Với chương trình Tiêu điểm Về nội dung:

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên truyền hình (Khảo sát chương trình Đối thoại chính sách và Tiêu điểm, trên kênh VTV1 từ 01-2013 đến 06-2013 (Trang 87)

- Về nội dung:

Nội dung chƣơng trình Tiêu điểm cần hƣớng nhiều hơn đến các vấn đề mang tính thời sự cao hơn nữa. Với các vụ việc, các sự kiện hiện tƣợng đang “nóng” thu hút đƣợc nhiều sự chú ý của dƣ luận thì sự quan tâm của khán giả cũng vì thế sẽ tăng lên đáng kể. Càng bám sát tính thời sự thì đối tƣợng khán giả của chƣơng trình càng đƣợc mở rộng một cách đáng kể. Tất nhiên song song với tính thời sự, yêu cầu phân tích chuyên sâu của nội dung chƣơng trình vẫn phải đƣợc đảm bảo.

Với những vấn đề mang tính vĩ mô, nhằm mục đích phản biện các vấn đề chính sách vĩ mô, chƣơng trình càng cần đƣa thông tin phản ánh từ các vụ việc cụ thể, có tính thời sự để ngƣời xem càng dễ theo dõi. Việc sử dụng các số liệu thống kê khái quát, ý kiến phân tích của các chuyên gia là cần thiết, tuy nhiên thông tin từ các vụ việc cụ thể càng cần phải đƣợc tăng cƣờng nhiều hơn, từ đó các vấn đề mang tính vĩ mô sẽ đơn giản hoá, cụ thể hoá.

Nội dung các phóng sự trong chƣơng trình cũng cần có sự phân chia rõ ràng hơn, chứ không thuần tuý chỉ phân chia bằng hình cắt. Một chƣơng trình Tiêu điểm thƣờng bao gồm 3 - 4 phóng sự, tập chung phản ánh từng khía cạnh của vấn đề. Tuy nhiên không phải lúc nào khán giả cũng có thể cảm nhận đƣợc rõ nội dung từng phóng sự, cũng nhƣ thấy đƣợc sự rõ khía cạnh phản ánh. Cảm giác nội dung chƣơng trình dàn trải, đều đều là khó tránh khỏi. Chính vì thế biên tập viên thực hiện

chƣơng trình cần có sự phân chia khía cạnh nội dung phản ánh qua từng phóng sự một cách rành mạch, cụ thể hơn.

Hình ảnh đƣợc sử dụng trong chƣơng trình cũng rất quan trọng. Đó là một trong những yếu tố cơ bản của một chƣơng trình truyền hình. Tuy nhiên việc khai thác hình ảnh trong chƣơng trình chƣa đƣợc chú trọng nhiều. Đôi lúc hình ảnh trong chƣơng trình bị sử dụng, lặp đi lặp lại nhiều, hoặc xuất hiện những hình ảnh mang tính chung chung hạn chế thông tin. Việc khai thác thông tin cần đƣợc chú trọng nhiều hơn cả về số lƣợng và chất lƣợng. Muốn vậy, bản thân các phóng viên cần phải có tƣ duy khai thác hình ảnh tốt hơn khi tác nghiệp ngoài hiện trƣờng. Kỹ năng khai thác hình ảnh của phóng viên thể hiện ở việc lựa chọn bối cảnh quay, tận dụng tập trung khai thác bối cảnh quay, và quan trọng hơn là sự phối hợp, truyền đạt nội dung muốn khai thác với quay phim. Bản thân ngƣời quay phim thực hiện các chƣơng trình mang tính phản biện xã hội cũng phải tự rèn luyện cho mình khả năng đọc hiểu đề tài, từ đó có tƣ duy sáng tạo trong việc khai thác hình ảnh. Nên bố trí một đội ngũ quay phim chuyên trách thực hiện các chƣơng trình mang tính phản biện xã hội. Đây phải là quay phim giàu kinh nghiệm, và có nền tảng kiến thức tƣơng đối rộng để hiểu đƣợc vấn đề, đề tài cần khai thác. Cũng có trƣờng hợp, hình ảnh ngoài hiện trƣờng khó khai thác do yếu tố khách quan. Với những trƣờng hợp nhƣ vậy, nên chủ động sử dụng các hình ảnh đồ hoạ để diễn đạt thông tin một cách sinh động hơn. Việc sử dụng các hình ảnh đồ hoạ cũng rất có hiệu quả, nhất là với những vấn đề mang tính vĩ mô chung chung.

- Về hình thức

Thời lƣợng chƣơng trình không quá dài, khán giả dễ theo dõi hơn so với chƣơng trình Đối thoại chính sách. Tuy nhiên nhƣ đã nói ở trên, vấn đề không phải lúc nào cũng có thể đƣợc diễn đạt một cách cụ thể rõ ràng để khán giả thấy rõ. Hình ảnh lặp lại, một nhân vật trả lời phỏng vấn nhiều lần….đó là những yếu tố rất dễ khiến khán giả cảm thấy nội dung bị dàn trải, phóng sự trƣớc giống phóng sự sau. Giữa các phóng sự đƣợc phân chia bằng hình cắt. Tuy nhiên để hiệu quả hơn có thể sử dụng

các dòng chữ khái quát nội dung chạy trên màn hình. Cũng giống nhƣ chƣơng trình Đối thoại chính sách, các dòng chữ này sẽ đóng vai trò nhƣ các tít phụ, giúp khán giả nhận thức đƣợc nội dung một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

Tính tƣơng tác, thu nhận phản hồi của khán giả về chƣơng trình Tiêu điểm cũng nên đƣợc chú trọng. Tƣơng tự nhƣ chƣơng trình Đối thoại chính sách, việc xây dựng các website riêng, về chƣơng trình Tiêu điểm sẽ dễ dàng thực hiện việc tƣơng tác, nhận phản hồi từ khán giả. Có thể sử dụng mạng xã hội để thực hiện điều này dễ dàng, qua đó tiếp nhận thông tin là cơ sở xây dựng đề tài chƣơng trình, hoặc nhận phản hồi, đánh giá góp ý về chƣơng trình. Tính quảng bá của chƣơng trình cũng vì thế sẽ hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên truyền hình (Khảo sát chương trình Đối thoại chính sách và Tiêu điểm, trên kênh VTV1 từ 01-2013 đến 06-2013 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)