Thời gian, hình dáng và cấu trúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng DK lô 103 bể sông Hồng. Thiết kế giếng khoan thăm dò trên cấu tạo P1C. (Trang 44)

TIỀM NĂNG DẦU KHÍ LÔ 103 THUỘC BỂ SÔNG HỒNG

5.2.2. Thời gian, hình dáng và cấu trúc

Cấu tạo Hắc Long được hình thành, hoàn thiện chủ yếu trong pha nghịch đảo và uốn nếp Mioxen thượng. Dải nâng Hồng Long-Hắc Long cách dải nâng Hưng

Yên ở phía Tây một trũng rất hẹp và rất sâu nằm kéo dài theo hướng Bắc-Nam. Cấu tạo Hắc Long cách cấu tạo Hoàng Long ở phía Đông Bắc một trũng khu vực, trũng này có lien quan đến khu vực sụt lún trung tâm bể Sông Hồng. Toàn bộ cấu trúc Hắc Long là một dải nâng hẹp, bị giới hạn ở 2 cánh phía Đông v à phía Tây bằng 2 đứt gãy nghịch có biên độ lớn, cấu trúc có chiều rộng khoảng 1km ở khu vực phía Bắc và mở rộng dần tới khoảng 4 -5km ở khu vực giới hạn phía Nam của diện tích 3D. Theo xu hướng thì dải nâng này tiếp tục kéo dài và chìm dần về phía Nam dưới dạng một cấu trúc dạng mũi, các đứt gãy thuận phát triển ngắn, biên độ trượt không lớn chia cấu tạo thành nhiều khối.

5.2.3. Các yếu tố sinh, chứa, chắn và hướng di chuyển nạp vào cấu tạo

Tầng sinh: Xung quanh cấu tạo, đá mẹ có tiềm năng sinh dầu khí từ trung bình đến tốt. Tầng sinh chủ yếu là các lớp sét kết có tuổi Oligoxen, Mioxen dưới - giữa.

Tầng chứa: Theo tài liệu địa chấn, trầm tích trước pha nghịch đảo kiến tạo tại khu vực Hắc Long có bề dày lớn và vát nhọn dần về phía Đôn g, Đông Bắc. Trên cơ sở này có thể suy ra rằng tính chất chứa và các đối tượng chứa trong cấu tạo Hắc Long có thể kém hơn so với cấu tạo Hồng Long. Đối tượng chứa chính là cát kết Mioxen, đặc biệt là trầm tích Mioxen trên rất dày và ổn định nên có nhiều kh ả năng trong hệ tầng này cũng có một số tầng cát có thể chứa khí. Độ rỗng thay đổi từ 10-20%, độ thấm từ 0,5-45mD.

Tầng chắn: Bên trên các tầng chứa là các lớp sét kết xen kẽ có tuổi Mioxen giữa-dưới có khả năng chắn hiệu quả hơn so với những nơi khác trong lô 103.

Dạng bẫy: Cấu tạo Hắc Long phức tạp bởi hệ thống đứt gãy phay nghịch và bị chia thành những vòm khép kín và khối nhỏ với diện tích từ 3,0-6,0 km2ôm vào đứt gãy.

Di dịch của sản phẩm vào khu vực Hắc Long có thể nói là t huận lợi vì cấu tạo này tiếp xúc trực tiếp với các trũng khu vực ở phía Tây và phía Đông mà có nhiều khả năng các trũng này đá mẹ Mioxen có tiềm năng sinh tốt. Do vậy sản phẩm dầu khí có thể di cư từ các trũng này tới nạp vào bẫy chứa.

5.2.4. Kếtquả thử vỉa

GK 103-HAL-1X (TD=3509m) do JOC Bạch Đằng khoan năm 2008 và phát hiện được 4 khoảng chiều sâu có độ rỗng và biểu hiện dầu khí cao trong trầm tích Mioxen trung-hạ, đã thử 2 vỉa và nhận được dòng khí condensat với lưu lượng

18,0 triệu bộ khối/ng.đ ở khoảng độ sâu 2103-2120m và 2,5 triệu bộ khối/ng.đ ở khoảng độ sâu 2456-2476m thuộc lát cắt Mioxen trung.

5.2.5. Trữ lượng

Với 4 vỉa chứa (H247, H250, H260, H265) thì trữ lượng tại chỗ ban đầu tính được khoảng 147,3 tỷ bộ khối khí và 1,1 triệu thùng condensat

Hình 5.6: Bản đồ cấu tạo nóc tập H250 (Hắc Long)

Hình 5.8: Bản đồ cấu tạo nóc tập H265 (Hắc Long)

5.3. Cấu tạo Hoàng Long

5.3.1. Vị trí cấu tạo

Nằm ở trung tâm khu vực thu nổ địa chấn 3D, phía Tây Bắc là phát hiện khí Hồng Long và phía Đông Bắc là cấu tạo Bạch Long (Hình 5.1)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng DK lô 103 bể sông Hồng. Thiết kế giếng khoan thăm dò trên cấu tạo P1C. (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)