3. Một số nội dung liên quan trong đề tài
3.3. Nhận thức của ngƣời dân về các nội dung của KHHGD
Trên cơ sở nội dung của Pháp lệnh dân số, chúng tôi đưa ra các nội dung của công tác KHHGD như sau: độ tuổi kết hôn, khoảng cách giữa các lần sinh, số con nên có trong một gia đình, độ tuổi không nên sinh thêm con. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích nhận thức của người dân về các nội dung cơ bản này.
3.3.1. Nhận thức của ngƣời dân về độ tuổi kết hôn
Câu hỏi 5.1, chúng tôi tìm hiểu nhận thức của người dân về độ tuổi kết hôn hợp lý hiện nay. Kết quả thu được như sau:
Bảng 7. Nhận thức của ngƣời dân về độ tuổi kết hôn
STT Các nội dung Số ngƣời lựa chọn %
1 18 tuổi 12 4.0 2 20 tuổi 18 6.0 3 22 tuổi 74 24.7 4 24 tuổi 91 30.3 5 Trên 24 tuổi 105 35.0 Tổng 300 100
Biểu đồ 2. Nhận thức của ngƣời dân về độ tuổi kết hôn
Chúng ta đều biết, theo quy định của pháp luật, độ tuổi kết hôn của nam là 20 và nữ là 18. Đây là độ tuổi kết hôn thấp nhất, không được dưới tuổi này. Đó là quy định chung cho tất cả mọi người dân. Tuy nhiên, theo chúng tôi, với điều kiện xã hội hiện nay, thì việc kết hôn ở độ tuổi 24 là hợp lý. Vì chỉ có độ tuổi này, các bạn trẻ mới có điều kiện học tập, nâng cao kiến thức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn để có thể làm việc; mặt khác, ở độ tuổi này, các bạn trẻ mới đủ “độ chín” về hiểu biết, kỹ năng sống cũng như công việc đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình nhất là khi có con cái. Nếu kết hôn quá sớm, người thanh niên sẽ mất đi nhiều cơ hội cho học tập, cống hiến tuổi xuân, sức trẻ cho xã hội cũng như mất đi quãng đời giàu khả năng sáng tạo, nhiều ước mơ hoài bão.
Số liệu thu được từ câu hỏi 5.1 cho ta thấy nhìn chung các khách thể nghiên cứu đã nhận thức đúng đắn về độ tuổi kết hôn với 30,3% số khách thể cho rằng độ tuổi kết hôn hợp lý là 24 và 35% khách thể cho rằng độ tuổi kết hôn hợp lý là trên 24 tuổi. Như vậy, ở 2 cách lựa chọn đúng đắn này, tỉ lệ khách thể trả lời đúng khoảng 65% tổng số khách thể nghiên cứu. Tuy chiếm đa số nhưng rõ ràng đây không phải là tỉ lệ cao.
18tuoi 20tuoi 22tuoi 24tuoi >24 tuoi
Ngoài 2 phương án phản ánh nhận thức đúng đắn của người dân về độ tuổi kết hôn như ở trên, các phương án còn lại đều chưa đúng đắn. Cụ thể: 18 tuổi – 4%, 20 tuổi – 6% và 22 tuổi 24,7%. Số liệu thu được từ câu hỏi này một lần nữa cho ta thấy luôn có khoảng 20% số khách thể không nhận thức đúng nội dung của KHHGD.
Thực thế tại các vùng nông thôn cho chúng ta thấy, ngoài những thanh niên được đi học tại các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học… những thanh niên không theo học ở các bậc học cao hơn nữa thường lập gia đình sớm; với các em nữ nếu không đi học thì chỉ khoảng 20 tuổi là đã lập gia đình. Rõ ràng, đây là sự thiệt thòi lớn bởi những thanh niên này kết hôn trong độ tuổi như vậy sẽ thiếu nhiều điều kiện kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như công việc ổn định đảm bảo thu nhập, kỹ năng sống, chăm sóc con cái… Em M.T.H, 20 tuổi đã tâm sự điều này với chúng tôi “em học xong lớp 9 và không đi học nữa; đợt vừa rồi em bán hàng ở ngoài Hà Nội nhưng bố mẹ bắt em phải về để cuối năm lấy chồng”. Với các cô gái ở các vùng quê, không đi học, làm nông nghiệp thì 24 – 25 tuổi mà chưa lấy chồng coi như là đã “bị ế”. Điều này đã ăn sâu vào tâm lý nếp nghĩ của người dân. Rõ ràng ở đây, chúng ta thấy bên cạnh nỗ lực của các cơ quan liên quan đến công tác DS – KHHGD nói chung và các CTVDS nói riêng, để có thể làm tốt công tác KHHGD, chính quyền và các đoàn thể liên quan rất cần phải có chương trình hỗ trợ các bạn trẻ như mở các lớp bổ túc văn hóa, học nghề, vay vốn làm kinh tế … để các bạn thanh niên nông thôn có cơ hội học và hành nghề tại nơi mình sống, xây dựng hạnh phúc gia đình.
3.3.2. Nhận thức của ngƣời dân về khoảng cách giữa hai lần sinh con
Tiếp tục đề cập đến nhận thức của người dân về KHHGD, câu hỏi 5.2 chúng tôi đề cập đến nhận thức của người dân về khoảng cách giữa 2 lần sinh con của người mẹ, kết quả thu được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây.
Bảng 8. Nhận thức của ngƣời dân về khoảng cách giữa 2 lần sinh con
STT Các nội dung Số ngƣời
lựa chọn (%)
1 Từ 1 – 2 năm 43 14,3
2 Từ 3 – 4 năm 164 54,7
3 Từ 5 – 6 năm 93 31
Tổng 300 100
Số liệu thu được từ câu hỏi 5.2 cho chúng ta thấy mới chỉ có 31% số khách thể được hỏi nhận thức đúng khoảng cách giữa các lần sinh. Đây rõ ràng là tỉ lệ lựa chọn không cao.
Thời kỳ mang thai và sau 18 tháng đẻ và nuôi con, người mẹ sẽ bị suy kiệt đi rất nhiều, nếu không có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi tốt sẽ ảnh hưởng không tốt không chỉ tới sức khỏe của người mẹ mà còn cả con cái. Sự hao hụt về sức khỏe này, người mẹ phải mất từ 3 – 5 năm mới có thể phục hồi lại bình thường. Chính vì thế, khoảng cách giữa 2 lần sinh hợp lý (5 năm) là rất cần thiết cho sức khỏe người mẹ.
Khi tiếp xúc với các khách thể nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một quan niệm rất rõ ở người dân là “muốn đẻ luôn một thể cho xong” không tính tới khoảng cách sinh con đủ để cho người mẹ có thể phục hồi sức khỏe. Chính quan niệm này đã dẫn đến việc nhiều bậc cha mẹ quyết định sinh con với khoảng cách chỉ 1 – 2 năm. Chị Nguyễn Thị Hà, một CTVDS làm việc tại xã Nga Thủy đã cho chúng tôi biết “khi vận động người dân thực hiện khoảng cách sinh con hợp lý, một trở ngại rất lớn là người dân có tâm lý thích sinh con một thể cho xong”. Vấn đề này rõ ràng cần sự kiên trì của CTVDS cũng như có sự phân tích hợp lý hợp tình để người dân dần nhận thức được lợi ích của việc khoảng cách sinh con hợp lý và từ đó làm theo.
Chính vì lý do chúng tôi đã phân tích ở trên nên có 14,3% số người được hỏi đã cho rằng khoảng cách sinh con hợp lý là 1 – 2 năm. Việc sinh con với
mà còn ảnh hưởng tới việc nuôi dạy con cái. Chúng ta đều biết, với việc khoảng cách giữa 2 đứa con quá gần nhau sẽ gây khó khăn không ít cho cha mẹ không những khi chúng con ít tuổi mà còn cả khi chúng đã học các cấp cao hơn như cao đẳng, đại học… vì ở các vùng quê, với thu nhập của người làm nông nghiệp thì việc nuôi 2 con học cao đẳng, đại học là một điều không thể thực hiện. Rõ ràng đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng, có sức thuyết phục lớn với việc quyết định khoảng cách sinh con của người dân mà CTVDS có thể sử dụng để thuyết phục người dân thực hiện sinh đẻ với khoảng cách hợp lý. Mặt khác như chúng tôi đã phân tích, với khoảng cách 4 – 5 năm đủ để cho đứa trẻ có sự phát triển cả về tình cảm, giới tính cũng như sự xúc động trước sự xuất hiện của đứa em ruột thịt là cơ sở cho sự hình thành tinh thần trách nhiệm, tình cảm bền chặt trong gia đình.
Trong 3 phương án mà chúng tôi đưa ra trong câu hỏi 5.2, phương án có tỉ lệ lựa chọn cao nhất là khoảng cách sinh con từ 3 – 4 năm với 54,7% số khách thể lựa chọn. Đây cũng là khoảng cách sinh con khá hợp lý. Nếu tính tổng cả 2 phương án có khoảng cách sinh con hợp lý, chúng ta thấy đã có hơn 80% số khách thể nghiên cứu thể hiện nhận thức đúng đắn về khoảng cách sinh con. Theo chúng tôi, trong công tác vận động người dân thực hiện KHHGD, hai nội dung được đề cập đến nhiều nhất bằng các hình thức khác nhau là số con trong mỗi gia đình và khoảng các giữa các lần sinh. Chính điều này đã tác động đến nhận thức của người dân, giúp họ nắm vững được nội dung cơ bản của nó. Tuy nhiên, vẫn còn 14,3% số khách thể nghiên cứu có nhận thức chưa đúng về khoảng cách sinh con. Vì vậy trong công tác vận đồng người dân thực hiện KHHGD, các CTVDS cần có những hình thức tác động, thuyết phục người dân để họ hiểu sâu hơn nữa về vấn đề này.
3.3.3. Nhận thức của ngƣời dân về số con nên có trong một gia đình
Như chúng tôi đã nói ở trên, trong các nội dung của công tác vận động người dân thực hiện KHHGD, bên cạnh nội dung về khoảng cách giữa các lần sinh con, nội dung số con nên có trong mỗi gia đình được đề cập nhiều nhất.
Câu hỏi 5.3 trong bảng hỏi dành cho người dân, chúng tôi tìm hiểu nhận thức của người dân về số con nên có trong mỗi gia đình. Kết quả nghiên cứu như sau:
Bảng 9. Nhận thức của ngƣời dân về số con nên có trong mỗi gia đình
STT Các nội dung Số ngƣời
lựa chọn (%) 1 Từ 1 – 2 con 258 86.0 2 Từ 3 – 4 con 36 12.0 3 Từ 4 – 5 con 2 0.7 4 Trên 5 con 4 1.3 Tổng 300 100
Số liệu ở Bảng 9 cho ta thấy các phương án lựa chọn có sự chênh lệch lớn và thể hiện nhận thức của người dân về vấn đề này là khá đúng đắn.
Trong tổng số 300 khách thể nghiên cứu lựa chọn câu hỏi này, có tới 86% số người được hỏi cho rằng mỗi gia đình nên có 1 – 2 con. Chúng ta đều biết, để đảm bảo mỗi gia đình có thể chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người, bố mẹ có nhiều thời gian, điều kiện tham gia công tác, làm kinh tế gia đình, gia đình có nhiều điều kiện mua sắm trang thiết bị, chăm lo sức khỏe cho các thành viên… thì điều kiện tiên quyết là mỗi gia đình đó chỉ nên có 1 – 2 con. Ở câu hỏi này, 86% số người được hỏi đã có câu trả lời thể hiện nhận thức đúng đắn về việc sinh con.
Bên cạnh những người thể hiện nhận thức đúng đắn trên, trong câu hỏi này vẫn còn 14% số khách thể nghiên cứu chưa có nhận thức đúng đắn về số con nên có trong gia đình. Cụ thể như sau: từ 3 – 4 con: 12%, từ 4 – 5 con: 0,7%, trên 5 con: 1,3%. Cũng như câu hỏi 5.2, ở câu hỏi này cũng có 14% số khách thể nghiên cứu chưa nhận thức đúng về vấn đề được hỏi. Con số này tuy không phải là tỉ lệ lớn trong tổng số khách thể nghiên cứu, tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ chỉ cần một tỉ lệ rất nhỏ các cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên sẽ
Để tìm hiểu nhận thức về nguyên nhân nhiều cặp vợ chồng sinh nhiều con, trong bảng hỏi nghiên cứu dành cho khách thể là người dân, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Theo ông (bà) vì sao nhiều người sinh nhiều con?”. Kết quả nghiên cứu như sau
Bảng 10. Lý do ngƣời dân sinh nhiều con
STT Các lý do sinh nhiều con (%)
1 Nhiều con là nhà có phúc 12.0
2 Sinh đông con để có người lao động cho gia đình 22.3
3 Cố để có con trai nên đông con 75.7
4 Cố đẻ thêm để có nếp có tẻ 47.0
5 Sinh nhiều con để trông cậy lúc tuổi già 26.0 6 Kinh tế gia đình đảm bảo cho việc sinh con 23.7
Bảng số liệu trên cho ta thấy, ở tất cả các lý do mà chúng tôi đưa ra đều có sự lựa chọn khá cao của người dân để lý giải cho việc sinh nhiều con ở nhiều người.
Lý do đầu tiên mà chúng tôi đưa ra là quan niệm nhiều con là nhà có phúc. Đây là nếp nghĩ khá phổ biến trong tâm lý của nhiều người Việt Nam. Với họ, “con đàn cháu đống” là hạnh phúc. Chính vì vậy, những năm trước đây, chúng ta không quá khó khăn để bắt gặp các gia đình sinh từ 5 – 7 người con. Khi điều tra số liệu tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi đã hỏi một phụ nữ có tới 9 người con về lý do sinh nhiều con. Bà đã trả lời: “do bên gia đình nhà chồng của bà chỉ có 2 anh em nên vợ chồng bà cố gắng đẻ nhiều cho con cháu thêm đông vui”. Hiện nay quan niệm này dần mất đi, tuy nhiên nó vẫn còn ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý của người dân. Chính vì thế, lý do này chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 12,0% số khách thể lựa chọn.
Lý do “sinh đông con để có người lao động cho gia đình” được 22,3% số khách thể nghiên cứu lựa chọn. Ở các vùng nông thôn, do đặc thù của lao động nông nghiệp cần người làm việc, nhất là vào ngày mùa, công việc rất nhiều nên đây cũng là lý do khiến nhiều người dân sinh thêm con. Điều này lại càng rõ nét hơn ở các xã ven biển, luôn cần một lực lượng nam thanh niên khỏe mạnh tham gia vào công việc đánh bắt cá.
Phân tích như vậy chúng ta thấy được sự khó khăn của những người làm công tác vận động người dân thực hiện KHHGD. Bởi việc sinh đông con ở đây bắt nguồn từ chính nhu cầu lao động hàng ngày của họ. Để có thể tiếp cận với người dân và làm tốt công tác này, các CTVDS cần phân tích rõ đặc điểm lao động hiện nay của người dân không còn quá lệ thuộc vào sức lao động tay chân như trước kia. Các máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều đã góp phần giảm đi rất nhiều sự vất vả của người dân và làm tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, nếp nghĩ cố đẻ nhiều con để có người lao động cho gia đình hiện nay không còn phù hợp mà thực trạng nhiều người trong độ tuổi lao động phải ra các thành phố hay đi làm thuê xa nhà trong lúc nông nhàn là một minh chứng rõ nét và có sức thuyết phục.
Trong các lý do được đưa ra để lý giải cho việc sinh nhiều con, lý do được người dân lựa chọn cao nhất là vì cố để có con trai nên đông con, chiếm 75,7% số khách thể lựa chọn. Có thể nói, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhiều gia đình sinh đông con. Chính vì thế, đây là lý do có sự lựa chọn cao nhất của khách thể nghiên cứu. Tâm lý “sinh thằng cu để có người chống gậy”, “để có người nối dõi tông đường” đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân và chi phối mạnh mẽ đến hành vi sinh con của họ. Hầu như các gia đình sinh con thứ 3, thứ 4 đều là vì cố để có được một thằng cu. Theo số liệu từ Trung tâm DS – KHHGD huyện Nga Sơn, tính đến cuối năm 2008, trên toàn huyện Nga Sơn có 837 cặp sinh con 1 bề thì đã có 789 cặp vợ chồng sinh con thứ 3.
Từ thực trạng đó đang đặt ra vấn đề phải nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của con cái; vấn đề quan trọng không phải là giới tính của con mà
điều này, anh N.T.A (xã Nga Nhân) một người có 3 cô con gái đầu và đẻ đến đứa thứ tư mới được “thằng cu chống gậy” đã cho chúng tôi biết “tôi là con trai duy nhất của gia đình, nên tôi phải cố để có con trai lấy người thờ cúng tổ tiên”; một người cha khác “cố” đến đứa thứ 7 mới có con trai là anh Ng.V.P (xã Nga Thủy) cho rằng “dù nói gì đi nữa không có con trai thì cũng không thể vui được, nên phải cố gắng để có”. Rõ ràng trong niềm tin, cách nghĩ của những người này vẫn mang nặng tư tưởng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Chính vì thế,