Nhận thức của ngƣời dân về nguồn thông tin KHHGD

Một phần của tài liệu Nhận thức của người dân huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa về kế hoạch hóa gia đình (Trang 89)

3. Một số nội dung liên quan trong đề tài

3.6. Nhận thức của ngƣời dân về nguồn thông tin KHHGD

Để có thể tìm hiểu nhận thức của người dân về KHHGD một cách đầy đủ, trong các câu hỏi 2, 9 và 15 trong bảng dành cho người dân, chúng tôi đề cập đến nhận thức của người dân về nguồn thông tin về KHHGD. Đây là cơ sở để người dân có thể tiếp cận và tìm hiểu các thông tin về KHHGD khi cần thiết, giúp cho việc thực hiện KHHGD được tốt hơn.

Câu hỏi 2 trong bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là người dân, chúng tôi đưa ra câu hỏi về các nội dung được tuyên truyền liên quan đến công tác KHHGD. Kết quả như sau:

Bảng 19. Các nội dung đƣợc tuyên truyền từ CTVDS

STT Các nội dung đƣợc tuyên truyền ĐTB Xếp hạng

1 Chính sách DS – KHHGD 2.8 1

2 Các biện pháp thực hiện KHHGD 2.7 2

3 Quan niệm về giá trị của con cái 2.4 3

4 Quyền sinh sản của vợ chồng 2.4 3

Để xử lý kết quả từ câu hỏi này, chúng tôi tính ĐTB các phương án lựa chọn theo đó với mức độ đã được tuyên truyền - 3 điểm, chưa được tuyên truyền - 2 điểm, không quan tâm - 1 điểm. Kết quả từ bảng số liệu trên cho ta thấy các phương án có sự chênh lệch về ĐTB không quá lớn. Trong 4 nội dung đưa ra, người dân đánh giá nội dung được tuyên truyền nhiều nhất là “chính sách DS – KHHGD” với 2,8 điểm, xếp ở vị trí số 1. Đây cũng điểm số gần với mức độ đã được tuyên truyền trong bảng hỏi chúng tôi đưa ra. Theo chúng tôi, trong 4 nội dung đưa ra, nội dung này có ĐTB cao nhất phản ánh đúng thực tế trong khi tuyên truyền vận động người dân thực hiện KHHGD, các phương tiện truyền

thông đại chúng thường tập trung giải thích về các chính sách liên quan đến DS – KHHGD của Nhà nước chính vì thế phương án này có sự lựa chọn cao nhất.

Xếp ở vị trí thứ 2 trong 4 nội dung đưa ra là “các biện pháp thực hiện KHHGD” với ĐTB là 2,7. Trong công tác vận động, tuyên truyền người dân thực hiện KHHGD, nội dung liên quan đến các biện pháp thực hiện KHHGD cũng được đề cập khá nhiều. Chính vì thế, ĐTB các phương án này cũng khá cao.

Bên cạnh 2 nội dung được đề cập tuyên truyền với mức độ cao ở trên, 2 nội dung còn lại đều có ĐTB tương đối thấp là “quan niệm về giá trị của con cái” và “quyền sinh sản của vợ chồng” với 2,4 điểm. Thực tế công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGD, các CTVDS cũng ít đề cập đến các nội dung này. Trong buổi làm việc và phỏng vấn sâu với chị Nguyễn Thị Hà là chuyên viên làm việc tại Trung tâm DS – KHHGD huyện Nga Sơn, chúng tôi cũng đề cập đến các nội dung chủ yếu tuyên truyền đến người dân, chị Hà chủ yếu đề cập đến các nội dung như thực hiện việc mỗi gia đình chỉ sinh 1 – 2 con, các biện pháp tránh thai… Trong khi đó, các nội dung liên quan đến giá trị con trai, con gái hay quyền sinh sản của các cặp vợ chồng chúng tôi không thấy chị đề cập. Theo chúng tôi, chính vì điều này dẫn đến việc người dân đánh giá các nội dung về giá trị con cái và quyền sinh sản của vợ chồng với ĐTB thấp hơn 2 nội dung trên.

Từ kết quả nghiên cứu như trên, một vấn đề đặt ra là phải tích cực vận động tuyên truyền người dân không chỉ các nội dung liên quan đến số con trong gia đình, các biện pháp tránh thai mà còn phải phân tích sâu hơn nữa đến quan niệm về con trai con gái trong gia đình, quyền sinh con của các cặp vợ chồng… nhằm nâng cao nhận thức của người dân về KHHGD, giúp cho người dân có điều kiện được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin và có cái nhìn sâu sắc hơn về thực hiện KHHGD.

Với câu hỏi “Ông (bà) biết những thông tin về KHHGD từ đâu?” (câu hỏi số 9 trong bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là người dân), chúng tôi muốn tìm hiểu nhận thức của người dân về nguồn thông liên quan đến KHHGD.

Bảng 20. Nhận thức của ngƣời dân về nguồn thông tin về KHHGD

STT Nguồn thông tin về KHHGD Số ngƣời

lựa chọn (%)

1 Qua CTVDS nơi cư trú 146 48.7

2 Qua những người xung quanh, những người

trong gia đình 53 17.7

3 Qua sách báo, đài phát thanh 216 72.0

4 Tự tìm hiểu 88 29.3

5 Không có thông tin về KHHGD 27 9.0

6 Cơ sở y tế 95 31.7

Biểu đồ 5. Nhận thức của ngƣời dân về nguồn thông tin KHHGD

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Bảng số liệu và Biểu đồ trên cho ta thấy giữa các nguồn cung cấp thông tin về KHHGD có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ lựa chọn, trong đó đóng vai trò chủ đạo trong cung cấp thông tin về KHHGD cho người dân chủ yếu vẫn là sách báo, đài phát thanh và CTVDS.

Qua sự trả lời của khách thể nghiên cứu, chúng ta thấy nguồn cung cấp thông tin được khách thể lựa chọn nhiều nhất là qua sách báo, đài phát thanh với tỷ lệ 72%. Chúng ta đều biết ngày nay các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài phát thanh truyền hình… đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc cung cấp thông tin đến với người dân vì nó đã trở nên phổ biến hầu như trong mọi gia đình đều có. Chính vì vậy, phương án này có tỷ lệ lựa chọn cao nhất là hợp lý. Theo chúng tôi, các phương tiện thông tin đại chúng này có ưu thế lớn mà các hình thức tuyên truyền khác không thể có được là khả năng cung cấp thông tin đến với người dân một cách nhanh chóng, tiện lợi, tác động tới một số lượng lớn đối tượng và có nhiều hình thức thể hiện không chỉ là những lời tuyên truyền mà còn có thể dưới các hình thức như truyện cười, kịch… Đây chính là điểm mạnh mà các phương tiện truyền thông cần phát huy nhằm nâng cao không ngừng hiểu biết của người dân về KHHGD và thực hiện tốt công tác này.

Nguồn thông tin được cung cấp từ các CTVDS đến với các khách thể nghiên cứu đứng ở vị trí số 2 với 48,7% số khách thể lựa chọn. Chúng ta đều biết, đội ngũ CTVDS là những người trực tiếp nhất gần gũi nhất với người dân trong tuyên truyền vận động người dân thực hiện KHHGD. So với phương tiện tuyên truyền bằng đài phát thanh của xã, phường hay đài phát thanh truyền hình trên toàn quốc, đội ngũ CTVDS có thể không tác động cùng lúc tới nhiều đối tượng bằng; tuy nhiên một ưu thế lớn của đội ngũ này là họ hiểu rõ nhất hoàn cảnh, tâm tư của từng gia đình, từng người dân. Bởi họ sống chung trên một địa bàn, một làng với người dân, họ có thể tâm sự chia sẻ với từng người bằng những kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm của mình. Trong số 300 khách thể được hỏi chỉ có 146 người chiếm 48,7% cho biết họ nhận thông tin về KHHGD từ các CTVDS là còn ít so với vai trò to lớn của đội ngũ này trong vận động người dân

việc của CTVDS, họ thường gặp gỡ, làm việc nhiều với những đối tượng chưa có nhận thức đầy đủ về KHHGD, vẫn muốn sinh thêm con dù đã có 2 con… Vì vậy, số lượng khách thể lựa chọn phương án đưa ra là CTVDS không cao. Trong các cuộc phỏng vấn sâu với các CTVDS, chúng tôi hỏi về các hình thức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGD, các CTVDS đều trả lời nhấn mạnh đến hình thức tuyên truyền mới được Trung tâm DS – KHHGD huyện Nga Sơn tập huấn cho tất cả các CTVDS là truyền thông nhóm nhỏ. Theo chúng tôi đây cũng là một hình thức tuyên truyền có thể tác động tới nhiều đối tượng và mang lại hiệu quả cao cần được tiếp tục phát huy trong công tác vận động người dân thực hiện KHHGD.

Ngoài 2 nguồn cung cấp thông tin trên, các cơ sở y tế cũng là một trong những nơi quan trọng cung cấp cho người dân thông tin về KHHGD. Phương án này được 31,7% khách thể được hỏi lựa chọn. Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hà chuyên viên làm việc tại Trung tâm DS – KHHGD huyện Nga Sơn cho biết, hàng tháng tại các cơ sở y tế xã đều có các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân, tư vấn về các biện pháp tránh thai…Đây là một trong những nơi tin cậy đối với người dân khi thực hiện KHHGD. Phương án này có tỷ lệ lựa chọn 31,7% cho thấy người dân vẫn chưa biết nhiều về những hoạt động liên quan đến KHHGD của cơ sở y tế cấp xã. Chính vì thế, việc thông báo rộng rãi cho người dân bằng hệ thống phát thanh tại địa phương, thông qua CTVDS… là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc và tư vấn về sức khỏe sinh sản của người dân.

Trong số 300 khách thể nghiên cứu, có 88 khách thể, tương đương với 29,3% cho biết họ tự tìm hiểu thông tin về KHHGD. Việc người dân cần có những thông tin về KHHGD và tự tìm hiểu để đáp ứng nhu cầu đó là điều hoàn toàn bình thường. Vấn đề đặt ra là các cơ quan liên quan cần tạo điều kiện tối đa nhằm cung cấp cho người dân một cách đầy đủ nhất những thông tin về KHHGD. Đây chính là cơ sở để người dân có thể thực hiện tốt công tác này.

Một kênh thông tin khác được chúng tôi đề cập trong câu hỏi này là tiếp nhận thông tin về KHHGD từ những người xung quanh, người thân trong gia

đình. Nguồn thông tin này được 17,7% khách thể nghiên cứu lựa chọn. Chúng ta đều biết việc thực hiện KHHGD không chỉ là ý muốn chủ quan của người vợ hay chồng mà là cả gia đình, trong đó đôi khi có cả ý kiến của bố mẹ, ông bà. Ví dụ như trong gia đình nếu ông bà, bố mẹ có quan điểm phải có bằng được con trai.. thì chắc chắn sẽ rất khó khăn cho những đôi vợ chồng trẻ muốn thực hiện KHHGD lại sinh con một bề là con gái. Chính vì lẽ đó, việc nâng cao nhận thức cho tất cả mọi đối tượng về KHHGD là cần thiết nhằm nâng cao tính đồng thuận trong thực hiện KHHGD. Chị N.T.Đ (35 tuổi, sống tại thị trấn) đang mang thai cháu thứ 3 đã cho chúng tôi biết, bản thân chị không muốn sinh đứa thứ 3, nhưng chồng và cả ông bà nội đều mong muốn có đứa cháu trai nên chồng chị quyết định phải sinh thêm đứa nữa. Đây chỉ là một trường hợp minh chứng cho sự cần thiết có sự tác động tới mọi đối tượng trong gia đình về KHHGD vì chính họ cũng sẽ tác động không nhỏ tới việc quyết định thực hiện KHHGD hay không.

Ngoài các nguồn thông tin kể trên, có 9% số khách thể được hỏi cho biết họ không có thông tin về KHHGD. Tuy đây không phải là tỷ lệ lớn nhưng rõ ràng việc nâng cao nhận thức cho người dân, giúp họ tiếp cận được với các thông tin về KHHGD là rất cần thiết bởi chỉ có như thế, người dân mới có cơ hội thực hiện tốt về KHHGD.

Như ở trên chúng tôi đã nói, trong công tác vận động người dân thực hiện KHHGD, đội ngũ CTVDS đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Chính họ là người tổ chức các hoạt động tuyên truyền (theo cá nhân hoặc theo nhóm) tại cơ sở, là người trực tiếp cung cấp các dụng cụ tránh thai (bao cao su, thuốc tránh thai…) cho người dân. Nhằm tìm hiểu đánh giá của người dân về đội ngũ CTVDS, qua đó phản ánh được nhận thức của người dân về công tác vận động KHHGD, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 15: “Ông (bà) đánh giá thế nào về đội ngũ CTVDS và phương tiện biện pháp truyền thông của họ?”. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:

Bảng 21. Đánh giá của ngƣời dân về đội ngũ CTVDS

STT Các nội dung đánh giá ĐTB Độ lệch

chuẩn Xếp hạng 1 Kiến thức về KHHGD 2.5 0.5 1 2 Tinh thần làm việc 2.4 0.5 2 3 Cách thức tổ chức, tuyên truyền 2.3 0.6 3

4 Khả năng tiếp xúc với người dân 2.3 0.6 3

5 Ngôn ngữ truyền đạt 2.2 0.6 5

6 Phương tiện phục vụ tuyên truyền vận

động người dân thực hiện KHHGD 1.6 0.5 6

Bảng số liệu trên cho thấy đánh giá của người dân về đội ngũ CTVDS với các phẩm chất của họ có ĐTB khá cao, trong khi đó đánh giá về phương tiện phục vụ cho vận động, tuyên truyền người dân thực hiện KHHGD lại có ĐTB tương đối thấp.

5 phẩm chất của CTVDS khi tiếp xúc với người dân (kiến thức về KHHGD, tinh thần làm việc, cách thức tổ chức tuyên truyền, khả năng tiếp xúc với người dân, ngôn ngữ truyền đạt) chúng ta thấy ĐTB không có sự chênh lệch lớn và nhìn chung là khá cao. Trong đó, phẩm chất kiến thức về KHHGD được người dân đánh giá cao nhất với 2,5 điểm, xếp ở vị trí số 1. Đối với người dân ít có điều kiện được tiếp xúc với các thông tin về KHHGD, việc CTVDS có thể giải thích về cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng… rõ ràng là điều làm cho người dân nhận thấy rất rõ. Chính vì thế, người dân được hỏi đánh giá cao phương án kiến thức về KHHGD nhất. Đứng ở vị trí số 2 là tinh thần làm việc của CTVDS với 2,4 điểm. Khi tiếp xúc, phỏng vấn với đối với các CTVDS, chúng tôi có hỏi về thu nhập của họ khi làm công việc này, chúng tôi được biết mỗi tháng một CTVDS được trợ cấp 50 ngàn đồng. Đây rõ ràng là số tiền chỉ mang tính chất động viên tinh thần. Chính vì thế, ở đây người dân đánh giá cao tinh thần làm việc của CTVDS rõ ràng là sự đánh giá công bằng, thể hiện rõ sự ghi nhận với tinh thần làm việc của các CTVDS tại địa bàn nghiên cứu. Đây sẽ

là sự thuận lợi và cỗ vũ to lớn đối với các CTVDS để họ có thể hoàn thành công việc của mình, vì ít nhất, những người làm công tác này cũng nhận được sự thông cảm, hiểu biết về công lao của họ từ phía người dân mà họ tiếp xúc hàng ngày.

Xếp ở vị trí thứ 3 là nội dung cách thức tổ chức tuyên truyền và khả năng tiếp xúc với người dân, đều có ĐTB là 2,3. Hai nội dung này tuy cách diễn đạt có khác nhau nhưng đều nói lên khả năng tổ chức vận động người dân thực hiện KHHGD. Khi điều tra số liệu tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi được biết hầu hết những người làm CTVDS đều đồng thời là chi hội trưởng phụ nữ ở các thôn xóm trên địa bàn huyện Nga Sơn. Chính vì vậy, khả năng vận động tuyên truyền người dân chắc chắc sẽ có những hạn chế nhất định bởi về cơ bản họ đều là những người nông dân sống tại địa phương, họ làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự nhiệt tình của mình. Phân tích như vậy chúng ta cũng thấy được phương án ngôn ngữ truyền đạt của CTVDS được người dân đánh giá 2,2 điểm xếp ở vị trí thấp nhất cũng là điều dễ hiểu. Khi được hỏi về những hoạt động hỗ trợ cho công tác của các CTVDS, chị T.T.T, một CTVDS trên địa bàn nghiên cứu đã cho biết, Trung tâm DS – KHHGD huyện Nga Sơn đã tổ chức các lớp tập huấn về truyền thông nhóm nhỏ đối với các CTVDS trên địa bàn toàn huyện. Rõ ràng, đây chính là sự hỗ trợ rất có ý nghĩa nhằm nâng cao kỹ năng làm việc của các CTVDS.

Bên cạnh sự đánh giá về các phẩm chất làm việc của CTVDS, phương án 6 trong bảng số liệu thể hiện sự đánh giá của người dân về phương tiện phục vụ cho công việc của họ. ĐTB của nội dung đánh giá này là 1,6. Đây là mức đánh giá thấp về phương tiện làm việc của CTVDS. Khi tìm hiểu về công việc của CTVDS, chúng tôi được biết hàng tháng các CTVDS đều trực tiếp phát phương

Một phần của tài liệu Nhận thức của người dân huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa về kế hoạch hóa gia đình (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)