Các kiểu bẫy tiềm năng trong lô

Một phần của tài liệu Lựa chọn chế độ khai thác tối ưu cho giếng khoan 1X, mỏ A, bể trầm tích Cửu Long bằng phương pháp lựa chọn cỡ Tubin kết hợp khai thác Gaslift. (Trang 38)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.2.4.4 Các kiểu bẫy tiềm năng trong lô

Cùng chịu ảnh hưởng chung trong các yếu tố cấu –kiến tạo nên sự hình thành các play bẫy chứa tiềm năng trong lô cũng có nét tương đồng các dạng bẫy trong bể. Căn cứ nghiên cứu cấu – kiến tạo của lô, tiềm năng dầu khí và đặc điểm của các phát hiện dầu khí, trong lô 15-1 phân ra 3 dạng đá chứa chính: đá móng nứt nẻ trước Kainozoi (ĐT1), cát kết Oligoxen (ĐT2) và cát kết Mioxen hạ (ĐT3). Mỗi đối tượng chứa dầu khí thường gắn liền với một vài kiểu bẫy chứa khác nhau.

Đámóng nứt nẻ trước Kainozoi gồm đá magma xâm nhập granitoid. Đá móng granitoid nứt nẻ, phong hoá là đối tượng chứa dầu khí quan trọng nhất của bể. Các bẫy dạng địa tầng có liên quan đến các khối móng nhô dạng địa luỹ, hoặc núi sót bị chôn vùi, khép kín bởi các tập trầm tích hạt mịn Oligoxen phủ bất chỉnh hợp phía trên hoặc nằm gá đáy bao quanh.

Đá chứa Oligoxenđược chia thành 2 phụ tiềm năng: Oligoxen hạ và Oligoxen thượng. Đá chứa là cát kết thạch anh, fenpat hạt thô màu xám, nâu xám, có nguồn gốc đồng bằng bồi tích, sông ngòi, phát triển ở cánh cấu tạo, nằm gá vào móng bào mòn. Cát lòng sông cắt xẻ vào nhau, xếp chồng lên nhau tạo thành các tập cát dày. Các thân cát này bị các đứt gãy từ móng cắt qua tạo thành các khối riêng biệt, bẫy chứa dầu kiểu địa tầng hay phi cấu tạo, có ranh giới dầu nước riêng, bị chắn thạch học và kiến tạo. Tầng chắn của phụ tiềm năng này là tập hạt mịn nằm phần trên của lát cắt. Đôi khi chính các tập sét nội tầng cũng đóng vai trò chắn cục bộ. Cũng như play móng nứt nẻ, dầu của các tích tụ thuộc Oligoxen hạ được nạp từ chính tầng sinhnày.

Đá chứa Mioxen hạ có nguồn gốc sông ngòi,đồng bằng và biển nông ven bờ. Các bẫy chủ yếu là dạng cấutạo (dạng vòm, màn chắn kiến tạo), bẫy dạng địa tầng (các vát nhọn địa tâng, các lòng sông cổ bị chôn vùi hay các đụn cát....).

Như vậy lô 15-1 có hệ thống dầu khí hoàn chỉnh, với đầy đủ các yếu tố thuận lợi từ khả năng sinh dầu của 2 tầng đá mẹ, các tầng chắn, đá chứa, đến mối tương quan phù hợp giữa thời gian tạo bẫy và sinh dầu.

PHẦN II : QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT MỎ VÀNG ANH

Một phần của tài liệu Lựa chọn chế độ khai thác tối ưu cho giếng khoan 1X, mỏ A, bể trầm tích Cửu Long bằng phương pháp lựa chọn cỡ Tubin kết hợp khai thác Gaslift. (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)