0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Một số chương trình truyền hình mang tính phản biện xã hội hiện nay

Một phần của tài liệu PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN TRUYỀN HÌNH (KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH VÀ TIÊU ĐIỂM, TRÊN KÊNH VTV1 TỪ 01-2013 ĐẾN 06-2013 (Trang 25 -25 )

Theo số liệu đƣợc đƣa ra tại Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, cả nƣớc có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ƣơng và địa phƣơng. Với số lƣợng nhƣ vậy, rõ ràng nhu cầu công chúng xem truyền hình trong cả nƣớc đã cơ bản đƣợc đáp ứng. Nội dung các chƣơng trình truyền hình cũng

đang ngày càng có sự đổi mới theo hƣớng đa dạng sinh động, phong phú hơn. Các chƣơng trình bản tin thời sự đƣợc làm mới; chƣơng trình chuyên đề có tính chuyên sâu về nhiều lĩnh vực cũng đƣợc đầu tƣ thực hiện công phu hơn. Sự phát triển đáng kể nhất của truyền hình Việt Nam hiện nay là sự gia tăng không ngừng cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng các kênh truyền hình xã hội hoá. Những kênh truyền hình chuyên biệt mới nhƣ INFO TV, INVEST TV, VITV, FBNC, O2 TV, TODAY TV, VTC9 - Let Việt…thực sự là dấu ấn quan trọng cho thấy sự phát triển của truyền hình Việt Nam. Không chỉ đem lại cho độc giả nhiều lựa chọn về mặt nội dung, sự phát triển của các kênh truyền hình xã hội hoá cũng cho thấy nguồn lực phát triển truyền hình lớn hơn trƣớc rất nhiều (trƣớc kia vốn chỉ có sự tham gia đầu tƣ của Nhà nƣớc). Nội dung các chƣơng trình truyền hình phong phú hơn, đa dạng hơn, tính phản biện xã hội của báo chí truyền hình cũng đã đƣợc phát triển hơn trƣớc. Dẫn đầu hiện nay trong làng báo chí truyền hình Việt Nam hiện nay vẫn phải kể đến Đài truyền hình Việt Nam. Hiện nay các chƣơng trình mang tính phản biện xã hội vẫn tập chung nhiều phát nhiều trên kênh VTV1 – Kênh Thông tin Chính trị

Tổng hợp. Có thể kể đến một số chƣơng trình nhƣ Sự kiện bình luận, Tiêu Điểm,

Đối thoại chính sách, Phóng sự điều tra, Tạp chí kinh tế cuối tuần…Bên cạnh đó

các chƣơng trình nhƣ Bản tin Thời sự 19h, Chào buổi sáng, Bản tin Tài chính

kinh doanh …cũng thƣờng xuyên phát các phóng sự phản biện nhiều vấn đề

“nóng” thuộc nhiều lĩnh vực đƣợc dƣ luận xã hội đặc biệt quan tâm. Không chỉ phong phú về nội dung, các chƣơng trình có tính phản biện phát sóng trên kênh VTV1 còn cho thấy sự đa dạng về hình thức; từ phóng sự ngắn, phim tài liệu, talk show…Với đội ngũ phóng viên, biên tập viên có trình độ tay nghề cao, sự định hƣớng nội dung tốt, các chƣơng trình có tính phản biện trên VTV1 thực sự để lại

nhiều dấu ấn. Ví dụ cụ thể có thể kể đến phóng sự “Xúc động cảnh trẻ em vùng

cao phải ăn thịt chuột qua ngày giá rét”, phát trong Bản tin “Chào buổi sáng

ngày 12/01/2013 trên VTV1. Phóng sự về hơn 100 em học sinh ở Bắc Yên, Sơn La.

…Ở lán; không cửa, phải leo ra leo vào như khỉ……5 độ C. Không ngủ được thì sao? “Không ngủ được thì thức”. Cơm được nấu trong một chiếc nồi không vung.

Và không có gì ăn, các cháu phải bẫy chuột làm thức ăn. “Thoạt đầu chúng tôi không hiểu và chúng tôi cũng chỉ nghĩ rằng những chiếc bẫy này thì dùng để diệt chuột. Thế nhưng hỏi các em thì mới biết được rằng đây lại là cách của các em để cải thiện bữa ăn”.

Đó chỉ là một đoạn lời bình ngắn của phóng sự. Tác động mạnh nhất đến ngƣời xem là những hình ảnh cụ thể về cuộc sống khắc khổ của các em học sinh vùng cao

trong mùa đông giá lạnh: hình ảnh cận cảnh đôi dép tổ ong cũ kỹ cùng đôi chân

trần nứt lẻ vì lạnh giá, hình ảnh nồi cơm không vung, nước đục ngàu; hình ảnh chiếc bẫy chuột làm công cụ cải thiện bữa ăn, hình ảnh chiếc lán dựng tạm ọp ẹp chênh vênh bên sườn núi…Những hình ảnh này có giá trị hiện thực hơn bất kỳ câu

chữ mô tả nào. Ngay sau khi phát sóng phóng sự này, nhiều tờ báo khác nhƣ Dân

trí, Lao động, Tiền phong…cũng có nhiều bài viết tạo hiệu lan toả ứng mạnh mẽ trong xã hội. Nhiều chƣơng trình hỗ trợ từ thiện đến với các em học sinh. Một ví dụ cụ thể: Từ thành phố Munich, CHLB Đức, anh Cao Việt Anh đã kêu gọi cộng đồng ngƣời Việt tại thành phố anh sinh sống quyên góp để chung tay chia sẻ khó khăn với các em. Ngay lập tức, lời kêu gọi trên facebook của anh nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình của bạn bè. Không chỉ những ngƣời Việt ở Munich, mà cả tại Berlin, rồi các doanh nghiệp, nhà báo trong nƣớc đã hƣởng ứng lời kêu gọi này. Chỉ trong chƣa đầy một tháng, nhóm đã quyên góp tiền bạc và vật chất để có thể mang tới cho 110 em học sinh nội trú trong trƣờng mỗi em một chiếc chăn, một chiếc áo ấm, một thùng mì tôm, một hộp pate, một hộp cá biển, một hộp thịt heo. Ngoài ra, đoàn còn mang bánh kẹo, vở viết để trao tặng cho học sinh toàn trƣờng (525 em) và quà tặng cho 41 thầy cô giáo nhƣ là món quà năm mới.

Trong phóng sự nói trên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hơn 100 em học sinh phải sống khắc khổ cũng đƣợc nêu rõ qua trả lời phỏng vấn của thầy giáo hiệu

trƣởng PTCS Háng Đồng. Vì đường xá xa xôi, kinh phí hạn chế, chi phí vận chuyển

lớn…Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng các em học sinh phải ở

trong những căn lán dựng tạm chênh vênh bên sƣờn núi. Sau khi phóng sự phát sóng và sau rất nhiều ý kiến qua nhiều bài báo khác, các cơ quan chức năng đã có

hành động cụ thể. Quyết định 12/2013/QĐ-TTg đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành. Theo đó, học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mỗi tháng đƣợc hỗ trợ 40% mức lƣơng tối thiểu chung và đƣợc hƣởng không quá 09 tháng/năm học/học sinh. Với học sinh phải tự túc chỗ ở, mỗi tháng đƣợc hỗ trợ bằng 10% mức lƣơng tối thiểu chung và đƣợc hƣởng không quá 09 tháng/năm học/học sinh.

Đó là một ví dụ điển hình cho thấy tính hiệu quả phản biện xã hội của các chƣơng trình, các phóng sự đƣợc phát sóng trên VTV1.

Các kênh khác của Đài truyền hình Việt Nam nhƣ VTV2, VTV6 hay các kênh truyền hình xã hội hoá thuộc hệ thống truyền hình cap Việt Nam, tuỳ theo định hƣớng nội dung của mình cũng xây dựng một số chƣơng trình mang tính phản biện

xã hội cao. Có thể kể đến chƣơng trình “8h Tối thứ 6” trƣớc đây của VTV2. Đây là

chƣơng trình talk show đƣợc phát sóng trực tiếp vào tối thứ 6 hàng tuần, xoay quanh nhiều vấn đề nội dung có tính chính luận, khoa học, xã hội… có sự tham gia của nhiều vị khách mời là các chuyên gia uy tín. Cũng có thể kể đến một chƣơng

trình tƣơng tự khác của VTV2 đang đƣợc phát sóng hiện nay đó là Nghĩ mở - Nói

thẳng. VTV6 là một kênh truyền hình dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên nhƣng một số chƣơng trình phản biện xã hội cũng đƣợc chú trọng đầu tƣ xây dựng. Hình thức thể hiện của các chƣơng trình trên VTV6 cũng khá phong phú. Có thể kể đến

chƣơng trình mang đậm tính đối thoại nhƣ Đối thoại trẻ, hay nhƣ chƣơng trình

mang tính trào phúng nhƣ Vitamin C…Chƣơng trình Đối thoại trẻ có sự trao đổi rất

thẳng thắn, trực tiếp giữa những bạn trẻ và những chuyên gia, những cán bộ lãnh đạo cấp cao của nhà nƣớc về những vấn đề thiết thực có ảnh hƣởng đến suy nghĩ

của các bạn trẻ. Tham gia Đối thoại trẻ các bạn trẻ đƣợc thể hiện quan điểm suy

nghĩ của riêng mình, đƣợc nói lên tâm tƣ nguyện vọng, nói lên quan điểm lý tƣởng sống của chính mình, đƣợc lắng nghe ý kiến phân tích lý giải của các vị khách mời. Đây thực sự là một chƣơng trình thú vị đem lại nhiều kiến thức, sự trải nghiệm cho cả ngƣời tham gia cũng nhƣ ngƣời xem. Một điểm nhấn khác nữa của VTV6 đó

biện thông qua những tình huống hài hƣớc, mang tính châm biếm cao. Các vấn đề

đƣợc đề cập trong chƣơng trình Vitamin C cũng khá đa dạng phong phú, phản ánh

nhiều thói hƣ tật xấu của cả ngƣời lớn chứ không riêng gì giới trẻ. Bên cạnh đó là các vấn đề bất cập còn tồn tại trong xã hội nhƣ: vấn đề vi phạm an toàn đƣờng sắt, vấn đề sống thử, xâm phạm di tích lịch sử, gian lận trong bán hàng....

Các kênh truyền hình xã hội hoá thuộc hệ thống truyền hình cap của Đài truyền hình Việt Nam (INFO TV, VITV, INVEST TV) cũng xây dựng nhiều chƣơng trình

mang tính phản biện nhƣ. Có thể kể đến các chƣơng trình nhƣ Lăng kính VITV

(VITV); Ống kính INFO (INFO TV)…

Các chƣơng trình của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC cũng đã và đang cho thấy hiệu quả phản biện xã hội. Lợi thế của VTC đó chính là có nhiều kênh với nội dung đƣợc xây dựng theo hƣớng chuyên biệt theo từng lĩnh vực nhất định. Trong số các kênh của VTC hiện nay tập trung nhiều vào các vấn đề chính luận, kinh tế mang hơi

hƣớng phản biện nhiều nhất là VTC1. Có thể kể đến chƣơng trình Góc nhìn thẳng

Đa chiều – hai chƣơng trình mang đậm tính phản biện nhất hiện nay của VTC1.

Góc nhìn thẳng là chƣơng trình talk show, phát sóng hàng tuần vào sáng thứ 7.

Tham dự chƣơng trình thƣờng có 2-3 vị khách mời là các chuyên gia hoặc là cán bộ

quản lý thuộc một lĩnh vực nhất định. Các vấn đề mà Góc nhìn thẳng đề cập tới

cũng khá đa dạng nhƣ: chất lƣợng mũ bảo hiểm trên thị trƣờng; cẩn trọng với quyền sử dụng súng, chấn chỉnh hoạt động biểu diễn nghệ thuật thời trang, quản lý hoạt

động tổ chức lễ hội, quản lý giá cả thị trƣờng sau tết…Chƣơng trình Đa chiều của

VTC1 cũng để lại dấu ấn cho ngƣời xem về tính phản biện xã hội. Điểm nổi bật

nhất của Đa chiều đó là sự tham gia thƣờng xuyên của một gƣơng mặt quen thuộc

là Giáo sƣ Đặng Hùng Võ. Các vấn đề đƣợc đề cập, bàn luận trao đổi trong chƣơng

trình Đa chiều chủ yếu là những bất cập còn tồn tại trong văn hoá, đời sống xã hội

thƣờng nhật nhƣ: vấn đề luyện chữ đẹp cho trẻ nhỏ, ứng xử với ảnh nude, Âm nhạc

dân gian đương đại, Bệnh ưa hình thức, Tết hội nhập - Có nên theo… Bên cạnh hai

chƣơng trình nói trên, chƣơng trình Điểm nóng cũng là một cái tên cần phải nhắc

với các phóng sự ngắn xoay quanh một lĩnh vực nhất định. Nội dung đƣợc đề cập tới trong Điểm nóng chủ yếu là các vấn đề bất cập nổi cộm đang đƣợc dƣ luận quan tâm nhiều nhƣ quy định mới trong đào tạo liên thông của Bộ Giáo dục…Nếu nhƣ

Góc nhìn thẳngĐa chiều nổi bật với sự tham gia, phát biểu ý kiến của nhiều

chuyên gia, khách mời uy tín thì chƣơng trình Điểm nóng lại thể hiện sự đặc sắc

riêng của mình bằng các phóng sự phản ánh những câu chuyện ngƣời thật việc thật, phản ánh rõ những điều bất hợp lý đang diễn ra.

Dù mới ra đời chƣa lâu, nhƣng kênh truyền hình Thông tấn của Thông tấn xã Việt Nam cũng đã bƣớc đầu xây dựng đƣợc một số các chƣơng trình có chất lƣợng. Xét về tính phản biện xã hội, Truyền hình Thông tấn có 02 chƣơng trình rất đáng

chú ý. Đó là chƣơng trình Tiêu điểm kinh tếLăng kính phóng viên. Tiêu điểm

kinh tế là một chƣơng trình talk show, nội dung chủ yếu đề cập đến các vấn đề nổi

cộm của kinh tế trong cũng và ngoài nƣớc nhƣ: dự thảo luật đầu thầu sửa đổi, sáng

kiến đầu tư và phát triển tăng trưởng xanh; phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước; tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc – EU…. Có thời lƣợng ngắn hơn

(khoảng 15 phút), Lăng kính phóng viên đƣợc xây cũng đề cập đến nhiều vấn đề

thuộc nhiều lĩnh vực hơn chứ không chỉ dừng lại ở các vấn đề kinh tế. Có thể kể đến

các vấn đề nhƣ quy hoạch đào tạo với nhu cầu nhân lực thực tế, hậu quả của biến

đổi khí hậu, quy hoạch lại hệ thống phân phối nông sản, chống buôn lậu, vấn đề quy hoạch giao thông, sản xuất chè bẩn, xâm phạm hồ Ba Bể (Bắc kạn), bài toán đầu ra cho người dân sản xuất muối….

Trên đây chỉ là một vài nét phác hoạ cơ bản về các chƣơng trình mang tính phản biện xã hội trên một số kênh truyền hình tiêu biểu hiện nay. Từ các chƣơng trình nói trên có thể thấy các đài truyền hình ở Việt Nam hiện nay đều đã chú trọng xây dựng các chƣơng trình mang tính phản biện xã hội, cố gắng phản ánh làm bật lên những mặt bất cập, hạn chế còn tồn tại, chuyển tải những ý kiến đánh giá của các chuyên gia với kiến nghị thay đổi, khắc phục hạn chế. Nội dung của các chƣơng trình phản biện xã hội là khá đa dạng phong phú, đề cập, bàn luận nhiều vấn đề của đời sống xã hội, đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm. Đội ngũ thực hiện các chƣơng trình phản

biện xã hội đều là những phóng viên, biên tập viên “cứng”, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức nền rộng, am hiểu cơ bản kiến thức kinh tế, chính trị văn hoá, luật pháp…

Tiểu kết chƣơng 1

Phản biện xã hội là một điều tất yếu khách quan trong xã hội. Các yếu tố nhƣ chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục…có ảnh hƣớng nhất định đến phản biện xã hội. Phản biện xã hội đƣợc thực hiện trên cơ sở quyền tự do ngôn luận, tính dân chủ của xã hội nên nó phản ánh trình độ phát triển, trình độ tiến bộ của cộng đồng xã hội.

Phản biện xã hội đƣợc thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau, và báo chí truyền thông là một kênh phản biện xã hội quan trọng. Qua quá trình hình thành và phát triển của mình, vai trò và hiệu quả của báo chí trong phản biện xã hội cũng đã đƣợc thừa nhận cả ở góc độ lý luận và thực tiễn. Phản biện xã hội của báo chí đƣợc thực

hiện dựa trên chức năng tự thân của Báo chí, đó là chức năng THÔNG TIN. Thông

tin về hiện thực xã hội; nêu lên những hạn chế bất cập còn tồn tại của xã hội; tạo dƣ luận gây sức ép yêu cầu phải khắc phục; tạo diễn đàn để đông đảo ngƣời dân, tầng lớp trí thức đƣợc bày tỏ quan điểm …

Báo chí truyền hình với lợi thế phản ánh thông tin, chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh và âm thanh cũng đang ngày càng thể hiện tích cực vai trò phản biện xã hội. Bằng các chƣơng trình cụ thể, với những hình ảnh ghi lại chân thực hiện thực xã hội đang tồn tại, cùng với đó là ý kiến trả lời phỏng vật của những nhân vật ngƣời thật việc thật, của những chuyên gia hàng đầu, những vị lãnh đạo cấp cao…tất cả tạo nên dấu ấn đậm nét cũng là sức mạnh phản biện xã hội của báo chí truyền hình.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN TRUYỀN HÌNH QUA CHƢƠNG TRÌNH ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH VÀ TIÊU ĐIỂM

Một phần của tài liệu PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN TRUYỀN HÌNH (KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH VÀ TIÊU ĐIỂM, TRÊN KÊNH VTV1 TỪ 01-2013 ĐẾN 06-2013 (Trang 25 -25 )

×