Các Đài truyền hình chú trọng xây dựng các chương trình phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên truyền hình (Khảo sát chương trình Đối thoại chính sách và Tiêu điểm, trên kênh VTV1 từ 01-2013 đến 06-2013 (Trang 92)

Có thể thấy hiện nay, các Đài truyền hình, các cả kênh truyền hình xã hội hoá đều chƣa chú trọng nhiều vào việc xây dựng các chƣơng trình có tính phản biện xã

hội. Các chƣơng trình nhƣ game show, các chƣơng trình truyền hình thực tế, các bộ phim mua bản quyền nƣớc ngoài, hay các chƣơng trình mang tính thƣơng mại, PR, quảng cáo… là những nội dung đang đƣợc các Đài truyền hình tập trung phát triển nhiều trong thời gian gần đây. Các chƣơng trình này có thể ngay lập tức thu hút một lƣợng ngƣời xem lớn, đem lại doanh thu quảng cáo lớn, tuy nhiên việc các Đài truyền hình tập trung xây dựng quá nhiều khiến khán giả có cảm giác “bội thực”. Trong khi đó các chƣơng trình mang tính phản biện xã hội, đi sâu vào việc phản ánh, phân tích bình luận các sự kiện hiện tƣợng, vấn đề mang tính thời sự nóng trong xã hội thì ít đƣợc quan tâm. Cũng có một thực tế cần phải nói đến, đó là hiện nay chúng ta có 63 Đài truyền hình thuộc các tỉnh, thành phố nhƣng hiệu quả hoạt động các Đài này chƣa bao giờ đƣợc đánh giá cao. Các chƣơng trình phản biện xã hội cũng xuất hiện rất hạn chế tại các Đài này. Thực trạng nói trên xuất phát từ một số nguyên nhân nhƣ: các đài truyền hình chạy theo lợi nhuận quảng cáo trƣớc mắt; các Đài truyền hình tỉnh ít có sự đột phá, sáng tạo trong nội dung; thực hiện các chƣơng trình phản biện xã hội gặp nhiều khó khăn khi tác nghiệp, động chạm đến nhiều quan chức, lãnh đạo ở các cấp; kinh phí sản xuất các chƣơng trình này lớn, đòi hỏi nhiều sự đầu tƣ về con ngƣời, kỹ thuật máy móc…Tuy nhiên nhƣ đã nói, phản biện xã hội là chức năng tự thân của báo chí. Nếu chức năng này của báo chí bị xem nhẹ, thì vai trò của báo chí trong đời sống xã hội sẽ bị suy giảm. Từ bài học kinh nghiệm của một số nền báo chí lớn nhƣ Mỹ, Nhật, Thuỵ Điển, hay các nƣớc phƣơng tây chúng ta có thể thấy dù các chƣơng trình mang tính giải trí (game show, truyền hình thực tế, phim truyện…) có xuất hiện nhiều đến đâu thì vẫn không thể thay thế các chƣơng trình tin tức, các chƣơng trình có mang tính bình luận chuyên sâu. Nằm trong xu hƣớng đó báo chí truyền hình dù muốn hay không càng cần phải thể hiện mạnh mẽ hơn tính phản biện xã hội của mình. Các đài truyền hình, bao gồm cả đài Trung ƣơng lẫn địa phƣơng càng cần phải có sự đánh giá nhìn nhận tích cực hơn về trách nhiệm phản biện xã hội của mình. Thay vì chạy theo các chƣơng trình mang tính giải trí thuần tuý, chạy theo lợi nhuận quảng cáo trƣớc mắt, các Đài truyền hình cần có chiến lƣợc xây dựng cả về dài hạn cũng nhƣ ngắn hạn nội dung

các chƣơng trình có tính phản biện xã hội hiệu quả. Đây cũng là nhiệm vụ chính trị quan trọng của báo chí nói chung và các đài truyền hình nói riêng.

Một số giải pháp cụ thể mà các đài truyền hình cần thực hiện nhƣ sau

- Tăng cường đầu tư về nhân lực

Để xây dựng chiến lƣợc phát triển các chƣơng trình có tính phản biện xã hội , trƣớc hết các Đài truyền hình cần phải chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ nhân lực. Qua việc khảo sát nội dung chƣơng trình Đối thoại chính sách và Tiêu điểm, chúng ta có thể thấy phản biện xã hội trƣớc hết là phản ánh đúng, sâu sắc và đi đến phân tích mổ xẻ bình luận một cách logic khoa học, đƣa ra những kiến giải biện chứng, có tính khả thi cao. Muốn làm đƣợc điều đó, đội ngũ nhân lực thực hiện các chƣơng trình đóng vai trò hết sức quan trọng. Đầu tƣ xây dựng đội ngũ nhân lực là cả một quá trình dài hạn, liên quan đến các vấn đề nhƣ tuyển dụng, đào tạo, chế độ đãi ngộ…Để sản xuất chƣơng trình truyền hình nói chung và các chƣơng trình mang tính phản biện xã hội nói riêng phải cần đến Ngƣời tổ chức sản xuất, biên tập viên, phóng viên, ngƣời dẫn chƣơng trình, quay phim, kỹ thuật hậu kỳ. Mỗi vị trí lại có chức năng vai trò khác nhau, yêu cầu công việc đối với mỗi vị trí cũng khác nhau, cách bố trí sắp xếp nhân sự tại các Đài truyền hình cũng khác nhau, có thể kiêm nhiệm một hoặc nhiều vị trí, nhiều chƣơng trình. Từ việc khảo sát nội dung chƣơng trình Đối thoại chính sách và Tiêu điểm có thể đƣa ra yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ nhân lực sản xuất các chƣơng trình phản biện xã hội nhƣ sau

+ Với Tổ chức sản xuất, Biên tập viên

Ngƣời tổ chức sản xuất có thể kiêm luôn vai trò biên tập viên sẽ là ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp về nội dung mỗi chƣơng trình.

Ngƣời tổ chức sản xuất sẽ đóng vai trò định hƣớng đề tài, xét duyệt đề tài trƣớc khi đƣợc các phóng viên, biên tập viên triển khai thực hiện. Chính vì thế hơn ai hết ngƣời tổ chức sản xuất phải là ngƣời am hiểu đƣờng lối chính trị, các chủ trƣơng chính sách pháp luật để đƣa ra sự định hƣớng khai thác đề tài sao cho phù hợp. Phản biện xã hội là sự đánh giá, bình luận một sự kiện, vấn đề mang tính chính trị xã hội. Sự đánh giá, bình luận phải dựa trên lập luận một cách logic, khoa học vì

vậy đòi hỏi ngƣơi tổ chức sản xuất, phải là ngƣời có kiến thức, am hiểu nhiều lĩnh vực, từ đó đƣa ra hƣớng tiếp cận, khai thác đề tài, bình luận vấn đề một cách hợp lý, có tính khả thi. Không chỉ đóng vai trò là ngƣời định hƣớng khai thác đề tài, ngƣời tổ chức sản xuất cũng phải là ngƣời có kinh nghiệm, am hiểu nghiệp vụ để có thể đƣa ra phƣơng án tác nghiệp khả thi nhất, đạt hiệu quả xét cả trên góc độ khai thác nội dung và tiết kiệm chi phí sản xuất. Thực tế cho thấy quá trình tác nghiệp ngoài hiện trƣờng của phóng viên truyền hình rất phức tạp vì liên quan đến cả quay phim, xe ô tô đi lại…Phƣơng án tác nghiệp nhƣ đi ghi hình tại đâu, tiếp phỏng vấn đối tƣợng nào….phải đƣợc dự trù trƣớc một cách tƣơng đối cụ thể. Khi các phóng viên trình bày kế hoạch tác nghiệp thực hiện sản xuất đề tài, ngƣời tổ chức sản xuất phải là ngƣời có kinh nghiệm để duyệt, cũng nhƣ đƣa ra sự điều chỉnh hợp lý. Ngoài việc làm tốt công tác chuẩn bị tiền kỳ thì công tác hậu kỳ cũng cần nhiều đến vai trò của tổ chức sản xuất. Quá trình ghi hình tại trƣờng quay cũng nhƣ ngoài hiện trƣờng có thể có nhiều điều khó lƣờng, nhất là với các chƣơng trình ghi hình trực tiếp. Một vài sự cố có thể xảy ra nhƣ: không ghi đƣợc hình ngoài hiện trƣờng, nhân vật từ chối trả lời phỏng vấn trực tiếp, khách mời trƣờng quay bình luận không hợp lý, có nhiều điểm thái quá, tiêu cực…Những lúc nhƣ vậy, ngƣời tổ chức sản xuất là ngƣời cần linh hoạt đƣa ra quyết định xử lý, điều chỉnh thay đổi để có đƣợc nội dung phù hợp ở mức chấp nhận đƣợc.

Vai trò của ngƣời biên tập viên cũng gần tƣơng tự ngƣời tổ chức sản xuất, dù có thể mức độ trách nhiệm có thể thấp hơn. Biên tập viên đóng vai trò là ngƣời kiểm duyệt, chỉnh sửa các lỗi sai về lời bình, hình ảnh, ánh sáng…trƣớc khi ngƣời tổ chức sản xuất duyệt phát sóng. Ngƣời biên tập viên cũng là ngƣời quán xuyến xuyên suốt quá trình sản xuất nội dung chƣơng trình, từ khâu tiền kỳ đến hậu kỳ. Đôi lúc biên tập viên còn phải thực hiện việc tổng hợp các nội dung thông tin thô của các phóng viên khai thác đƣợc để tạo nên các tác phẩm truyền hình mang tính bình luận sâu. Chính vì thế, nhãn quan chính trị, tầm hiểu biết, trình độ nghiệp vụ của biên tập viên các chƣơng trình phản biện xã hội là những yếu tố vô cùng cần thiết.

Có thể thấy, với các chƣơng trình mang tính phản biện xã hội, ngƣời tổ chức sản xuất và các biên tập viên phải là ngƣời có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vực và lẽ dĩ nhiên phải là ngƣời có kinh nghiệm làm nghề lâu năm, giỏi nghiệp vụ.

+ Với Phóng viên

Ngoài vai trò của ngƣời tổ chức sản xuất, các biên tập viên, lẽ dĩ nhiên thực hiện các chƣơng trình phản biện xã hội cũng rất cần đến vai trò quan trọng của đội ngũ phóng viên. Chƣơng trình có hay hay không, có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng tác nghiệp của phóng viên ngoài hiện trƣờng. Bối cảnh tác nghiệp của phóng viên đã phức tạp, với phóng viên truyền hình thì sự phức tạp còn lớn hơn. Không giống nhƣ các loại hình báo chí khác, tác nghiệp truyền hình cần đến sự phối hợp của ít nhất là 02 ngƣời: phóng viên và quay phim. Các chƣơng trình phản biện xã hội thƣờng hƣớng đến việc khai thác các đề tài tƣơng đối gai góc, phản ánh những bất cập hạn chế đã và đang tồn tại trong cuộc sống. Tiếp cận, khai thác những đề tài này rất khó, thƣờng gặp sự cản trở chống đối, hoặc bất hợp tác của nhiều đối tƣợng, quá trình tác của phóng viên vì thế gặp rất nhiều áp lực. Để thực hiện tốt các đề tài mang tính phản biện xã hội, phóng viên truyền hình phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

Lập trường chính trị vững vàng, am hiểu kiến thức nhiều lĩnh vực

Có thể nói đây là yêu cầu chung với đội ngũ làm báo nói chung, với những phóng viên khai thác các đề tài mang tính phản biện xã hội nói riêng. Đề tài mang tính phản biện xã hội thƣờng là các vấn đề gây tranh cãi, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Khi tác nghiệp, ngƣời phóng viên sẽ phải tiếp xúc va chạm với nhiều đối tƣợng; suy nghĩ quan điểm của họ rõ ràng là khác nhau, phản ánh quyền lợi khác nhau…Cùng một vụ việc nhƣng khi phỏng vấn ngƣời dân, phỏng vấn doanh nghiệp, phỏng vấn ngƣời lãnh đạo, quảy lý hay các chuyên gia…sẽ có sự khác nhau. Đứng trƣớc “ma trận” đó, ngƣời phóng viên phải có lập trƣờng kiên định khi phản ánh thông tin về từng vụ việc vấn đề. Việc phản ánh thông tin của phóng viên một mặt đảm bảo tính “đa chiều”, mặt khác cần đảm bảo có sự định hƣớng tƣ tƣởng rõ ràng:

phù hợp với chủ trƣơng đƣờng lối của Nhà nƣớc, với quyền lợi của đa số nhân dân lao động. Có đƣợc phông kiến thức nền cũng sẽ giúp phóng viên thuận lợi trong quá trình lựa chọn đề tài, cũng nhƣ có sự độc lập tƣơng đối trong việc tự định hƣớng khi khai thác, triển khai đề tài ngoài thực tế.

Am hiểu luật pháp nói chung và luật báo chí nói riêng

Với bất kỳ phóng viên nào thì sự am hiểu luật pháp nói chung và luật báo chí nói riêng là điều vô cùng cần thiết. Với các phóng viên truyền hình thực hiện các chƣơng trình phản biện xã hội thì sự am hiểu pháp luật, và cụ thể là luật báo chí càng cần thiết hơn. Nhƣ đã nói ở trên quá trình khai thác các đề tài phản biện xã hội thƣờng hƣớng đến việc phản ánh các vụ việc “bất thƣờng”, các vấn đề đang gây nhiều bức xúc, tranh cãi trong dƣ luận. Đứng trƣớc các vấn đề đó, để có thể phản ánh và làm rõ tính đúng sai của vấn đề thì phải dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật. Do đó phóng viên phải có sự am hiểu pháp luật ở mức độ nhất định. Sự am hiểu pháp luật cũng sẽ giúp cho phóng viên có đƣợc sự định hƣớng trong quá trình tác nghiệp, khi nhận thức đƣợc tính “đúng, sai” của vấn đề, phóng viên sẽ biết cần phải làm gì, khai thác thông tin nhƣ thế nào, phỏng vấn ai để tác phẩm của mình đạt đƣợc sự thuyết phục cao nhất. Do đặc thù công việc, phóng viên phải tiếp cận khai thác đề tài ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, khó có thể yêu cầu phóng viên phải am hiểu tƣờng tận các quy định luật ở tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, phóng viên cần phải rèn luyện cho mình khả năng tìm kiếm và đọc hiểu nhanh nhất có thể. Với từng vấn đề cụ thể, phóng viên phải có sự chủ động chuẩn bị trƣớc khi khai thác, tác nghiệp. Trong quá trình đó, tìm hiểu về các quy định pháp luật là điều quan trọng. Việc tìm kiếm các văn bản luật hiện nay không khó khăn gì, nhƣng phóng viên phải rèn luyện đọc và hiểu thật nhanh, bởi lẽ không phải lúc nào thời gian tác nghiệp cũng “đủ” chƣa nói đến “nhiều”. Đọc và hiểu nhanh, biết đâu là cái mình cần để trích dẫn đƣa vào bài viết một cách chính xác.

Sự am hiểu luật báo chí cũng là điều quan trọng với các phóng viên khi thực hiện các đề tài mang tính phản biện xã hội. Khi tác nghiệp các đề tài này ngoài hiện trƣờng sẽ rất phức tạp, “va chạm” nhiều đối tƣợng, gặp nhiều trƣờng hợp cản trở,

ngăn cấm phóng viên tác nghiệp, khai thác thông tin. Trong các trƣờng hợp nhƣ vậy, sự am hiểu luật báo chí sẽ giúp phóng viên nhận thức đƣợc đâu là quyền và nghĩa vụ của mình từ đó có những ứng xử, hành động hợp lý, không vi phạm luật pháp nói chung và Luật Báo chí nói riêng.

Có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ báo chí truyền hình; linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tác nghiệp

Có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ báo chí là điều cần thiết với mọi phóng viên khi tác nghiệp. Với phóng viên truyền hình thực hiện các chƣơng trình phản biện xã hội, yêu cầu này càng trở nên quan trọng và là đều tiên quyết để có thể hoàn thành nhiệm vụ. Kỹ năng nghiệp vụ báo chí truyền hình bao gồm nhƣ: kỹ năng khai thác tìm kiếm thông tin, tƣ duy hình ảnh, kỹ năng phỏng vấn truyền hình, khái quát thông tin, dẫn ngoài hiện trƣờng…Đây là những kỹ năng cơ bản mà phóng viên truyền hình phải có, phải thành thạo để có thể chủ động tác nghiệp, khai thác đƣợc lƣợng thông tin tối đa từ thực tế cuộc sống.

Các tình huống tác nghiệp khai thác đề tài phản biện xã hội rất phức tạp, luôn khó lƣờng, chính vì thế phóng viên khi tác nghiệp phải cực kỳ linh hoạt. Các trƣờng hợp bị cản trở, từ chối cung cấp thông tin, từ chối phỏng vấn…là điều thƣờng xuyên gặp phải. Chính vì thế việc linh hoạt, khéo léo, sáng tạo xử lý tình huống, tránh máy móc thụ động là điều cần thiết để phóng viên có thể hoàn thiện tốt công việc đƣợc giao.

Có tinh thần trách nhiệm, quả cảm khi tác nghiệp

Với việc triển khai các đề tài phản biện xã hội, các phóng viên truyền hình gặp nhiều khó khăn hơn so với việc triển khai các đề tài khác. Đứng trƣớc khó khăn, phóng viên có thể dễ dàng bỏ cuộc, lấy lý do khách quan để thoái thác trách nhiệm khi không hoàn thành công việc. Với những phóng viên có tinh thần trách nhiệm, có lòng yêu nghề và có sự dũng cảm thì họ sẽ có thái độ khác hẳn. Trƣớc những thách thức khó khăn, phóng viên “máu nghề” vẫn cố gắng, bằng mọi cách khác nhau để khai thác thông tin một cách trọn vẹn nhất cho chƣơng trình của mình.

Xây dựng đƣợc đội ngũ phóng viên có tinh thần trách nhiệm, có lòng yêu nghề, có tinh thần quả cảm khi tác nghiệp là điều rất khó khăn. Đội ngũ lãnh đạo quản lý của các Đài truyền hình cần phải quan tâm xây dựng, tạo điều kiện cho phóng viên rèn luyện lâu dài mới có thể gặt hái đƣợc thành công nhƣ mong muốn.

+ Với Người dẫn chương trình

Ngƣời dẫn chƣơng trình cũng là yếu tố không kém phần quan trọng trong các chƣơng trình truyền hình. Với chƣơng trình talk show thì vai trò của ngƣời dẫn chƣơng trình quan trọng không kém gì vai trò của phóng viên, biên tập viên. Là một ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình, lẽ dĩ nhiên cần đến các yếu tố nhƣ phát âm

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên truyền hình (Khảo sát chương trình Đối thoại chính sách và Tiêu điểm, trên kênh VTV1 từ 01-2013 đến 06-2013 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)