ phải hoạt động khai thác thông tin một cách công khai, trong khi phóng viên báo in, báo điện tử có thể bí mật theo dõi nắm bắt thông tin thuận lợi hơn (tất nhiên vẫn có những đề tài, phóng viên truyền hình buộc phải ghi hình, tác nghiệp một cách bí mật). Với các đề tài khó, tác nghiệp tại những địa bàn “nhạy cảm” khả năng xảy ra các trƣờng hợp nguy hiểm đến tính mạng, máy
móc là rất lớn. Thực tế này cũng khiến các phóng viên truyền hình gặp khó khi lựa chọn đề tài, lựa chọn bối cảnh khai thác, ghi hình, lấy ý kiến phỏng vấn ngƣời dân…Đây cũng là một hạn chế đáng kể mà báo chí truyền hình khó phát huy hiệu quả phản biện xã hội bằng hình ảnh, vốn cũng là thế mạnh của riêng mình. Thực hiện những đề tài khó cần những phóng viên yêu nghề, có tinh thần quả cảm và đặc biệt phải có sự linh hoạt sáng tạo trong cách thức tác nghiệp của mình để vừa đảm bảo an toàn tính mạng, máy móc và đảm bảo đạt đƣợc mục đích khai thác thông tin đã đề ra. Tuy nhiên để báo chí truyền hình phát huy một cách tích cực toàn diện hơn thế mạnh phản biện xã hội của mình rất cần sự phối hợp tạo điều kiện từ cơ quan các cấp uỷ chính quyền và đặc biệt là lực lƣợng công an, quân đội tại các địa phƣơng. Thực tế cho thấy, có cơ quan, cấp uỷ chính quyền tại các địa phƣơng tạo điều kiện rất tốt cho phóng viên truyền hình tác nghiệp, nhƣng vẫn có không ít cơ quan, cấp uỷ chính quyền thờ ơ, thậm chí có thái độ bất hợp tác, đặc biệt là với các đề tài phản ánh có tính “bất lợi”, không tốt về họ. Để thuận lợi hơn cần có những quy định pháp luật cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin cho phóng viên báo chí, nhất là với phóng viên báo chí truyền hình, rất cần các quy định pháp luật cụ thể đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản nhƣ máy quay, xe ô tô...(thực chất là tài sản công của nhà nƣớc). Cùng với đó, chế tài xử phạt đối với các hành vi cản trở phóng viên, nhà báo tác nghiệp cũng cần đƣợc tăng cƣờng hơn. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính đầu tƣ phát triển cho truyền hình cũng cần đƣợc chú trọng. Xã hội hoá truyền hình, liên kết liên doanh với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong đầu tƣ cho truyền hình đã và đang đạt kết quả nhất định. Chiến lƣợc phát triển truyền hình của nhà nƣớc cần xây dựng, phát triển mạnh hơn theo hƣớng này, thu hút nhiều nguồn lực đầu tƣ trong xã hội cùng tham gia xây dựng phát triển báo chí truyền hình. Muốn vậy hành lang pháp lý phải tƣơng đối thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tƣ.