Thạch học trầm tích

Một phần của tài liệu Lựa chọn chế độ khai thác tối ưu cho giếng khoan 1X, mỏ A, bể trầm tích Cửu Long bằng phương pháp lựa chọn cỡ Tubin kết hợp khai thác Gaslift. (Trang 51)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.3.1 Thạch học trầm tích

Như đã nóiở trên tầng chứa cát kết Mioxen hạ là đối tượng chứa quan trọng thứ hai trong mỏ Vàng Anh sau đối tượng đá móng nứt nẻ. Các tập cát B8, B9 khá mỏng, mà đối tượng chính là tập cát kết B10 ta gặp ở hầu hết các giếng khoan trong mỏ Vàng Anh. Chiều dày tầng B10 dao động 10-16m và bao gồm 4 tập cát là A, C, E và G (xem hình 3.7). Cát kết B10 chủ yếu thuộc môi trường châu thổ (delta) và trầm tích ven bờ của tướng đầm hồ, thứ yếu là các trầm tích của biển.

Trong cụm giếng khoan VA-2X và VA-3X kết quả đo log cho thấy tầng B10 có chiều dày thực khoảng 2,5 ÷ 3,5 m và có đường cong carota điện trở suất cao. Qua phân tích các mẫu lõi trong giếng VA-2X-Dev và VA-3X cho phỏng đoán môi trường lắng đọng tầng B10 là môi trường châu thổdelta, kết quảphân tích này được đối chiếu với các mẫuở một sốbểtrầm tích vùng lân cận (xem hình 3.6).

Tầng B10 này được phân biệt rõ rêt giữacác tướng kênh rạch (channel- vùng màu vàng trên hình 3.6) và các tướng khe rãnhđường bờkhác (crevasse/trandline- vùng màu hồng) thông qua đường gammaray. Tập trầm tích kênh rạch được đặc trưng bởi độ rỗng và độ thấm cao, hàm lượng sét thấp, đường gammaray thấp. Trầm tích tướng đường bờ crevasse/trandline có mối tương quan độ rỗng và độ thấm thấp bởi có trầm tích lẫn sét, đường gammaray và hàm lượng sét cao.

Hình 3.7 Tầng chứa B10 qua minh giải log GR giếng SD-2X Dev [1] Tầng trầm tích B10 gặp trong giếng VD-2X-Dev nằm trong khoảng chiều sâu 1888m ÷1907m. Minh giải kết quả đo gammaray trong giếng khoan VD-2X-Dev, kết hợp với tài liệu mẫu lõi nhằm đánh giá môi trường tích tụ trầm tích. Trong khoảng chiều sâu nghiên cứu 1882 ÷ 1909m, được chia thành 3 giai đoạn trầm tích. Dưới cùng là giai đoạn biển thoái, trầm tích có độ hạt thô dần lên trên, môi trường thay đổi từ trầm tích hồ, chân châu thổ, trước châu thổ đến doi cát cửa sông. Trầm tích ở giữa được hình thành trong giaiđoạn bồi tụ, khi mà mực nước biển ổn định, trầm tích tương đối đồng nhất, kích thước hạt thay đổi không nhiều. Phía trên cùng là giai đoạn biển tiến, trầm tích có độ hạt từ thô tới mịn, môi trường trầm tích biến đổi từ ven biển, đồng bằng châu thổ, đầmhồ.

Tầng chứa cát kết B10 sẽ bị giảm đáng kể khả năng chứa khi có sự xen kẹp, các tập sét này có chiều dày dao động 0,5÷1,5m ,nó có thể gây lên sự không liên tục trong tầng chứa ngăn cách các tầng cát A, C, E và G .(xem hình 3.7) và sự phân bố của tầng B10 trong mỏ thể hiện qua một số giếng khoan hình 3.8.

Hình 3.8 Tầng B10 qua các GK VA-2X-Dev,VA-3X,VA-4X,VA-6X [1] Tầng B10 là trầm tích Mioxen hạ, cùng với trầm tích Oligoxen phủ trên mặt móng nhô cao. Đỉnh cao nhất của tập B10 nằm ở độ sâu 1700mSS, và đường đồng mức khép kín thấp nhất của cấu tạo khoảng độ sâu 1760mSS. Bản đồ cấu trúc tầng B10 thể hiện hình 3.9 và 3.10 .

Hình 3.9 Bản đồcấu trúc nóc tầng B10 trong mỏVàng Anh [1]

Một phần của tài liệu Lựa chọn chế độ khai thác tối ưu cho giếng khoan 1X, mỏ A, bể trầm tích Cửu Long bằng phương pháp lựa chọn cỡ Tubin kết hợp khai thác Gaslift. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)