- 3P = P 1+ P2 + P3.
7.3. Tính trữ lượng cấu tạo P
Tính trữ lượng cho cấu tạo này không thể áp dụng phương pháp Cân bằng vật chất hay phương pháp thống kê được, vì 2 phương pháp này chỉ áp dụng đối với mỏ đã khai thác trong một thời gian nhất định. Mặt khác việc xác định trữ lượng dầu khí ở cấp C2 chỉ tiến hành bằng phương pháp thể tích. Vì vậy, phương pháp thể tích là phương pháp áp dụng tốt nhất cho việc tính trữ lượng đối với cấu tạo này. Để tính trữ lượng dự báo của cấu tạo P, trước hết tính trữ lượng cho từng vỉa Show1800 và Res2100 với các mức trữ lượng: lớn nhất, trung bình và nhỏ nhất. Sau đó sẽ đưa ra được giá trị t rữ lượng của cấu tạo P ở từng mức . Cụ thể như sau:
- Trữ lượng trung bình (NML) cấu tạo P = NML(Show1800) + NML(Res2100); - Trữ lượng lớn nhất Nmax cấu tạo P = Nmax (Show1800) + Nmax (Res2100);
Các thông số hình học của cấu tạo P được xác định dựa trên bản đồ địa chất, địa chấn, các phần mềm tính diện tích Mapinfo. Còn các giá trị thông số vỉa chứa: độ rỗng; độ bão hòa; hệ số giãn nở của khí; hệ số thu hồi được lấy trên cơ sở đánh giá của các giếng khoan đã thăm dò, c ấu tạo P phân bố trong phạm vi cụm cấu tạo phát hiện khí Hải Long, nên thông số vỉa chứa của cấu tạo P chủ yếu dựa vào kết quả đánh giá của giếng khoan 103-HAL-1X. Các thông số này được xác định từ giá trị nhỏ nhất (min); giá trị trung bình (most likely); đến giá trị lớn nhất (max).
Một số thông tin về giếng khoan 103-HAL-1X: Giếng khoan này khoan đến độ sâu 3509m do JOC Bạch Đằng điều hành khoan năm 2008, phát hiện khí trong cát kết hệ tầng Phù Cừ (Mioxen giữa).
+ Vỉa Res2100 mà giếng đi qua có độ rỗng dao động trong khoảng 15- 22%. Chiều dày hiệu dụng cho tầng Phù Cừ có giá trị dao động từ 10- 15m. Độ bão hòa khí trong khoảng 0,5- 0,65 và độ giãn nở của khí 1/Bg từ 200- 220