Phản biện xã hội thể hiện qua Đối thoại chính sách và Tiêu điểm

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên truyền hình (Khảo sát chương trình Đối thoại chính sách và Tiêu điểm, trên kênh VTV1 từ 01-2013 đến 06-2013 (Trang 34)

2.2.1 Phản biện xã hội thể hiện qua nội dung Đối thoại chính sách

Đối thoại chính sách là một chƣơng trình talk show đề cập đến nhiều vấn đề mang tính vĩ mô, thuộc nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội… Để có thể hiểu rõ hơn về tính phản biện xã hội chƣơng trình Đối thoại chính sách, chúng ta sẽ nghiên cứu, phân tích, làm rõ vai trò của từng yếu tố cấu thành nên nội dung của chƣơng trình Đối thoại chính sách.

- Thông tin nền từ clip, phóng sự ngắn

Một trong những yếu tố cấu thành nên nội dung chƣơng trình đó chính là các clip, các phóng sự ngắn (đƣợc thực hiện trƣớc) phát trong chƣơng trình, cung cấp thông tin mang tính tổng quan nhất, khái quát nhất làm cơ sở cho cuộc trao đổi của các vị khách mời. Việc sử dụng các clip, các phóng sự ngắn trong chƣơng trình là điều quan trọng. Thời lƣợng các chƣơng trình đều có hạn nên có lẽ khó chƣơng trình talk show nào có thể ôm đồm, bàn thảo tất cả các khía cạnh, góc độ khác nhau liên quan đến cùng một nội dung vấn đề. Sự định hƣớng trƣớc nội dung vấn đề trƣớc là rất cần thiết. Để thực hiện đƣợc điều này, việc xây dựng trƣớc các clip, phóng sự ngắn để phát trong chƣơng trình là hiệu quả hơn cả. Thông qua các số liệu thống kê khái quát, những dẫn chứng vụ việc cụ thể bằng hình ảnh, lời bình…đem đến cho các vị khách mời sự hình dung về khía cạnh của nội dung vấn đề sẽ đƣợc trao đổi, giúp các họ có những thông tin mới nhất, từ đó khơi gợi mạch tƣ duy, cũng nhƣ cảm xúc để trao đổi, bàn luận.

Khán giả cũng sẽ đƣợc cung cấp một lƣợng thông tin nhất định từ những clip tổng hợp, những phóng sự ngắn, giúp họ có đƣợc hình dung tổng quan nhất về vấn đề sẽ đƣợc trao đổi thảo luận. Từ đó họ có thể hiểu đƣợc phần nào thực trạng vấn đề, khơi gợi cho họ sự đánh giá ban đầu, sự tò mò, hứng thú theo dõi.

Clip ngắn thƣờng đƣợc phát ở ngay đầu chƣơng trình, kết thúc clip thƣờng là dòng chữ khái quát nội dung chính của chƣơng trình. Ví dụ lời bình trong clip

sau đây: Theo Nghị quyết của Quốc hội về chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2013: tăng

trưởng GDP năm 2013 sẽ đạt 5,5%; chỉ số giá cả tiêu dùng CPI sẽ dưới 8%. Chính phủ thậm chí còn đặt quyết tâm hơn khi tuyên bố GDP năm 2013 sẽ cao hơn và lạm phát sẽ thấp hơn năm 2012. Nhiệm vụ điều hành kinh tế vĩ mô năm 2013 trở nên hết sức khó khăn trong bối cảnh cùng lúc và triển khai nghị quyết 01 và 02 để hỗ trợ thị trường khôi phục sản xuất, vừa khởi động đề án tái cơ cấu nền kinh tế - một chương trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhiều tham vọng nhưng lại vô cùng cấp bách vào thời điểm này. Hai nhà kinh tế Nguyễn Đức Thành và Quách Mạnh Hào sẽ cùng chia sẻ bình luận về triển vọng kinh tế 2013 và những ưu tiên của Chính phủ trong năm bản lề này của kế hoạch 05 năm.

Cuối clip là dòng chữ: Triển vọng kinh tế năm 2013

Triển vọng kinh tế năm 2013; những nhiệm vụ ƣu tiên phải làm: Đó là nội dung chính sẽ đƣợc trao đổi trong chƣơng trình. Cụ thể hơn, clip mở đầu chƣơng trình

còn nêu cụ thể tên hai vị khách mời tham gia chƣơng trình: Hai nhà kinh tế Nguyễn

Đức Thành và Quách Mạnh Hào.

Nhƣ vậy có thể thấy, mặc dù có nội dung rất ngắn nhƣng Clip mở đầu chƣơng trình có một vai trò rất quan trọng: giới thiệu khái quát nội dung chƣơng trình. Nếu coi tổng thể các chƣơng trình Đối thoại chính sách là một bài báo, clip mở đầu có thể coi là đoạn sapo; dòng chữ chạy ở phần cuối clip có thể coi là tên của bài báo.

Không chỉ dừng lại ở việc khát quát, giới thiệu nội dung mang tính chung chung, cũng có clip mở đầu nêu bật ngay những bất cập đang tồn tại.

Quyết định tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè thu vừa được đưa ra trong bối cảnh kế hoạch tạm trữ vụ đông xuân đã không đặt mục tiêu đề ra. Nông dân không được lãi 30%, doanh nghiệp xuất khẩu kêu lỗ, gạo tồn kho còn nhiều, giá gạo xuất khẩu Việt Nam xuống ở mức thấp nhất thế giới, và chương trình tạm trữ đã không kéo được giá thu mua trong nước như kỳ vọng ban đầu. Sau 20 năm xuất khẩu gạo và 17 năm triển khai chương trình tạm trữ, đã có một câu hỏi được đặt ra: Việt Nam có cần

phải giữ vị trí nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo, trong khi thu nhập của người trồng lúa càng ngày càng giảm. Đằng sau câu hỏi này là nhiều vấn đề cần làm rõ trong công tác điều hành xuất khẩu gạo và chính sách tạm trữ gạo hiện nay.

Cuối clip là dòng chữ: Xuất khẩu gạo - Ai là người hưởng lợi ?

Qua lời bình clip ở trên, khán giả có thể ngay đƣợc thông tin về sự bất cập trong

xuất khẩu gạo của nƣớc ta: Nông dân không được lãi, doanh nghiệp kêu lỗ, gạo tồn

kho nhiều, giá gạo xuất khẩu xuống thấp…dù Việt Nam giữ vị trí xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới ? Nhƣ vậy có thể thấy thông tin, nội dung quan trọng nhất đã đƣợc đƣa ngay lên đầu chƣơng trình. Khi nắm đƣợc thông tin trên, khán giả sẽ tò mò muốn tìm hiểu tại sao lại xảy ra bất cập nhƣ vậy; phải làm gì để thay đổi thực trạng đáng buồn đó…? Những thắc mắc, tò mò của khán giả sẽ đƣợc trả lời đầy đủ từ những kiến giải của các chuyên gia tham gia trao đổi trong chƣơng trình. Đoạn “sapo” nói trên đã làm rất tốt chức năng của mình.

Thƣờng trong một chƣơng trình Đối thoại chính sách có 2 – 3 clip hoặc phóng sự đƣợc sử dụng. Theo biên tập viên Quang Minh thì đây chính là những “điểm nhấn” quan trọng của chƣơng trình Đối thoại chính sách. Với thời lƣợng ngắn, các clip, phóng sự đƣợc sử dụng trong chƣơng trình thƣờng đóng vai trò gợi mở thông tin xoay quanh một khía cạnh vấn đề nhất định. Từ vấn đề đƣợc đề cập trong các clip, phóng sự các vị khách mời tham gia chƣơng trình sẽ có nguồn chất liệu thực tế vô cùng sinh động để bình luận về những chính sách đã và đang đƣợc thực thi.

Các biên tập viên thực hiện chƣơng trình Đối thoại chính sách thƣờng xây dựng nội dung các clip, phóng sự một cách có ý đồ, nhằm chia nội dung thảo luận, tập trung vào những khía cạnh hẹp khác nhau của cùng một vấn đề. Ví dụ, Đối thoại

chính sách phát sóng ngày 02/01/2013 với chủ đề: Gia nhập WTO – 05 năm nhìn

lại. Các clip, phóng sự đƣợc sử dụng trong chƣơng trình bao gồm:

+ Clip số liệu thống kê phát triển kinh tế sau 05 năm gia nhập WTO. + Phóng sự: Sự thay đổi của ngành Dệt may và phân phối sau 05 năm.

+ Phóng sự: Tiến trình cải cách thể chế hướng đến xây dựng kinh tế thị trường + Phóng sự: Thành tựu kinh tế của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO

Hay nhƣ chƣơng trình Đối thoại chính sách với chủ đề Dự thảo Luật Đất đai – tiếng nói từ cơ sở (phát sóng ngày 08/05/2013)cũng sử dụng các clip, phóng sự sau: + Phóng sự: Trách nhiệm của chủ đầu tư trong vấn đề tái định cư của người dân sau khi thu hồi đất (Câu chuyện tại Khu tái định cư Đầm Giặc, Yên Bái)

+ Phóng sự: Chế tài xử lý các chủ đầu tư chậm triển khai dự án đã thu hồi đất (dự thảo Luật đất đai sửa đổi)

+Phóng sự: Bất cập trong quản lý đất nông, lâm trường; người dân thiếu đất +Phóng sự: Cơ chế đền bù và giá đền bù thu hồi đất hiện nay.

Nhìn vào tên của các clip, phóng sự chúng ta có thể hình dung đƣợc phần nào nội dung bàn luận của các vị khách mời trong chƣơng trình. Liên quan đến nội dung lớn là đánh giá những thành công và hạn chế của nƣớc ta sau 05 gia nhập WTO. Các clip, phóng sự nhƣ trên đƣợc sắp xếp và sử dụng trong chƣơng trình nhằm hƣớng các vị các mời tập trung bàn luận vào từng khía cạnh nhỏ. Việc sử dụng các clip trong chƣơng trình Đối thoại chính sách rất linh hoạt, đặt trƣớc, sau, có thể nhiều hoặc ít. Nội dung các clip thƣờng là cung cấp số liệu thống kê liên quan đến nội dung vấn đề chính của chƣơng trình. Ví dụ nhƣ trong chƣơng trình Đối thoại chính

sách phát sóng ngày 16/02/2013, có các clip nhƣ : Clip nội dung chính của Nghị

quyết 02 của Chính phủ; Clip: nội dung của Nghị quyết 02 có liên quan đến thị trường bất động sản. Hay nhƣ trong chƣơng trình Đối thoại chính sách, phát sóng

ngày 03/04/2013 với chủ đề 25 năm thu hút FDI, có hai clip đƣợc sử dụng phát

trong chƣơng trình đó là: Clip Bức tranh FDI tại Việt Nam sau 25 năm và Clip 05

điểm yếu của FDI tại Việt Nam. Các clip thƣờng đƣa ra số liệu thống kê, biểu đồ diễn tả quá trình thay đổi các chỉ số thống kê liên quan, hoặc trích dẫn các nội dung, số liệu quan trọng trong các văn bản chính sách liên quan. Các thông tin, chỉ số thống kê đƣợc đƣa ra trong các clip thực sự là chất liệu quan trọng để ngƣời dẫn chƣơng trình và các vị khách mời cùng bình luận. Nhìn vào các số liệu khán giả xem truyền hình cũng có thể phần nào nhận thấy đƣợc những nét chủ đạo của thực trạng vấn đề đang đƣợc nói tới. Có clip sử dụng lời bình (đƣợc thu âm trƣớc) hoặc để ngƣời dẫn chƣơng trình đọc. Việc sử dụng các clip mô tả các thông tin số liệu

thống kê trong chƣơng trình Đối thoại chính sách là hợp lý, phù hợp với đặc trƣng của báo chí truyền hình là chuyển tải thông tin bằng hình ảnh. Nếu nhƣ không sử dụng các clip nhƣ trên, và ngƣời dẫn chƣơng trình thuần tuý đọc các số liệu thống kê liên quan thì ngƣời xem sẽ khó theo dõi và kịp nắm bắt thông tin. Thế mạnh thông tin hình ảnh của truyền hình đã đƣợc phát huy, hình ảnh trong chƣơng trình cũng sẽ trở lên sinh động hơn nhờ việc sử dụng các clip.

Các phóng sự ngắn cũng là một yếu tố quan trọng cung cấp thông tin nền cho các vị khách mời và khán giả. Nội dung các phóng sự thƣờng hƣớng đến việc phản ánh thực tế đã và đang diễn ra, nhằm đem đến cái nhìn toàn diện về việc các chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc đang đƣợc thực hiện ra sao? Những câu chuyện cụ thể, với địa chỉ, con ngƣời chính xác, các phóng sự trong chƣơng trình Đối thoại chính sách chú trọng đem đến những câu chuyện mang tính điển hình.

Ví dụ nhƣ trong chƣơng trình Đối thoại chính sách có chủ đề 25 năm thu hút

FDI, có 02 phóng sự đƣợc phát trong chƣơng trình, đó là: Thu hút vốn FDI tại Thanh Hoá Các dự án FDI công nghệ cao tại Hải Phòng. Qua hai phóng sự này khán giả có thể có cái nhìn cụ thể về những điểm hạn chế trong chính sách thu hút

và sử dụng nguồn vốn FDI hiện nay.

Câu chuyện tại Thanh Hoá là một ví dụ. Mặc dù từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đều thống nhất cho rằng không thể chấp nhận các dự án FDI bằng mọi giá, tức là phải từ chối các dự án có công nghệ lạc hậu và tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên không phải địa phƣơng nào cũng có nhiều lựa chọn. Thanh Hoá gần nhƣ bắt buộc phải lựa chọn các dự án công nghiệp nặng, và có vẻ nhƣ không có hƣớng phát triển nào khả quan hơn với tỉnh này. Bí thƣ tỉnh uỷ Thanh

Hoá, ông Mai Văn Ninh cho rằng: không phải chỗ nào cũng có thể thực hiện các dự

án công nghệ cao, điều này còn phụ thuộc vào trình độ nhân lực, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng tỉnh và khả năng hấp thụ được của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, lại có hiện tƣợng cạnh tranh trong việc thu hút các dự án FDI công nghệ cao. Đáng nói hơn sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các tỉnh, mà còn diễn ra giữa khu kinh tế và khu công nghiệp ở ngay trong cùng một tỉnh. Câu

chuyện tại Hải Phòng là một ví dụ. Ƣu đãi giữa khu kinh tế và khu công nghiệp (dù cho khoảng cách địa lý không xa) có sự chênh lệch lớn. Các khu kinh tế có nhiều lợi thế trong việc thu hút các dự án FDI công nghệ cao, trong khi các khu công nghiệp lại yếu thế hơn. Dòng nhân lực cũng đang có sự dịch chuyển tập trung vào các khu kinh tế, lý do là thuế thu nhập cá nhân khi làm việc ở đây chỉ bằng ½ ở khu công nghiệp. Thực tế này đã dẫn đến nảy sinh nhiều bất hợp lý giữa nhà đầu tƣ đến trƣớc, nhà đầu tƣ đến sau; giữa nhà đầu tƣ trong khu công nghiêp và khu kinh tế. Ông Susumu Yazaki, Tổng giám đốc dự án nhà máy chế tạo lốp xe Briddestony

Việt Nam, đại diện một nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã nói rằng: nếu chỉ ưu tiên cho khu

này hay khu kia thì khó tạo tính liên kết vùng và không tạo được sức mạnh tổng hợp cho kinh tế chung. Đại diện sở Kế hoạch – Đầu tƣ Thành phố Hải Phòng, cũng thừa nhận bất cập này. Làm sao để tạo một cơ chế công bằng hơn, rõ ràng hơn vẫn là một câu hỏi chƣa có câu trả lời.

Hai câu chuyện mang đậm tính thực tiễn, xảy ra ở hai địa phƣơng cụ thể là chất liệu thông tin sống động để Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ Bùi Quang Vinh (khách mời của chƣơng trình) bình luận đánh giá về những kết quả, hạn chế sau 25 năm thu hút FDI của Việt Nam.

Trong chƣơng trình Đối thoại chính sách với chủ đề Xuất khẩu gạo – Ai là người

được hưởng lợi, (phát sóng ngày 12/06/2013) các phóng sự chất liệu cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin nền cho thấy bức tranh thực trạng xuất khẩu gạo của nƣớc ta

hiện nay. Trong chƣơng trình có 03 phóng sự đƣợc sử dụng: Tình hình thu mua tạm

trữ và xuất khẩu gạo tại đồng bằng Sông Cửu Long; Vấn đề thay đổi chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo để hiệu quả hơn; Tăng quyền lợi của người nông dân trong kinh doanh sản xuất lúa gạo.

Mỗi phóng sự phản ánh một góc độ, khía cạnh hẹp của thực tế đang xảy ra. Phóng sự đầu tiên phản ánh về tình hình thực hiện chính sách thu mua tạm trữ lúa tại đồng bằng sông Cửu Long. Phóng sự đƣợc mở đầu bằng một câu chuyện thực tế của một hộ nông dân: Hơn 20 tấn lúa vụ đông xuân vẫn đang nằm trong nhà ông Huỳnh Văn Tám từ 03 tháng qua. Mặc dù trồng giống lúa chất lƣợng cao nhƣng sau

khi thu hoạch ông chỉ đƣợc thƣơng lái trả giá mua 6000 đồng/kg; ông từ chối bán với mức giá này. Tuy nhiên sau 03 tháng tích trữ ông buộc phải bán với mức giá thấp hơn: 5.600 đồng/kg. Không thể trữ gạo lâu vì càng để lâu sẽ càng bị hao hụt, trong khi việc thu hoạch vụ mới đang cận kề. Nông dân phải bán lúa dƣới mức giá thành – đó là một thực tế đang diễn ra tại đồng bằng sông Cửu Long, lúa càng sản xuất nhiều thì ngƣời dân càng lỗ. Tình hình xuất khẩu gạo của nƣớc ta rõ ràng là chƣa thực sự đem lại lợi nhuận nhƣ mong muốn. Cứ lúc nào giá gạo thế giới giảm thì nƣớc ta lại đẩy mạnh bán ra, khi giá gạo tăng thì lại hạn chế xuất khẩu. Đó là một bất cập đƣợc khẳng định bởi chuyên gia nghiên cứu lúa gạo Nguyễn Đình Bích. Chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo không phát huy hiệu quả nhƣ mong muốn, nông dân phải bán lúa dƣới mức giá thành. Phải làm gì để thay đổi chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo hiện nay ? Đó cũng là nội dung đƣợc đặt ra trong phóng sự thứ 02. Mở đầu phóng sự cũng là một câu chuyện thực tế của một ngƣời nông dân tại đồng

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên truyền hình (Khảo sát chương trình Đối thoại chính sách và Tiêu điểm, trên kênh VTV1 từ 01-2013 đến 06-2013 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)