TIỀM NĂNG DẦU KHÍ LÔ 103 THUỘC BỂ SÔNG HỒNG
5.3.3. Các yếu tố sinh, chứa, chắn và hướng di chuyển HC vào cấu tạo
Tầng sinh: Đối tượng sinh chính là các tập sét, sét kết có tuổi Oligoxen, Mioxen dưới-giữa
Tầng chứa: Tầng có khả năng chứa dầu khí của cấu tạo Hoàng Long là cát kết tuổi từ Mioxen trên cho tới Mioxen giữa (giữa U100 và U260).
+ Trong phần trên của trầm tích Mioxen trên (dày khoảng 400m) tần suất xuất hiện của các vỉa cát khá lớn (50 vỉa có độ dày > 4m) nhưng các lớp cát kết này có độ liên kết yếu và bị nhiễm sét mạnh nên khả năng chứa không cao, hơn nữa các tập sét xen kẽ chỉ dày có vài mét nên hầu như không có khả năng chắn.
+ Trầm tích phía dưới của hệ tầng Mioxen trên (dày khoảng 750m), tần suấ t xuất hiện và độ dày các tập cát kết giảm với độ cứng của đá tăng lên đáng kể, tại đây không gặp vỉa khí trong khi đó các vỉa chứa nước có độ rỗng trung bình 23- 25%.
+ Cát kết Mioxen giữa (hệ tầng Phù Cừ 2): Chiều dày của hệ tầng này trong giếng khoan 103-HOL-1X là 201m, tỷ lệ N/G = 0,23. Các lớp cát kết có chiều dày biến đổi từ 1-22m, đa phần có thành phần hạt nhỏ, độ lựa chọn trung bình và thành phần khoáng vật chủ yếugồm thạch anh, feldspat và mảnh đá với thnahf phần xi măng cacbonat tăng tỷ lệ thuận với độ sâu, các tập cát kết này có độ rỗng trung bình là 19,4%.
+ Cát kết Mioxen giữa (hệ tầng Phù Cừ 1): Nhìn chung các tập cát kết của hệ tầng này có chiều dày nhỏ (1 -8m), hạt mịn, độ chọn lọc và bào tròn từ trung bình đến tốt, thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, mảnh đá và ít feldspat với tỷ lệ xi măng cacbonat tăng cùng với độ sâu. Độ rỗng cỉa các tập cát kết này dao động khá lớn, từ 6-22% và trung bình là 12,6%.
Tầng chắn là các lớp sét kết của Mioxen trên, thời gian di cư thuận lợi cho các di cư muộn (khí).
Hình 5.9: Bản đồ cấu tạo nóc tập H247 (thuộc Mioxen giữa cấu tạo Hoàng Long)