Hệ thống dầu khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng DK lô 103 bể sông Hồng. Thiết kế giếng khoan thăm dò trên cấu tạo P1C. (Trang 58)

TIỀM NĂNG DẦU KHÍ LÔ 103 THUỘC BỂ SÔNG HỒNG

6.1.4.Hệ thống dầu khí

- Đá sinh

Dựa vào tài liệu nghiên cứu của các giếng khoan 103 -HAL-1X, 103-TH-1X, 103-HOL-1X thấy rằng: Tiềm năng sinh HC của đá mẹ trong Oligoxen và Mioxen dưới-giữa thuộc loại nghèo đến trung bình (giá trị TOC nằm tro ng khoảng 0,4- 1%), kerogen chủ yếu là kerogen loại III (một ít là kerogen loại II), hiện tại đá mẹ có tiềm năng chủ yếu là sinh khí. Đá mẹ chủ yếu hình thành trong môi trường đầm hồ, tiền châu thổ.

- Đá chứa

Theo tài liệu của giếng khoan 103-HAL-1X thì đối tượng chứa chính là cát kết Mioxen giữa với độ rỗng dao động trong khoảng 10-20%.

- Đá chắn

Đá chắn khu vực tại cấu tạo P là đá chắn tuổi Mioxen giữa có khả năng chắn tốt

Đá chắn địa phương là các tập sét nằm xen kẽ có khả năn g chắn trung bình đến tốt, tuổi Oligoxen và Mioxen dưới-giữa.

- Thời gian dịch chuyển và tạo bẫy

Dựa vào tài liệu các giếng khoan 103 -HAL-1X, 103-TH-1X, 103-HOL-1X lô 103 có thể thấy rằng: Đá mẹ Oligoxen đã trải qua tất cả các pha tạo sản phẩm, từ dầu đến khí ẩm, khí khô. Đá mẹ Oligoxen đã đạt đến pha trưởng thành (tạo dầu) cách đây 30 triệu năm, tức là vào đầu Mioxen sớm, và dự đoán thời gian di cư nguyên sinh vào đầu Mioxen giữa. Đá mẹ Mioxen dưới sinh hydrocarbon trong suốt Mioxen trên – Plioxen.

Sau khi dầu khí được sinh thành, chúng có thể di cư. Quá trình dịch chuyển nguyên sinh của cả dầu và khí ra khỏi đá mẹ có thể theo phương thẳng đứng theo các khe nứt, sau đó chuyển sang dịch chuyển thứ sinh.

Bẫy chứa ở đây dạng vòm hình thành do nghịch đảo kiến tạo vào cuối Mioxen.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng DK lô 103 bể sông Hồng. Thiết kế giếng khoan thăm dò trên cấu tạo P1C. (Trang 58)