L ỜI MỞ ĐẦU
2.2.2.3 Phân tầng cấu trúc lô 15-1
Trên cơ sở các đặc điểm về kiến tạo khác nhau ta có thể phân tầng cấu trúc lô 15-1 như sau:
Đá móng liên quan đến quá trình trước tạo rift, đặc biệt là từ Jura thượng đến Paleoxen (thời kỳ đầu KZ) dây là thời gian thành tạo và nâng cao của đá móng magma xâm nhập, về mặt thạch học đá móng bao gồm granit, granodiorit, đá biến chất. Các thành tạo này sau khi trải qua thời kì dài bóc mòn dập vỡ khối tảng đã bị nứt nẻ dập vỡ. Sau đó trải qua quá trình san bằng địa hình trước khi hình thành bể trầm tích Cửu Long. Địa hình bề mặt bóc mòn của móng kết tinh trong phạm vi khu vục bể lúc này không hoàn toàn bằng phẳng, có sự đan xen giữa các thung lũng và đồi, núi thấp. Chính hình thái địa hình mặt móng này đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển trầm tích lớp phủ kế thừa cuối Eoxen đầu Oligoxen để rồi móng nứt nẻ trước Kainozoi trở thành đối tượng có tiềm năng chứa dầu khí.
Trầm tích Paleogen gồm những trầm tích thành tạo trong quá trìnhđồng tạo rift, vào cuối Eoxen và đầu Oligoxen hạ hoạt động đứt gãy diễn ra mạnh mẽ, hình thành nên các địa hào, bán địa hào được lấp đầy bằng các trầm tích hạt thô như sạn cuội kết, có xen lớp sét mỏng và phun trào chủ yếu thành phần bazơ trung tính. Thời kì Oligoxen quá trình tách giãn tiếp tục phát triển làm cho bể lún chìm sâu và rộng hơn trầm tích chủ yếu là các tập sét dày đến vài chục mét, giầu vật chất hữu cơ phân bố rộng, là một nguồn sinh quan trọng. Cuối Oligoxen thượng hoạt động nén ép xẩy ra tạo nên các cấu trúc “trồi”, các cấu tạo hình hoa dương.
Trầm tích Neogen và Đệ Tứ tương ứng với chế độ kiến tạo sau tạo rift. Các
trầm tích của thời kì sau rift cóđặc điểm chung là phân bố rộng không biến vị uốn nếp, và gần như nằm ngang.
Ở bể Cửu Long trong Mioxen hạ, các hoạt động tái căng giãn yếu lún chìm từ từ vẫn xảy ra. Phụ điệp Bạch Hổ dưới (N11bh1) chủ yếu là cát kết bột kết xen kẽ sét kết tích tụ trong môi trường đầm lầy vũng vịnh bồi tích (aluvi), phụ điệp Bạch Hổ trên (N11bh2) chủ yếu là sét kết, và phần lớn diện tích bể, nóc trầm tích Mioxen hạ được đánh dấu bằng quá trình chìm sâu bể với sự thành tạo tầng sét Rotalia biển nông rộng khắp và tạo nên tầng chắn khu vực khá tốt cho toàn bể.
Từ Mioxen trung, quá trình lún chìm tiếp tục gia tăng, đồng thời mực nước biển dângđã có ảnh hưởng rộng lớn đến hầu hết các vùng quanh biển Đông. Trầm tích Mioxen trung chủ yếu là cát kết hạt thô-trung, bột kết xen kẽ các lớp sét kết đôi khi là lớp than mỏng.
Mioxen thượng được đánh dấu bằng sự lún chìm mạnh. Sau đó là thời gian biển tiến rộng lớn. Trầm tích Mioxen thượng chủ yếu là cát hạt trung xen kẽ với bột và các lớp mỏng sét đôi khi gặp các vỉa cacbonat hoặc than mỏng.
Trầm tích Plioxen –Đệ tứ chủ yếu là các hạt trung mịn với lớp mỏng bùn, sét. Các tầng trầm tích Mioxen trung và các trầm tích trẻ hơn của bể xem như không có triển vọng chứa dầu khí dù là đá hạt thô có khả năng thấm chứa tốt do chúng nằm trên tầng sét khu vực sét kết Rotalia.
21
22