3. Một số nội dung liên quan trong đề tài
3.7. Hành vi thực hiện KHHGD và tƣơng quan giữa mức độ nhận thức vớ
Nhận thức của người dân về KHHGD thể hiện ở các mức độ khác nhau, trong đó, mức độ nhận thức cao nhất thể hiện ở người dân không chỉ hiểu biết những kiến thức về KHHGD mà quan trọng hơn, họ còn có thể vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống hàng ngày nhằm thực hiện tốt KHHGD trong gia đình. Các câu hỏi 6, 7, 5.5 và 14.2 trong bảng hỏi chúng tôi tìm hiểu hành vi thực hiện KHHGD của người dân.
Câu hỏi 6: “Trong gia đình ông (bà), ai là người thực hiện các biện pháp tránh thai?”. Vì đây là câu hỏi có phân chia ra các mức độ lựa chọn nên chúng tôi quy ước các mức điểm để xử lý như sau: rất đúng – 3 điểm, đúng một phần – 2 điểm và không đúng – 1 điểm. Kết quả như sau:
Bảng 22. Ngƣời thực hiện biện pháp tránh thai trong gia đình
STT Ngƣời thực hiện ĐTB Xếp
hạng
1 Người vợ thực hiện biện pháp tránh thai 2.3 1
2 Người chồng thực hiện biện pháp tránh thai 1.5 3
3 Cả vợ và chồng tùy từng tình huống 1.8 2
4 Chồng thực hiện nếu vợ không thích hợp với biện pháp đó 1.6 4
Bảng số liệu trên cho thấy trong 4 phương án được đưa ra người vợ thực hiện biện pháp tránh thai có ĐTB lớn nhất với 2,3 điểm; trong khi đó, người chồng thực hiện các biện pháp tránh thai có ĐTB thấp nhất với 1,5 xếp hạng 4. Rõ ràng đây là hai phương án có sự thống nhất với nhau về vị trí và qua hành vi thực hiện đó cũng phản ánh nhận thức của khách thể nghiên cứu về người thực hiện biện pháp tránh thai còn chưa đúng đắn. Chúng ta đều biết trách nhiệm thực hiện các biện pháp tránh thai là của cả vợ và chồng, chính vì vậy, ở câu hỏi này ĐTB ở nội dung người vợ thực hiện biện pháp tránh thai cao hơn hẳn so với ĐTB của người chồng (2,3 so với 1,5) cho thấy đây cũng là một biểu hiện của sự bất bình đẳng trong gia đình. Thực tế công tác thực hiện KHHGD tại địa bàn
thôn xóm đồng thời kiêm nhiệm cả CTVDS. Đây có thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc thực hiện các biện pháp tránh thai trong gia đình chủ yếu là người vợ thực hiện. Để cải thiện điều này, theo chúng tôi, các cơ quan liên quan trong việc vận động người dân thực hiện KHHGD nên tăng cường số lượng các CTVDS là nam giới, chính họ sẽ là người có thể tiếp xúc, gần gũi với người chồng trong gia đình và tuyên truyền, vận động họ thực hiện các biện pháp tránh thai.
Ngoài 2 phương án có ĐTB chênh lệch nhau tương đối lớn đã được phân tích ở trên, hai phương án còn lại có điểm số không chênh lệch nhau nhiều. Cụ thể là cả vợ và chồng thực hiện biện pháp tránh thai tùy từng tình huống 1,8 điểm và chồng thực hiện biện pháp tránh thai nếu vợ không thích hợp với biện pháp đó 1,6 điểm. Đây là 2 phương án có nội dung gần giống nhau nên có ĐTB không có sự chênh lệch lớn. Điều đáng nói ở đây là với mức ĐTB thấp như vậy (chưa đến mức đúng một phần – 2 điểm) một lần nữa chúng ta thấy được hành vi thực hiện KHHGD một cách đúng đắn (cả vợ và chồng cùng thực hiện các biện pháp tránh thai) còn chưa trở nên phổ biến. Đây là vấn đề hầu như chưa được đề cập trong các nội dung tuyên truyền vận động người dân thực hiện KHHGD. Chính vì thế, cần nâng cao nhận thức của các cặp vợ chồng về vai trò vị trí của người chồng trong thực hiện KHHGD, để từ đó họ có sự hỗ trợ, cùng với người vợ thực hiện tốt công tác này nhằm xây dựng hạnh phúc gia đình bền vững, tránh đi những nhận thức lệch lạc coi đó là việc của người vợ, người chồng không có trách nhiệm phải thực hiện.
Để có thể tìm hiểu sâu hơn nữa nhận thức của người dân thể hiện trong hành vi thực hiện KHHGD, tiếp theo câu hỏi trên, chúng tôi đưa ra câu hỏi “ông (bà) suy nghĩ thế nào về những người thực hiện biện pháp tránh thai bằng phương pháp triệt sản?” (câu hỏi 7). Thang điểm đánh giá ở câu hỏi này cũng tương tự như câu hỏi trên, với các mức cụ thể như sau: rất đúng – 3 điểm, đúng một phần – 2 điểm và không đúng – 1 điểm.
Bảng 23. Đánh giá của ngƣời dân với việc thực hiện các biện pháp tránh thai bằng triệt sản
STT Các nội dung ĐTB Xếp
hạng
1 Đàn ông triệt sản thì thành người bất lực mất sức
mạnh của đàn ông 1.6 1
2 Đàn bà triệt sản thì mất đi sự hấp dẫn, nữ tính 1.5 2
Hai nội dung của câu hỏi 7 thể hiện sự đánh giá của người dân với những người thực hiện tránh thai bằng hình thức triệt sản có ĐTB tương đương nhau. Cụ thể là: “đàn ông triệt sản thì thành người bất lực, mất sức mạnh của đàn ông” – 1,6 điểm xếp vị trí thứ 1, “đàn bà triệt sản thì mất đi sự hấp dẫn, nữ tính” – 1,5 điểm xếp vị trí thứ 2. Việc người chồng hay người vợ trong gia đình thực hiện biện pháp tránh thai này không ảnh hưởng tới vấn đề tâm sinh lý của họ, điều đó đã được khoa học chứng minh. Chính vì thế, sự đánh giá đúng đắn nhất ở đây phải phải là không đúng với ĐTB ở mức 1 điểm.
Phân tích sự đánh giá của người dân ở câu hỏi này chúng ta có thể thấy được người dân tuy không có nhận thức sai lệch về vấn đề KHHGD, nhưng cũng không có sự hiểu biết đầy đủ. Có thể nói họ mới chỉ dừng lại ở mức biết về KHHGD chứ chưa có sự hiểu sâu sắc vấn đề được hỏi. Chính vì thế, họ không có hành vi đánh giá, nhìn nhận vấn đề sai lệch nhưng cũng không phản ánh đúng đắn hoàn toàn với vấn đề nghiên cứu.
Để có thể đánh giá sâu hơn về hành vi thực hiện biện pháp tránh thai của người dân, chúng tôi đã tính hệ số tương quan số liệu của câu hỏi 6 (trong gia đình ông (bà) ai là người thực hiện các biện pháp tránh thai?) và câu hỏi 7 (ông (bà) đánh giá thế nào về những người thực hiện biện pháp tránh thai bằng phương pháp triệt sản?) trong bảng hỏi dành cho người dân. Kết quả thu được từ bảng tính hệ số tương quan Pearson (xem thêm ở phần phụ lục tương quan giữa
Bảng 24. Tƣơng quan câu hỏi 6 (ai là ngƣời thực hiện biện pháp tránh thai trong gia đình) và câu hỏi 7 (đánh giá về những ngƣời thực hiện biện pháp tránh thai) Câu 6 Câu 7 Người vợ thực hiện biện pháp tránh thai Người chồng thực biện pháp tránh thai Cả vợ và chồng tùy từng tình huống Đàn ông triệt sản thì trở thành bất lực, mất đi sức mạnh 0.68 -0.04 0.13 Đàn bà triệt sản thì mất đi sự hấp dẫn, nữ tính 0.035 0.51 -0.13
Kết quả từ bảng số liệu trên cho thấy với những người có quan điểm cho rằng “đàn ông triệt sản thì thành người bất lực, mất đi sức mạnh của đàn ông” có tương quan thuận và khá chặt chẽ với phương án trong gia đình họ người vợ thực hiện các biện pháp tránh thai, hệ số tương quan là 0,68 độ tin cây 95%. Cũng tương tự như thế, với những khách thể nghiên cứu lựa chọn hành vi người chồng thực hiện biện pháp tránh thai có tương quan thuận và khá chặt với quan niệm “đàn bà triệt sản thì mất đi sự hấp dẫn nữ tính” với hệ số tương quan là 0,52 độ tin cậy 95%.
Thông qua việc đánh giá hệ số tương quan như vậy, chúng ta thấy giữa quan niệm đánh giá của người dân về hành vi thực hiện KHHGD và hành vi thực hiện của họ có sự thống nhất với nhau. Cụ thể ở đây, với những người quan niệm đàn ông triệt sản sẽ mất đi sự mạnh mẽ… sẽ để người vợ thực hiện biện pháp tránh thai, cũng tương tự như thế, những người coi việc đàn bà triệt sản mất đi sự hấp dẫn nữ tính thì trong gia đình họ, người chồng chủ yếu thực hiện
các biện pháp tránh thai. Rõ ràng, ở đây quan niệm đánh giá và hành vi thực hiện có sự thống nhất với nhau.
Nhìn chung, qua phân tích số liệu nghiên cứu từ câu hỏi 6 và 7 ta thấy sự đánh giá và hành vi thực hiện KHHGD của người dân còn chưa thể hiện nhận thức sâu sắc đầy đủ. Người dân có những đánh giá vấn đề tuy không sai lệch hoàn toàn nhưng cũng không có sự hiểu biết đầy đủ chính xác về KHHGD. Trong hành vi thực hiện biện pháp tránh thai, các khách thể nghiên cứu cũng cho thấy còn nhiều hạn chế trong quan niệm, nhận thức. Biểu hiện cụ thể là những hành vi hoàn toàn đúng đắn trong KHHGD còn có điểm số đánh giá không cao.
Phân tích số liệu tương quan các phương án của 2 câu hỏi 6 và 7 cho chúng ta thấy quan niệm và hành vi thực hiện của khách thế nghiên cứu có tương quan thuận và khá chặt chẽ với nhau. Từ đó cho ta thấy để người dân có thể có những hành vi đúng đắn, khoa học trong thực hiện KHHGD cần phải trang bị cho họ những nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
Câu hỏi 14.2 trong bảng hỏi dành cho người dân, chúng tôi tìm hiểu về mức độ sử dụng biện pháp tránh thai. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 25.
Bảng 25. Mức độ sử dụng biện pháp tránh thai của khách thể nghiên cứu
STT Các biện pháp tránh thai ĐTB Xếp hạng
1 Bao cao su 1.9 1
2 Thuốc uống tránh thai 1.6 2
3 Thuôc tiêm tránh thai 1.1 8
4 Triệt sản 1.2 7
5 Tính vòng kinh 1.4 4
6 Đặt vòng tránh thai 1.5 3
7 Xuất tinh ngoài âm đạo 1.3 5
9 Cho con bú 1.3 5
10 Nạo, phá thai 1.1 8
Bảng số liệu về mức độ sử dụng các biện pháp tránh thai cho ta thấy các biện pháp tránh thai được người dân sử dụng còn ở mức độ thấp. Trong 10 biện pháp tránh thai được đưa ra, các khách thể nghiên cứu cho biết biện pháp tránh thai được sử dụng nhiều nhất là bao cao su với ĐTB là 1,9 xếp ở vị trí số 1; xếp ở vị trí số 2 là dùng thuốc tránh thai với ĐTB là 1,6. So với các biện pháp tránh thai khác, đây là 2 biện pháp tránh thai đơn giản, dễ sử dụng và tiện lợi nhất, bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông cũng đề cập đến 2 biện pháp này nhiều hơn. Chính vì vậy mà đây là 2 biện pháp được người dân sử dụng thường xuyên hơn các biện pháp khác. Khi trao đổi với các CTVDS, chúng tôi cũng được biết so với các biện pháp tránh thai khác, người dân cũng thường sử dụng 2 biện pháp này nhiều hơn. Hàng tháng, các CTVDS trên địa bàn nghiên cứu vẫn phát miễn phí thuốc tránh thai và bao cao su cho người dân.
Tuy đây là 2 biện pháp tránh tai có ĐTB cao nhất nhưng điều đáng nói ở đây là nếu so với các mức độ sử dụng trong bảng hỏi thì 2 phương án này mới gần đạt tới mức độ thỉnh thoảng trong bảng hỏi. Điều đó một lần nữa cho ta thấy cũng như các mức độ hiểu biết về KHHGD, hành vi thực hiện của họ cũng chưa có sự đúng đắn cao.
Ngoài 2 biện pháp trên, các biện pháp còn lại đều có ĐTB không cao dao động từ 1,1 đến 1,5 điểm. Trong các biện pháp đó, một số biện pháp được người dân sử dụng như tình vòng kinh (1,4 điểm, xếp ở vị trí thứ 4), xuất tinh ngoài âm đạo (1,3 điểm, xếp vị trí thứ 5) có độ an toàn không cao. Từ đó đặt ra vấn đề phải có sự giải thích rõ về cơ chế hoạt động cũng như sự an toàn của các biện pháp này giúp người dân hiểu rõ và có hành vi thực hiện KHHGD đúng đắn, khoa học.
Việc phân tích số liệu từ bảng trên cho ta thấy, người dân có xu hướng sử dụng các biện pháp tránh thai đơn giản dễ sử dụng (các biện pháp tránh thai như dùng thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai hay triệt sản đều có ĐTB rất thấp). Đây là
điều dễ hiểu đối với điều kiện sống cũng như nhận thức của người dân về vấn đề này. Mặt khác ĐTB trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai của người dân chưa cao cho ta thấy hành vi thực hiện của họ chưa thể hiện được sự nhất quán, đúng đắn trong nhận thức về KHHGD. Họ mới chỉ dừng lại ở mức độ biết về các biện pháp tránh thai, nhưng chưa có sự hiểu sâu sắc về các biện pháp đó và chưa có sự sử dụng thường xuyên.
Tiếp tục tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi thực hiện KHHGD của người dân, chúng tôi đã thống kê một số nội dung thể hiện rõ nhận thức đúng đắn về KHHGD với hành vi thực hiện biện pháp tránh thai. Kết quả thống kê cho thấy trong số 270 người lựa chọn các mức độ đồng ý và rất đồng ý với nội dung thực hiện mô hình ít con không chỉ vì quy định của Nhà nước mà còn vì hạnh phúc gia đình có tới 182 người (chiếm 67%) có sử dụng biện pháp tránh thai bằng bao cao su (ở mức thỉnh thoảng và thường xuyên); cũng tương tự như thế, trong số 257 người đồng ý với quan điểm thực hiện mô hình ít con là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi công dân trong vấn đề sinh đẻ có 167 người (chiếm 64,9%) sử dụng bao cao su ở mức thường xuyên và thỉnh thoảng. Đối với 150 người có nhận thức đúng về khái niệm KHHGD khi cho rằng KHHGD là vợ chồng chủ động tự quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe và nuôi dạy con theo chuẩn mực xã hội thì có 118 người (chiếm 78,6%) có sử dụng biện pháp tránh thai bằng bao cao su (số liệu thống kê cụ thể xin xem thêm ở phần Phụ lục về xử lý số liệu).
Số liệu thống kê đó cho ta thấy với những người có nhận thức đúng về KHHGD sẽ có tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai cao hơn. Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của các cơ quan liên quan trong việc nâng cao không ngừng nhận thức của người dân về KHHGD, để từ đó họ có những hành vi đúng đắn trong thực hiện KHHGD – đó cũng là biểu hiện của mức độ nhận thức cao nhất về KHHGD, tránh đi những hành vi mang tính cảm tính trong thực hiện KHHGD, hoặc để người dân trong tình trạng “trót” có thai nên phải sinh thêm con.
Qua việc phân tích hành vi thực hiện KHHGD của người dân, chúng ta thấy được nhìn chung người dân còn chưa có những hành vi thể hiện nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Điều đó thể hiện ở việc nhiều hành vi về KHHGD dù đúng đắn khoa học vẫn không có sự đồng thuận cao từ phía khách thể nghiên cứu. Trong đánh giá về KHHGD, người dân còn có biểu hiện không đúng như coi thực hiện KHHGD là việc của người vợ… Việc thực hiện các biện pháp tránh thai của người dân còn chưa nhiều, trong đó có cả những biện pháp có độ an toàn không cao. Từ đó đặt ra vấn đề phải nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về tác dụng và tỷ lệ thành công của các biện pháp tránh thai này, tránh để việc người dân áp dụng các biện pháp tránh thai đó nhưng không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Số liệu thống kê từ những người có nhận thức đúng đắn về các khái niệm liên quan đến KHHGD và hành vi thực hiện các biện pháp tránh thai của họ cho thấy tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của họ đều ở mức cao. Từ đó cho ta thấy muốn người dân có hành vi đúng đắn về KHHGD phải nâng cao nhận thức của họ về quan niệm, giá trị của KHHGD.