Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Theo quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình, chấm dứt việc nuôi con nuôi dựa trên những căn cứ sau:
Thứ nhất, Tại khoản 1 Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi”. Trường hợp này được hiểu là khi giữa cha mẹ nuôi và con nuôi vì một lý do nào đó không muốn tiếp tục quan hệ nuôi con nuôi nữa và mong muốn chấm dứt quan hệ đó một cách tự nguyện, không bên nào cưỡng ép bên nào thì tòa án có quyền ra quyết định chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi giữa họ với nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, quy định tại khoản 1 Điều 76 là chưa phù hợp với bản chất của việc nuôi con nuôi, chưa phù hợp với thực tế. Bởi vì, nếu không có lý do gì ảnh hưởng đến tình cảm giữa hai bên cha mẹ và con thì cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ không “tự nguyện” chấm dứt việc nuôi con nuôi. Hơn nữa, về mặt pháp lý, sự tự nguyện phải được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên đương sự, phù hợp với tình cảm, mong muốn của bản thân và phù hợp với thực trạng khách quan của quan hệ nuôi con nuôi. Chỉ khi quan hệ cha mẹ và con không thể tồn tại một cách bình thường; cả hai bên đều không thể hàn gắn, duy trì được tình cảm cha mẹ và con đối với nhau; không đạt được mục đích đem lại tình cảm yêu thương, che chở, đùm bọc như bản chất tốt đẹp của việc nuôi con nuôi và vì thế đều tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi thì thế mới có thể được coi là căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Thứ hai, quan hệ chấm dứt khi con nuôi vi phạm pháp luật (khoản 2 Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) “Khi con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha, mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha, mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tài sản của cha mẹ nuôi”. Căn cứ này có thể coi là lỗi của người con nuôi đối với cha, mẹ nuôi; Con nuôi phải có những hành vi này với chính cha mẹ nuôi thì mới được coi là căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi; còn nếu con nuôi có những hành vi này đối với người khác thì không phải là căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi là sự thiết lập quan hệ giữa cha, mẹ và con, bảo đảm cho cha mẹ nuôi và người được nhận làm con nuôi được
hưởng sự chăm sóc lẫn nhau, khi người con nuôi đã có hành vi xâm phạm đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm của cha mẹ nuôi, ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi… và bị tòa kết án thì rõ rang mục đích xã hội của việc cho nhận nuôi con nuôi không đạt được và việc tiếp tục duy trì quan hệ nuôi con nuôi là không cần thiết, làm thiệt hại đến quyền lợi của cha, mẹ nuôi. Khi đó quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha mẹ nuôi khi con nuôi không thực hiện đúng vai trò của người con trong gia đình.
Thứ ba, “Cha mẹ nuôi đã có các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 67 hoặc khoản 5 Điều 69 của Luật này”. Theo quy định này thì đây là trường hợp chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi khi cha, mẹ nuôi có vi phạm pháp luật. Tại khoản 3 Điều 67 quy định: “Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác” đây chính là việc nghiêm cấm cha mẹ có hành vi ngược đãi con nuôi, không thực hiện đúng mục đích của việc nhận nuôi con nuôi; và khoản 5 Điều 69: “Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi dục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”. Theo quy định này thì cha, mẹ nuôi có một trong các hành vi được mô tả như tron g các điều luật trên thì quyền và lợi ích của con nuôi đã bị vi phạm nghiêm trọng nên được coi là căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi. Rõ ràng trong trường hợp này, mục đích xã hội và tính nhân đạo của việc nuôi con nuôi là không đạt được, người nhận nuôi con nuôi không những không nuôi dưỡng, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục người con nuôi mà ngược lại còn có những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, điều đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của người được nhận làm con nuôi, việc hủy bỏ quan hệ nuôi con nuôi lúc đó là vì hạnh phúc vì sự phát triển của người con nuôi. Những hành vi vi phạm pháp luật của cha, mẹ nuôi đối với con nuôi trong quá trình thực hiện việc nuôi con nuôi thì mới là căn cứ chấm
dứt việc nuôi con nuôi bởi vì khi đó việc thực hiện quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên không thể duy trì được nữa. Tuy nhiên, cũng cần xem xét trường hợp nếu chỉ một bên, cha nuôi hoặc mẹ nuôi có hành vi đó với con nuôi thì có làm chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi hay không? Khi đó quan hệ nuôi con nuôi chỉ chấm dứt với người có hành vi vi phạm hay sẽ chấm dứt với cả cha nuôi và mẹ nuôi? Đây là vấn đề cần được quy định rõ ràng cụ thể hơn.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Bộ Luật Tố tụng dân sự thì yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là yêu cầu về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và đây là loại việc dân sự, không có tranh chấp giữa các bên chủ thể, mà chỉ là yêu cầu công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý.
Quan hệ nuôi con nuôi được xác lập trên cơ sở nuôi dưỡng và có tính chất tự nguyện. Chính vì thế, khi các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi cảm thấy không cần thiết, không thể duy trì hoặc kéo dài việc nuôi con nuôi sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên thì trước hết họ là người có quyền yêu cầu tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án ra quyết định chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Điều 161 và khoản 1 Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự: con nuôi đã thành niên, cha, mẹ đẻ, người giám hộ của con nuôi, cha, mẹ nuôi có quyền yêu cầu tòa án giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp được quy định tại Điều 76 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000; Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi. Quy định này phù hợp với thực tiễn cuộc sống và trách nhiệm của những cơ quan có liên quan. Có thể nói, quy định cụ thể về những người có quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi đã tạo ra một hành lang pháp lý tốt nhất cho các bên trong quan hệ nuôi con nuôi được bảo vệ và tự quyết định cuộc sống của bản thân.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi rất đơn giản. Tuy nhiên thực tế cuộc sống cho thấy việc chấm dứt nuôi con nuôi không chỉ là việc dân sự theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự, mà còn có thể là vụ án dân sự bởi giải quyết việc nuôi con nuôi trong rất nhiều trường hợp vẫn xảy ra tranh chấp. Đơn cử một ví dụ: khi có yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi của một bên đương sự nhưng bên kia lại không đồng ý chấm dứt quan hệ cha, mẹ và con, hoặc có tranh chấp về tài sản khi giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi…
Cơ quan có thẩm quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay là Tòa án nhân nhân cấp tỉnh, nơi thường trú của con nuôi. Trong trường hợp trẻ em làm con nuôi người nước ngoài đã xuất cảnh ra nước ngoài cùng cha mẹ nuôi thì việc chấm dứt nuôi con nuôi do Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài, nơi tiến hành việc nuôi con nuôi đó, thực hiện theo pháp luật nước ngoài.
Việc chấm dứt nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài do Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài giải quyết theo pháp luật nước ngoài được công nhận tại Việt Nam. Thủ tục công nhận việc việc chấm dứt nuôi con nuôi đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Khi công dân Việt Nam về nước thường trú hoặc có yêu cầu ghi chú việc chấm dứt nuôi con nuôi thì phải có đơn gửi cho Sở Tư pháp nơi cư trú để Sở Tư pháp tiến hành các thủ tục ghi chú theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Nếu việc chấm dứt nuôi con nuôi được tiến hành tại Tòa án Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi hoàn toàn chấm dứt. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi không còn tồn tại mối quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con nữa; Nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình thì tòa án quyết đinh giao người đó cho cha mẹ đẻ hoặc cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng. Nếu con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại
tài sản riêng của mình. Nếu con nuôi đã bị thay đổi họ tên thì được lấy lại họ tên cũ của mình do cha, mẹ đẻ đặt.
Nếu việc chấm dứt nuôi con nuôi do Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài tiến hành thì thường làm phát sinh một số hệ quả pháp lý:
Quan hệ nhân thân: giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt, tức là giữa cha mẹ nuôi và con nuôi không còn tồn tại mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con, không còn tồn tại các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, kể cả về cấp dưỡng và thừa kế. Con nuôi chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lự hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản riêng để tự nuôi mình thì được giao cho cha mẹ đẻ hoặc cá nhân tổ chức nuôi dưỡng (Khoản 1 Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); Quan hệ giữa cha mẹ đẻ và người đã đi làm con nuôi (nếu có) được khôi phục lại; Con nuôi được lấy lại họ tên do cha mẹ đẻ đặt (khoản 3 Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); Khôi phục lại các quan hệ gia đình giữa người con nuôi và gia đình gốc của mình.
Quan hệ tài sản: Nếu con nuôi có tài sản riêng thì được lấy lại tài sản đó. Nếu con nuôi công sức đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình cha mẹ nuôi thì được trích ra một phần tương ứng với công sứa đóng góp, trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết (Khoản 2 Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình).
Hệ quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phụ thuộc vào việc pháp luật của nước nào được lựa chọn áp dụng để giải quyết. Theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa nước ta với các nước, luật được áp dụng giải quyết là luật nơi thường trú của con nuôi. Tinh thần chung của các Hiệp định tương trợ tư pháp về nuôi con nuôi là các nước có nghĩa vụ hợp tác để bảo vệ trẻ em được nhận làm nuôi con nuôi tại nước sở tại. Khi có căn cứ xác định rằng “Việc giữ trẻ em trong gia đình cha mẹ nuôi không còn bảo đảm lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ thì các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện những biện pháp thích hợp để bảo vệ cho trẻ và tìm một nơi ở thích hợp khác cho đứa trẻ đó…” (Điều 20 Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ).
Như vậy, có thể nói, chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và hệ quả của nó được xác định theo pháp luật nước nhận. Các nước nhận phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ em như đưa trẻ em ra khỏ gia đình cha mẹ nuôi, tìm cho trẻ em một sự chăm sóc thay thế lâu dài thích hợp hoặc thu xếp việc làm mới cho con nuôi với sự đồng ý của nước mà đứa trẻ sinh ra. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước La Hay. Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Công ước La Hay, trong mọi trường hợp, việc đưa trẻ được nhận làm con nuôi hồi hương về nước chỉ là biện pháp cuối cùng, nếu lợi ích của trẻ em đòi hỏi như vậy.
Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định các căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi khá rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 lại không phân định rõ “chấm dứt nuôi con nuôi” và “hủy nuôi con nuôi”, các văn bản hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng không quy định cụ thể về vấn đề này. Có thể thấy, hai thuật ngữ này khác nhau và hậu quả pháp lý của chúng cũng khác nhau. Chính vì vậy, cần có sự phân biệt hai thuật ngữ này để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên chủ thể cũng như đảm bảo đúng ý nghĩa xã hội của việc nuôi con nuôi. Nếu việc nuôi con nuôi là hợp pháp (đảm bảo đúng mục đích luật định, các bên đáp ứng đầy đủ các điều kiện nuôi con nuôi, trình tự thủ tục luật định) nhưng trong quá trình nuôi con nuôi các bên có hành vi được quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và có đơn của những người có quyền yêu cầu, tòa sẽ ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi; Nếu việc nuôi con nuôi là trái pháp luật, tức tại thời điểm xin xác lập quan hệ nuôi con nuôi các bên hoặc một trong hai bên đã vi phạm các điều kiện luật định (vi phạm các quy định tại điều 68,69,70,71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) hoặc người xin nhận nuôi con nuôi với mục đích khác (khoản 3 Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Trong trường hợp này buộc phải ra quyết định hủy việc nuôi con nuôi trái pháp luật, coi như chưa bao giờ tồn tại quan hệ pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Chính vì vậy, xét ở mọi phương diện từ bản chất pháp lý, nguyên nhân, tính hiệu lực và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi và hủy nuôi
con nuôi là không thể đồng nhất. Chấm dứt nuôi con nuôi không có ý nghĩa như một chế tài, còn hủy nuôi con nuôi trái pháp luật là một chế tài đối với hành vi vi phạm mục đích và điều kiện nuôi con nuôi theo luật định. Do dó, cần phải có các văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về hủy việc nuôi con nuôi, tạo cơ sở