Định nghĩa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng DK lô 103 bể sông Hồng. Thiết kế giếng khoan thăm dò trên cấu tạo P1C. (Trang 33)

TIỀM NĂNG DẦU KHÍ LÔ 103 THUỘC BỂ SÔNG HỒNG

4.3.1. Định nghĩa

Trong đá có chứa các khe hổng tạo nên độ rỗng của đá và các khe hổng đó có thể được lấp đầy bởi các chất lưu ( dầu, khí, nước), khi đó nó được gọi là đá chứa dầu khí.

Đá Collector là đá có khả năng chứa chất lưu và đồng thời nhả chất lưu khi ta tiến hành khai thác. Nếu các khe hổng không liên thông với nhau thì chất lưu chứa trong đó sẽ không được nhả ra khi khai thác.

4.3.2. Đặc điểm

Dựa vào các giếng khoan trong khu vực nghiên cứu (lô 103) thì đá chứa dầu khí lô 103 gồm các tầng cát kết có tuổi Oligoxen và Mioxen. Đá chứa Oligoxen là cát kết hạt mịn với xi măng cacbonat, chiều dày dao động từ 5 -20 m nhưng có độ rỗng thấp nên không được coi là một tầng chứa tốt. Vỉa chứa tuổi Mioxen có độ dày từ vài mét đến vài chục mét, nằm trong các lớp bột kết, cát kết với độ rỗng thay đổi-giảm theo độ sâu chôn vùi, độ rỗng trung bình là 7 -18% và độ thấm dao dộng từ 1- 10 mD.

VD: Tại các giếng khoan 103-HOL-1X, 103-TG-1X thì độ rỗng tại tầng cát kết Mioxen giữa dao động trong khoảng 2.7%- 20% (Hình 4.7).

Hình 4.7: Biểu đồ quan hệ độ rỗng theo độ sâu của các giếng khoan 103-TG-1X, 103-HOL-1X

Hình 4.8: Biểu đồ quan hệ độ rỗng theo chiều sâu giếng khoan 103-TH-1X

4.4. Đá chắn

4.4.1. Định nghĩa

Đá chắn là đá kém thấm hoặc không thấm đối với chất lưu và bao phủ lên đá chứa tạo nên yếu tố khép kín. Để xác định xem đá có phải là đá chắn hay không, thì có 2 yếu tố quyết định:

- Khả năng chắn: phụ thuộc vào độ dày, độ sâu, thành phần khoáng vật, thành phần thạch học, độ đồng nhất, độ phân lớp, độ lấp đầy xi măng….

- Diện tích phân bố: ít nhất nó phải bao trùm được 1 cấu tạo.

4.4.2. Đặc điểm

Trên cơ sở xem xét qui mô phân bố, hàm lượng sét, kích thước hạt, …, từ tài liệu giếng khoan kết hợp với phân tích tướng địa chấn cho thấy: Trong trầm tích Mioxen giữa, các tập sét than hoặc sét bột, đá vôi nằm xen kẽ với các tập cát kết có khả năng chứa. Chúng có chiều dày từ 5 – 75 m, với thành phần chủ yếu là illite

(40 – 50%), kaolinite (25 – 40%), chlorite (5 – 15%), còn lại là hạt vụn thạch anh hoặc canxit. Các tập sét trên của trầm tích Mioxen giữa đóng vai trò là tầng chắn khu vực tốt, đồng thời đây cũng là tầng chắn địa phương cho các lớp cát kết chứa sản phẩm trong Mioxen giữa ở các giếng 103 -TH-1X, 103-HOL-1X, 107-BAL- 1X.

Ngoài ra, trong trầm tích Oligoxen cũng tồn tại các tầng sét, bột kết, các lớp đá vôi mỏng. đây cũng là các tầng chắn mang tính chất địa phương cho các cấu tạo trong Oligoxen với chất lượng chắn thay đổi.

4.5. Bẫy chứa

Trong lô 103 có tồn tại các kiểu bẫy chính sau:

- Bẫy nghịch đảo kiến tạo Oligoxen trên: thành tạo trong giai đoạn nén ép của bể Sông Hồng liên quan đến tách giãn biển phía nam Trung Quốc trong giai đoạn Oligoxen trên (Hình 4.9)

Hình 4.9: Bẫy nghịch đảo kiến tạo Oligoxen

Loại bẫy chứa này được đánh giá vào loại tốt nhất vì nó ở gần nhất so với nguồn đá sinh chính trong khu vực (đá sét đầm hồ Oligoxen dưới ). Loại đá chứa chính của dạng bẫy này là than và cát kết châu thổ, cát kết biển nông lắng đọng ở khu vực gần biển. Tập sét biển tiến lắng đọng trên mặt bất chỉnh hợp Oli goxen trên chính là tầng chắn đối với dạng bẫy này

Bẫy nghịch đảo kiến tạo Oligoxen

- Bẫy nghịch đảo kiến tạo Mioxen (Hình 4.10)

Hình 4.10: Cấu tạo nghịch đảo kiến tạo trong Mioxen

Các cấu tạo hình thành trong thời kỳ Mioxen giữa - muộn như các cấu tạo trên đới nghịch đảo Mioxen, do bị nén ép mạnh, bị nâng lên quá mức nên loại này thường bị bào mòn cắt xén mạnh thường là vài trăm mét đến hàng nghìn mét. Thời gian bào mòn này có thể kéo dài từ một đến vài triệu năm. Đây là những yếu tố không thuận lợi cho những tích tụ đón nhận dầu khí từ pha di cư chính. Sự hình thành các cấu tạo vòm do nghịch đảo cuối Mioxen là thời gian muộn so với pha di chuyển chính của dầu khí ra khỏi đá mẹ Oligoxen. Hơn nữa, nghịch đảo kiến tạo cuối Mioxen còn tạo nên các đứt gãy hình h oa, mà có thể ở mức độ nào đó, đã phá huỷ đi một lượng dầu khí đã tích tụ trước đó. Nhưng nhìn chung, pha di chuyển dầu khí muộn là yếu tố thời gian thuận lợi đối với các bẫy vòm Mioxen. Các sản phẩm được di chuyển trong pha muộn có thể bắt nguồn từ các tí ch tụ có trước bị phá huỷ hay pha di cư muộn từ đá mẹ Oligoxen hay từ các đá mẹ Mioxen mới được trưởng thành.

Phương hướng tìm kiếm thăm dò các cấu tạo kiểu nghịch đảo Mioxen là chọn các cấu tạo bình ổn về mặt kiến tạo, ít bị bào mòn và thời gian bào mòn ngắn nhất trong Mioxen (Hình 4.11 )

Hình 4.11: Giếng khoan 103-TH-1X (lô 103) qua cấu tạo nghịch đảo kiến tạo.

Hình 4.12: Bản đồ các cấu tạo nghịch đảo Mioxen (Hồng Long, Hoàng Long, Bạch Long) ở lô 103-107.

- Bẫy vát nhọn địa tầng trong Oligoxen trên (Hình 4.13)

Hình thành do sự kết hợp của sự thăng giáng mực nước biển và hoạt động trượt bằng trái chuyển sang trượt bằng phải. Sự giảm xuống của mực nước biển được biểu hiện qua hình dạng răng cưa, kênh rạch

Hình 4.13: Bẫy địa tầng trong Oligoxen

Tóm lại, từ các dạng bẫy chứa nêu trên có thể nói rằng chúng gắn liền với thời kỳ tách dãn đầu tiên Eoxen -Oligoxen trên và các hoạt động đứt gãy, uốn nếp cũng như điều kiện trầm đọng và tích tụ trầm tích cho đến nay của bể Sông Hồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng DK lô 103 bể sông Hồng. Thiết kế giếng khoan thăm dò trên cấu tạo P1C. (Trang 33)