thể cơ chế thực hiện dự án hỗ trợ nhân đạo bằng một văn bản pháp quy riêng. Điều đó hạn chế được các hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức con nuôi nước ngoài trong việc tìm kiếm trẻ em làm con nuôi, đồng thời khắc phục tình trạng các cơ sở nuôi dưỡng giữ trẻ lại để chờ đợi sự hỗ trợ về tài chính và vật chất từ các tổ chức con nuôi nước ngoài.
Việc tổ chức thực hiện pháp luật, thực hiện các thiết chế đã được hoàn thiện là điều kiện đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống. Do đặc thù của quan hệ nuôi con nuôi nên cần chú ý một số khía cạnh:
Thứ nhất, cần thiết lập cơ sở dữ liệu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Việc này nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan các thông tin về trẻ
em, tăng khả năng quản lý, kiểm soát của các cơ quan có liên quan. Việc thiết lập cơ sở dữ liệu vẫn phải được thực hiện với mục đích bảo vệ trẻ em, tôn trọng những bí mật đời tư của trẻ em và đảm bảo các quyền trẻ em. Chính vì vậy cần được mã hóa không thể tùy tiện truy cập khai thác thông tin;
Thứ hai, cần thận trọng, khách quan trong việc áp dụng pháp luật giải
quyết các yêu cầu của đương sự tại tòa án, do đó cần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực của cán bộ xét xử, cùng với việc hướng dẫn nghiệp vụ một cách đúng đắn, có ý nghĩa quan trọng quyết định chất lượng xét xử;
Thứ ba, thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra giám sát trong lĩnh vực nuôi con nuôi, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót, những hiện tượng tiêu cực xảy ra. Đối với những vi phạm đã được pháp hiện cần phải xử lý nghiêm khắc, đúng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm;
Thứ tư, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực nuôi con
nuôi, thực hiện xã hội hóa việc nuôi con nuôi, là việc động viên, thu hút sự quan tâm, hợp tác giúp đỡ bằng vật chất, tinh thần, sự chia sẻ hiểu biết… của các cá nhân, tổ chức hoặc một nhóm người vào một số hoạt động của lĩnh vực này;
Thứ năm, bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật về nuôi
con nuôi, hình thành nhận thức và dư luận đúng đắn về việc nuôi con nuôi trong cộng đồng. Các cơ quan thông tin đại chúng cần có trách nhiệm và ý thức được tác động này để điều chỉnh việc thông tin cho phù hợp với mục đích và bản chất tốt đẹp của việc nuôi con nuôi, nhằm phát huy được tác động tích cực của việc nuôi con nuôi trong đời sống gia đình và xã hội.
KẾT LUẬN
Nuôi con nuôi là quyền tự do của mỗi cá nhân nhằm đáp ứng các nhu cầu tình cảm tự nhiên, thiết yếu của con người. Việc nuôi con nuôi thể hiện bản chất nhân ái của con người, những giá trị nhân văn mà con người muốn hướng tới và muốn đạt được. Chế định nuôi con nuôi được các quốc gia và cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt vì đó là sự bảo vệ pháp lý cần thiết nhằm đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, lợi ích tốt nhất cho một trẻ em là nuôi dưỡng trong gia đình gốc, quốc gia gốc của mình. Do đó, việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chỉ là giải pháp cuối cùng trong trường hợp không tìm kiếm được hia đình thích hợp ở trong nước. Vì vậy có thể nói, nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng là vấn đề mang tính xã hội sâu sắc, thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả với mục đích là “đem đến cho đứa trẻ một gia đình chứ không phải đem đến cho gia đình một đứa trẻ”.
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với cộng đồng khu vực và quốc tế. Quan hệ giao lưu quốc tế giữa Việt Nam ngày càng được cải thiện và phát triển. Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng có những bước tiến quan trọng. Pháp luật về nuôi con nuôi của nước ta đã có sự phát triển đáng kể nhưng qua thời gian thực hiện đã bộc lộ một số những điểm hạn chế, cần được sửa đổi bổ sung. Pháp luật nuôi con nuôi hiện hành được quy định ở nhiều văn bản khác nhau nên sự tiếp cận, phổ cập trong đời sống xã hội còn nhiều hạn chế. Do đó, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật con nuôi nói chung và con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng là yêu cầu cấp thiết và hết sức khách quan.
Việc hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi phải giải quyết được những vướng mắc, hạn chế, những bất cập trong thực tiễn để đáp ứng được yêu cầu hòa nhập với khu vực và thế giới trong xu thế toàn cầu hóa nhằm đảm bảo lợi ích của trẻ
em được nhận nuôi. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải sớm tìm ra những giải pháp khắc phục phù hợp. Một mặt, phải hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi một cách toàn diện, đồng bộ và thống nhất. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi phải có được sự tương đồng với pháp luật các nước và quốc tế, phải có tính khả thi và được pháp điển hóa trong một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao đó là luật về nuôi con nuôi; Đồng thời, cần phổ cập, nâng cao hiểu biết pháp luật nuôi con nuôi và những kiến thức về tâm lý, kỹ năng của người làm cha mẹ nuôi, đảm bảo tính hiệu quả của việc nuôi con nuôi.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tư pháp, Cục con nuôi quốc tế (2004), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Báo cáo tham luận, Hà Nội;
2. Bộ Tư pháp, Cục con nuôi quốc tế (2005), Hội thảo Pháp luật CHLB Đức về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Hà Nội;
3. Bộ Tư pháp (1998), Tài liệu hội thảochế định pháp luật về nuôi con nuôi
4. Bộ Tư pháp – Unicef (2003), Hội thảo hoàn thiện pháp luật Việt Nam hướng tới gia nhập Công ước Lahay về nuôi con nuôi, Các báo cáo chuyên đề tham luận, Thành phố Hồ Chí Minh;
5. Bộ Tư pháp – Unicef (2003), Hỏi đáp về việc đăng ký nuôi con nuôi, Hà Nội;
6. Bộ tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Đinh Thị Mai Phương (Chủ biên) (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
7. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp Lý (2005), Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong các lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ;
8. Tạp chí Dân chủ và pháp luật (2004), số chuyên đề về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (10);
9. Tạp chí Luật học số 3 năm 2004, Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, ThS. Nguyễn Phương Lan;
10.Tạp chí Luật học số tháng 3 năm 2003, Một số vấn đề cần giải quyết khi Việt Nam gia nhập công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước;
11.Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002/ của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68 ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
12. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
13. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư Pháp, Hà Nội;
14. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;