L ỜI MỞ ĐẦU
3.2.1.2.2 Hệ Neogen
1.Thống Mioxen, phụ thống Mioxen hạ, điệp Bạch Hổ (N11bh) (tập BI)
Điệp Bạch Hổ nằm ở chiều sâu 1650m ÷ 2100m (VA-1X) (xem hình 3.3). Điệp Bạch Hổ tương ứng với tập địa chấn BI, và trong mỏ Vàng Anh tập BI có
chiều dày thay đổi khoảng từ 410 đến 490m gồm các lớp cát kết, bột kết, sét kết. Điệp Bạch Hổ được chia thành hai phần
Phụ điệp Bạch Hổ trên (N11bh2) gồm chủ yếu là sét kết màu xám, xám xanh xen kẽ với cát kết và bột kết, tỉ lệ cát/bột kết tăng dần xuống dưới, trên cùng là tập “sét kết Rotalid” bao phủ toàn bể với chiều dày thay đổi 15 ÷ 20 m.
Phụ điệp Bạch Hổ dưới (N11bh1) chủ yếu là cát kết và bột kết, xen với các lớp sét kết màu xám, vàng, đỏ. Trầm tích được tích tụ trong môi trường đồng bằng aluvi(bồi tích) - đồng bằng ven bờ ở phía dưới, chuyển dần lên đồng bằng ven bờ - biển nôngở phía trên. Các trầm tích của hệ tầng này phủ bất chỉnh hợp góc trên các trầm tích của hệ tầng Trà Tân.
Tầng sét kết chứa Rotaliacòn là tầng chắn rất tốt cho cả bể. Các vỉa cát xen kẽ nằm trong và ngay dưới tầng sét kết Rotalia là đối tượng chứa rất tốt ngoài đối tượng chứa tiềm năng là đá móng của mỏ Vàng Anh, chúng đãđược chứng minh qua kết quả thử vỉa ở một số các giếng khoan VA-1X, VA-2X-DEV và VA-3X.
2. Thống Mioxen, phụ thống Mioxen trung, điệp Côn Sơn (N12cs)(tập BII). Điệp Côn Sơn bắt gặp ở cácgiếng khoan trong mỏ nằm ở chiều sâu khoảng từ 1100m đến 1750m (xem hình 3.2) với chiều dày trong khoảng 480 ÷ 570m, điệp này tương ứng với tập địa chấn BII.
Điệp này gồm chủ yếu là cát kết hạt thô –trung, bột kết, xen kẽ với các lớp sét kết màu xám, nhiều màu dày từ 5 đến 15 m, đôi nơi có lớp than mỏng. Trầm tích được thành tạo trong môi trường sông (aluvi) ở phía Tây, đầm lầy - đồng bằng ven bờ ở phía Đông, Đông Bắc. Các thành tạo của điệp Côn Sơn phủ không chỉnh hợp góc yếu trên các trầm tích của điệp Bạch Hổ.
Tuy đá hạt thô của hệ tầng có độ thấm và độ rỗng cao nhưng chúng lại nằm trên tầng chắn khu vực nên hệ tầng này và các hệ tầng trẻ hơn của bể xem như không có triển vọng dầu khí.
3. Thống Mioxen, phụ thống Mioxen thượng; điệp Đồng Nai (N13đn)
Điệp Đồng Nai tương ứng với tập địa chấn BIII, nằm ở chiều sâu từ 580m đến 1190m trên các giếng khoan VA-1X,(hình 3.2) có chiều dày thay đổi khoảng 590m ÷ 620m.
Điệp Đồng Nai chủ yếu là cát hạt trung xen kẽ với bột và các lớp mỏng sét màu xám hay nhiều màu, đôi khi gặp các vỉa carbonat hoặc than mỏng, môi trường trầm tích đầm lầy - đồng bằng – ven bờ ở phần Tây bể, đồng bằng ven bờ - biển
nông ở phía Đông và Bắc c ủa bể. Các trầm tích của điệp nằm gần như ngang, nghiêng thoải về Đông và không bị biến vị.
3.2.1.2.3 Thống Plioxen -ĐệTứ, điệp Biển Đông (N2bđ)
Điệp Biển Đông tương ứng với tập địa chấn A, với chiều dày thay đổi 520 ÷ 550m.
Trầm tích chủ yếu là cát hạt trung - mịn với ít lớp mỏng bùn, sét màu xám nhạt chứa phong phú hoá đá biển và glauconit thuộc môi trường trầm tích biển nông, ven bờ, một số nơi có gặp đá carbonat. Trầm tích của điệp này nằm gần như ngang, nghiêng thoải về phíaĐông và không bị biến vị.