+ Điểm mạnh
Nếu nhƣ nội dung Đối thoại chính sách đi sâu vào việc bàn luận thì Tiêu điểm lại chú trọng khai thác, phản ánh chi tiết thực tiễn bằng những câu chuyện cụ thể với tiếng nói của ngƣời trong cuộc. Qua khảo sát nội dung Tiêu điểm ở phần trên có thể
thấy đƣợc rất nhiều câu chuyện ấn tƣợng nhƣ: vụ việc 80 giáo viên Yên Bái bị đẩy
ra khỏi biên chế; tình trạng tội phạm băng nhóm hoành hành; thực trạng khó khăn của đời sống công nhân; vấn đề hỗ trợ bồi thường tái định cư tại các dự án thuỷ điện….Từ những câu chuyện cụ thể đó, những điều vô lý, những điều bất bình thƣờng đƣợc phản ánh một cách chi tiết, sinh động. Tiêu điểm đã đem đến cho công chúng bức tranh chân thực về thực tiễn cuộc sống. Tiêu điểm còn đem đến cho khán giả nhiều hình ảnh ghi lại chân thực về bức tranh thực tiễn cuộc sống. Rất nhiều hình ảnh trong chƣơng trình Tiêu điểm đã để lại ấn tƣợng mạnh mẽ với khán giả
nhƣ: hình ảnh người giáo viên Đỗ Viễn Quân ở Yên Bái buồn rầu đốt sách; hình
ảnh khu tái định cư Đầm Giặc, Yên Bái; hình ảnh vụ cưỡng chế đất đai tại Tiên Lãng, Hải Phòng; hình ảnh bản nghèo tại Mường Lát, Thanh Hoá tan hoang vì HIV, AIDS…Để có đƣợc những hình ảnh “đắt” nói trên, các phóng viên thực hiện chƣơng trình thực sự phải trải qua nhiều vất vả khó khăn khi tác nghiệp. Những hình ảnh ấn tƣợng nói trên cho thấy khả năng tác nghiệp tuyệt vời của các phóng
viên và cũng là dấu ấn tạo nên sự khác biệt của chƣơng trình Tiêu điểm. Những con số thống kê, những ý kiến trả lời phỏng vấn của các vị lãnh đạo chịu trách nhiệm quản lý các Bộ ngành, trả lời của các chuyên gia nghiên cứu…cho thấy một bức tranh thực tiễn đƣợc phản ánh ở một diện rộng hơn. Điều này cũng cho thấy sự nỗ lực tìm tòi, đào sâu của đội ngũ phóng viên, biên tập viên thực hiện chƣơng trình.
Với đội ngũ phóng viên nhiều kinh nghiệm, nắm chắc kiến thức nghiệp vụ, cùng với đó là tinh thần làm việc xông xáo, quả cảm, không ngại khó, chƣơng trình Tiêu điểm thực sự đem đến cho công chúng nhiều thông tin, hình ảnh phản ánh một cách chân thực, sinh động bức tranh thực tiễn đã và đang diễn ra. Giá trị phản biện xã hội của báo chí truyền hình cũng đƣợc thấy rõ từ đó.
+ Hạn chế
Với thời lƣợng khoảng 15 phút, nội dung Tiêu điểm dễ dàng thu hút ngƣời xem hơn so Đối thoại chính sách. Nội dung Tiêu điểm thƣờng đƣợc chia thành các phóng sự ngắn, sự phân chia đƣợc thể hiện bằng việc sử dụng hình cắt. Tuy nhiên, khán giả rất khó phân biệt sự khác nhau giữa nội dung của từng phóng sự. Nhân vật trả lời phỏng vật có thể xuất hiện ở các phóng sự; hình ảnh cũng có sự lặp đi lặp lại. Nhƣ vậy khán giả sẽ có cảm giác vấn đề đƣợc nói đến bị “loãng”, “dàn trải”. Dù thời lƣợng các phóng sự là rất ngắn nhƣng khi đặt cạnh nhau (với tổng thởi lƣợng chƣơng trình Tiêu điểm từ khoảng 15 phút) sự khác biệt giữa nội dung các phóng sự càng khó thấy rõ. Sự lặp đi lặp lại hình ảnh cũng cho thấy sự khai thác hình trong quá trình tác nghiệp chƣa đƣợc hiệu quả. Nhiều câu chuyện, vụ việc cụ thể đƣợc nêu ra nhƣng lại sử dụng hình ảnh chung chung. Những hình ảnh “đắt” xuất hiện chƣa nhiều, và chƣa thực sự có cách tạo điểm nhấn để công chúng cảm nhận rõ thông tin và cảm xúc từ hình ảnh. Cũng tƣơng tự nhƣ chƣơng trình Đối thoại chính sách, việc quảng bá, giới thiệu chƣơng trình Tiêu điểm cũng đƣợc thực hiện rất hạn chế. Khung giờ phát sóng Tiêu điểm cũng không thực sự thuận lợi để thu hút nhiều khán giả theo dõi.
Tiểu kết Chƣơng 2
Từ việc khảo sát nội dung chƣơng trình Đối thoại chính sách và Tiêu điểm, có thể thấy các phóng viên, biên tập viên thực hiện cả hai chƣơng trình đều đã cố gắng khai thác phản ánh thực tiễn đời sống đang diễn ra một cách chân thực nhất. Trong khi Đối thoại chính sách để lại dấu ấn sâu sắc bằng việc tạo diễn đàn để các chuyên gia phân tích bình luận sâu, thì Tiêu điểm lại cố gắng chuyển tải các thông điệp bằng những câu chuyện cụ thể, những hình ảnh sống động. Fomat của hai chƣơng trình khác nhau nên nội dung thể hiện, cách thể hiện vấn đề cũng có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên dù là cách thể hiện có khác nhau thế nào đi nữa, thì mục tiêu chung của hai chƣơng trình đều hƣớng tới phản ánh một cách chân thực bức tranh thực tế cuộc sống đã và đang diễn ra. Từ việc phản ánh rõ thực tiễn, nội dung chƣơng trình Đối thoại chính sách và Tiêu điểm đi sâu vào phân tích, mổ xẻ làm rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, đồng thời đánh giá và chỉ rõ những điểm hạn chế bất cập còn tồn tại trong các văn bản, chính sách hiện hành. Tất cả tạo nên những thông điệp mang tính phản biện sâu sắc từ nội dung của Đối thoại chính sách và Tiêu điểm.
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH