Dự báo các tình huống phức tạp xảy ra trong khi khoan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng DK lô 103 bể sông Hồng. Thiết kế giếng khoan thăm dò trên cấu tạo P1C. (Trang 90)

- Xác định các thông số về tính chất cơ lý đá, tính chất các chất lưu, nhiệt độ và áp suất.

8.1.6. Dự báo các tình huống phức tạp xảy ra trong khi khoan

8.1.6.1. Khả năng sập nởthành giếng khoan

Khi khoan qua đất đá bở rời, qua nứt nẻ, gắn kết yếu, góc dốc lớn, có dị thường áp suất vỉa, nước ngấm làm cho liên kết đá yếu đi. Khả năng này xảy ra đối với các trầm tích Plioxen-Đệ Tứ (Hệ tầng Kiến Xương – Hải Dương – Vĩnh Bảo) vì đất đá ở đây có thành phần bao gồm cát kết xen kẽ với sét kết và đá vôi có sự gắn kết yếu, bở rời.

Các biện pháp ngăn ngừa:

+ Trước khi khoan vào đoạn có khả năng sập lở cần phải áp dụng các biện pháp ngăn ngừa. Biện pháp hiệu quả nhất là làm nặng dung dịch sét và tăng cường chất lượng của nó bằng gia công hóa học (làm cho dung dịch có độ thải nước và tỷ trọng đảm bảo cho áp lực lực dung dịch cao hơn áp lực vỉa.

+ Trước khi kéo cần khoan lên thì phải bù dung dịch vào lỗ khoan.

8.1.6.2. Khả năng mất dung dịch

Theo Bảng 8.2 ở trên thì ở khoảng độ sâu từ đáy biển đến 1876mSS, áp suất thành hệ và áp suất thủy tĩnh không có sự chênh lệch. Tuy nhiên từ độ sâu 2131mSS trở xuống thì có hiện tượng áp suất thành hệ lớn hơn áp suất thủy tĩnh. Như vậy khi khoan qua vỉa chứa này (Show1800, Res2100) sẽ xảy ra hiện tượng mất dung dịch khoan.

Các biện pháp ngăn ngừa mất dung dịch khoan:

+ Giảm chênh lệch áp lực giữa lỗ khoan và vỉa bằng cách thay đổi thông số dung dịch, trám các khe rãnh của tầng mất nước bằng dung dịch và vữa xi măng đặc biệt: có thời gian đông rắn nhanh cần thiết, gen xi măng có chứa các chất đông nhanh như nước kính, clorua canxi, xôđa

+ Có thể tiến hành chống ống để ngăn hiện tượng mất dung dịch khoan.

8.1.6.3. Khả năng kẹt cần khoan

Hiện tượng này xảy ra khi khoan qua các tầng sét hay có hàm lượng sét cao, đặc biệt là sét montmorilonit, sét hút nước trương nở làm giảm đường kính giếng khoan gây kẹt bộ dụng cụ khoan.

Để ngăn ngừa kẹt cần khoan cần phải thực hiện các yêu cầu sau trong quá trình khoan:

+ Dùng dung dịch sét có chất lượng cao để rửa lỗ khoan, tạo lớp vỏ sét mỏng và chặt sít trên thành hệ lỗ khoan.

+ Bảo đảm tách hết mùn khoan ra khỏi dung dịch khoan trước khi bơm lại vào giếng.

+ Bảo đảm tốc độ đi lên của dung dịch sét là lớn nhất để hạn chế sét bám vào thành giếng.

8.1.6.4. Khả năng dầu khí phun

Đây là hiện tượng khi khoan qua tầng sản phẩm mà tỷ trọng dung dịch khoan không phù hợp làm cho Pv> Pttsẽ xảy ra hiện tượng dầu khí phun rất nguy hiểm. Nên khi khoan qua các tầng sản phẩm chúng ta phải chú ý đến tỷ trọng dung dịch sao cho:

Pv< Ptt< Pphá vỉa Trong đó:

Pv: áp suất vỉa Ptt: áp suất thủy tĩnh Pphá vỉa: áp suất phá vỡ vỉa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng DK lô 103 bể sông Hồng. Thiết kế giếng khoan thăm dò trên cấu tạo P1C. (Trang 90)