Nhận thức của ngƣời dân về khái niệm KHHGD

Một phần của tài liệu Nhận thức của người dân huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa về kế hoạch hóa gia đình (Trang 47)

3. Một số nội dung liên quan trong đề tài

3.2. Nhận thức của ngƣời dân về khái niệm KHHGD

Nhận thức của người dân về KHHGD trước hết thể hiện ở việc người dân hiểu thế nào là KHHGD, chính vì vậy, trong bảng hỏi dành cho người dân, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo ông (bà) thế nào là KHHGD?” (câu hỏi 1). Kết quả thu được từ câu hỏi này như sau:

Bảng 2. Nhận thức của ngƣời dân về khái niệm KHHGD

STT Khái niệm về KHHGD Tỷ lệ lựa

chọn

1

KHHGD là công việc của Nhà nước để giải quyết

vấn đề dân số 22.0

2 KHHGD là mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 – 2 con 64.7

3

KHHGD là sinh con theo điều kiện kinh tế và hoàn cảnh của gia đình (ví dụ chưa có con trai thì phải sinh con trai)

9.7

4 KHHGD là đưa ra kế hoạch trong việc sinh con 16.0 5

KHHGD là phải lập kế hoạch để sinh con trai, con

gái theo mong muốn của mình 6.3

6

KHHGD là vợ chồng chủ động tự quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe và nuôi dạy con

theo chuẩn mực xã hội

Bảng số liệu thu được cho chúng ta thấy, nhìn chung, các phương án đều có sự lựa chọn không cao và có sự chênh lệch lớn. Điều đó phản ánh nhận thức của khách thể nghiên cứu về khái niệm KHHGD còn chưa đúng đắn, đầy đủ.

Trong 6 phương án mà chúng tôi đưa ra về khái niệm KHHGD, phương án có sự chọn cao nhất là “KHHGD là mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 – 2 con” với 64,7% số người được hỏi lựa chọn. Đây là một cách hiểu đúng nhưng chưa đầy đủ về bản chất của KHHGD, nó mới chỉ phản ánh được biểu hiện bề ngoài của khái niệm KHHGD. Điều đó phản ánh nhận thức của người dân về khái niệm KHHGD mới chỉ dừng lại ở mức độ biết về nó.

Theo chúng tôi, sở dĩ cách hiểu này chiếm tỉ lệ lớn nhất vì ở các vùng nông thôn các phương tiện truyền thông đại chúng, hay tại nơi công cộng đều có các khẩu hiện như “dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt” hay “mỗi gia đình chỉ nên có 1 – 2 con”…Mặt khác, người dân lại hầu như rất ít có điều kiện được tiếp xúc với các tài liệu, nguồn thông tin để hiểu sâu hơn về khái niệm KHHGD. Chính điều đó đã có sự tác động mạnh mẽ tới nhận thức, quan niệm của người dân về KHHGD.

Biểu đồ 1: Nhận thức của ngƣời dân về khái niệm KHHGD

Trong số 6 quan niệm chúng tôi đưa ra về KHHGD, cách hiểu đúng đắn nhất là “KHHGD là mỗi cặp vợ chồng chủ động tự quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe và nuôi dạy con theo các chuẩn mực xã hội”. Trong tất cả các quan niệm về KHHGD mà chúng tôi đưa ra, phương án này có 50% số người được hỏi đồng ý, đây vẫn là tỉ lệ lựa chọn thấp. Điều này nói lên nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Nga Sơn về KHHGD mới chỉ dừng lại ở mức độ biết. Người dân có nghe đến, có được biết một vài thông tin liên quan đến KHHGD nhưng người dân chưa có sự hiểu sâu sắc về nó, với họ, KHHGD đơn giản có thể nhìn thấy trực tiếp nhất là sinh ít con. Vấn đề đặt ra ở đây là các cơ quan truyền thông cũng như đội ngũ CTVDS phải từng bước nâng cao hiểu biết của người dân về KHHGD mà trước hết là hiểu đúng đắn về khái niệm KHHGD bởi nếu người dân không có hiểu biết không đầy đủ về nó thì việc thực hiện KHHGD sẽ không thể tốt. Nhìn chung, ở cả 2 phương án trên, mặc dù tỉ lệ lựa chọn không cao nhưng vẫn xếp ở

0 10 20 30 40 50 60 70 Phuong an1 Phuong an 2 Phuong an 3 Phuong an 4 Phuong an 5 Phuong an6

vị trí số 1 và 2; mặt khác, cả 2 phương án này đều phản ánh nội dung của KHHGD. Đây chính là mặt thuận lợi trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGD.

Ngoài 2 phương án trên có sự lựa chọn tương đối cao của khách thể nghiên cứu, 4 nội dung còn lại mà chúng tôi đưa đều có tỉ lệ lựa chọn rất thấp. Cụ thể như sau: “KHHGD là công việc của Nhà nước để giải quyết vấn đề dân số” 22%; “KHHGD là sinh con theo điều kiện, kinh tế và hoàn cảnh của gia đình (ví dụ chưa có con trai thì phải sinh con trai)” 9,7%; “KHHGD là đưa ra kế hoạch trong việc sinh con cái” 16%; “KHHGD là phải lập kế hoạch để sinh con trai, con gái theo mong muốn của mình” 6,3%. Theo chúng tôi, các phương án này có sự lựa chọn thấp như vậy là hợp lý vì rõ ràng đây là những cách hiểu sai về KHHGD. Những người lựa chọn các phương án này thể hiện rõ nhận thức của họ về bản chất của KHHGD còn chưa đúng đắn. Tuy tỷ lệ người dân hiểu sai về bản chất của KHHGD thể hiện trong câu này chiếm tỉ lệ không cao so với 2 phương án mà chúng tôi đã phân tích ở trên, nhưng rõ ràng, với việc 10 – 20 % số người được hỏi không hiểu đúng về khái niệm KHHGD như thế sẽ là khó khăn không nhỏ đối với công việc tuyên truyền của CTVDS. Thực tế công việc của các CTVDS cho thấy, để có thể làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của những đối tượng này và qua đó thay đổi hành vi sinh đẻ của họ là rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự kiên trì và kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt.

Qua việc phân tích kết quả thu được từ quan niệm của người dân về KHHGD cho chúng ta thấy nhận thức của người dân về vấn đề này còn rất hạn chế. Số người hiểu đúng bản chất của công tác KHHGD mới chỉ dừng lại ở 50% số người được hỏi. Bên cạnh đó, vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ (từ 10 – 20%) khách thể nghiên cứu có nhận thức sai lệch về bản chất của KHHGD.

Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác vận động tuyên truyền về KHHGD còn chưa hiệu quả, các phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh tại các thôn xóm nếu có đề cập tới các nội dung này cũng chỉ là những nội dung đơn giản, mang tính khẩu hiệu…

Thêm vào đó, đội ngũ CTVDS tại các thôn xóm là người trực tiếp đến từng nhà dân, gặp gỡ từng người thì trình độ kiến thức và kỹ năng làm việc còn yếu kém. Trong bảng hỏi thiết kế dành riêng cho CTVDS, chúng tôi đưa ra câu hỏi mở “Xin ông (bà) vui lòng cho biết quan niệm của mình về KHHGD?”. Kết quả chúng tôi thu được cho thấy, ngay chính bản thân các CTVDS cũng chưa có cách hiểu đúng đắn về khái niệm KHHGD với những câu trả lời như: “Là thực hiện mô hình ít con, hạnh phúc” (CTV Lê Thị Kính), “rất có lợi cho gia đình trong việc KHHGD” (CTV Nguyễn Thị Hà)… Rõ ràng với mức độ nhận thức của đội ngũ CTVDS như vậy, thì việc đảm bảo công tác vận đồng người dân thực hiện KHHGD thành công, hiệu quả là không dễ dàng.

Nhằm tìm hiểu sâu hơn nữa nhận thức của người dân về KHHGD, trong bảng hỏi dành cho người dân, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo ông (bà) những ý kiến nào dưới đây nói lên nội dung của KHHGD” (câu hỏi 3), kết quả thu được thể hiện ở Bảng 3.

Bảng 3. Nhận thức của ngƣời dân về các nội dung của định nghĩa KHHGD

STT Nội dung Số ngƣời

lựa chọn

Tỷ lệ lựa chọn

1 Số con trong mỗi gia đình 292 97.3

2 Tham gia công tác xã hội, hoạt động đoàn thể 75 25.0

3 Khoảng cách sinh con 228 76.0

4 Sinh con trai, con gái theo ý muốn 68 22.7

5 Thời gian sinh con 193 64.3

6 Trồng cây, bảo vệ môi trường 57 19.0

7 Nuôi dạy con chu đáo, trưởng thành 222 74.0

Kết quả thu được từ câu hỏi trên cho ta thấy, các khía cạnh nội dung liên quan đến khái niệm KHHGD như số con trong gia đình, khoảng cách, thời gian sinh con và nuôi dạy con cái trưởng thành là những nội dung có sự lựa chọn cao nhất; trong khi đó, các nội dung chúng tôi đưa ra không nằm trong khái niệm

KHHGD như tham gia công tác xã hội hoạt động đoàn thể, sinh con trai con gái theo ý muốn, trồng cây bảo vệ môi trường đều có tỉ lệ lựa chọn thấp.

Cũng như ở câu hỏi 1 chúng tôi đã phân tích, trong các nội dung của KHHGD, người dân thường nhấn mạnh đến cách hiểu về số lượng con cái trong gia đình, chính vì vậy, phương án “số con trong mỗi gia đình” có tỉ lệ lựa chọn rất cao chiếm 97,3% số người được hỏi. Rõ ràng trong công tác KHHGD, việc thực hiện mô hình ít con là nội dung trung tâm, quyết định các nội dung khác. Chính vì vậy cũng như câu hỏi 1, nội dung đề cập tới số lượng con được người dân lựa chọn cao nhất.

Một nội dung khác không kém phần quan trọng là khoảng cách giữa các lần sinh con cũng có tỉ lệ lựa chọn cao chiếm 76% số người được hỏi. Phương án có sự lựa chọn tiếp theo nuôi dạy con chu đáo, trưởng thành chiếm 74% và thời gian sinh con 64,3%.

Như vậy, trong câu hỏi trên, cả 4 phương án thể hiện nội dung của KHHGD đều có tỉ lệ lựa chọn cao. Điều đó cho thấy khi tách từng nội dung của KHHGD, người dân sẽ có sự lĩnh hội đầy đủ hơn là khi các nội dung đó nằm trong một khái niệm đầy đủ. Đây cũng có thể là một gợi ý đối với đội ngũ CTVDS trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGD sao cho hiệu quả, đầy đủ nhất.

Bên cạnh những nội dung nói lên bản chất của công tác KHHGD như đã nói ở trên, 3 phương án còn lại đều không phản ánh nội dung của KHHGD có tỉ lệ lựa chọn không cao gồm: tham gia công tác xã hội hoạt động đoàn thể (25%), sinh con trai con gái theo ý muốn (22,7%), trồng cây bảo vệ môi trường (19,0%). Tỉ lệ lựa chọn ở câu hỏi này cũng tương tự như ở câu hỏi 1. Trong các nội dung chúng tôi đưa ra không đúng với bản chất của khái niệm KHHGD, luôn có khoảng 10 – 20 % số khách thể lựa chọn. Rõ ràng việc nâng cao nhận thức cho các đối tượng này là cần thiết vì tỉ lệ 20 % số người được hỏi không hiểu đúng về khái niệm KHHGD không phải là ít; mặt khác, những đối tượng không có nhận thức đúng về KHHGD này sẽ có tác động không nhỏ đối với việc

Trong công tác vận động người dân thực hiện KHHGD, những đối tượng có nhận thức đúng đắn về KHHGD như đã phân tích ở trên là sự hỗ trợ rất cần thiết cho công việc của các CTVDS. Bởi họ chính là những người gần gũi, sống bên cạnh các đối tượng chưa nhận thức đầy đủ về KHHGD. Qua hành vi, tấm gương thực hiện KHHGD, nuôi dạy con, xây dựng hạnh phúc gia đình của các đối tượng đã nhận thức đúng về KHHGD sẽ tác động mạnh tới những người có nhận thức chưa đúng đắn về vấn đề này như muốn sinh con trai, thích nhiều con...Phân tích như vậy, chúng ta thấy được trong công DS – KHHGD, việc nêu gương những gia đình thực hiện tốt công tác này, có những hình thức khen thưởng phù hợp là cần thiết có tác dụng giáo dục những người dân khác rất cao.

Câu hỏi 4 trong bảng hỏi dành cho người dân chúng tôi muốn tìm hiểu nhận thức của người dân về quyền lợi của các cặp vợ chồng trong việc sinh con cũng như thực hiện mô hình ít con. Kết quả thể hiện ở bảng 5.

Bảng 5. Ý kiến của ngƣời dân về thực hiện gia đình ít con

STT Các nội dung ĐTB Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1

Thực hiện mô hình ít con là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi công dân trong vấn đề sinh đẻ

2.0 0.57 2

2 Thực hiện mô hình 1 - 2 con vì pháp luật bắt

buộc 1.6 0.61 3

3

Thực hiện mô hình ít con không chỉ vì quy định của Nhà nước mà còn vì hạnh phúc gia đình

2.3 0.63 1

Vì đây là câu hỏi có các mức độ lựa chọn khác nhau. Chính vì vậy, để có thể xử lý kế quả thu được từ câu hỏi này, chúng tôi chia sự đồng ý của khách thể nghiên cứu thành 3 mức độ với điểm số tương ứng là: rất đồng ý 3 điểm, đồng ý 2 điểm và không đồng ý 1 điểm sau đó tính ĐTB của mỗi ý kiến đưa ra.

Kết quả thu được từ câu hỏi 4 cho chúng ta thấy ở cả 3 sự lựa chọn đều không có sự chênh lệch lớn về ĐTB. ĐTB cao nhất thuộc về ý kiến “Thực hiện mô hình ít con không chỉ vì quy định của Nhà nước mà còn vì hạnh phúc gia đình” với 2,3 điểm. Đối với người dân, việc thực hiện KHHGD, trước hết nhằm mục đích xây dựng hạnh phúc gia đình; với họ các khái niệm như trách nhiệm hay quyền lợi sinh con ít được người dân nghĩ tới. Họ lập gia đình và sinh con cái như là một điều hết sức tự nhiên trong cuộc sống. Điều đó thể hiện rõ khi chúng tôi trao đổi nói chuyện với người dân, họ luôn bày tỏ việc thực hiện KHHGD với họ nhằm mục đích có điều kiện chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình. Đối với họ lợi ích của thực hiện KHHGD là những gì gắn liền thiết thực với đời sống của bản thân và hạnh phúc của gia đình. Chính vì thế, phương án này có sự lựa chọn cao nhất, tiếp theo mới đến phương án “Thực hiện mô hình ít con là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi công dân trong vấn đề sinh đẻ” với ĐTB là 2,0 xếp ở vị trí thứ 2. Chúng tôi sẽ tiếp tục vấn đề này trong mục phân tích nhận thức của người dân về lợi ích của KHHGD.

Trong 3 ý kiến mà chúng tôi đưa ra trong câu hỏi này, ý kiến 3 “Thực hiện mô hình 1 - 2 con vì pháp luật bắt buộc” có điểm trung bình thấp nhất với 1,6 điểm. Đây là mức điểm hơi thiên về mức độ đồng ý. Trong pháp lệnh dân số không bắt buộc hay quy định số con trong mỗi gia đình mà chỉ nêu lên mỗi gia đình thực hiện việc sinh con theo điều kiện chuẩn mực chung của xã hội. Chính vì vậy, nếu lựa chọn mức độ đồng ý hoặc không đồng ý, các khách thể nghiên cứu đã không hiểu đúng nội dung của pháp lệnh dân số. Điều này đặt ra nhiệm vụ phải có biện pháp tuyên truyền hướng dẫn để nội dung của Pháp lệnh dân số có thể đến được với từng người dân, giúp họ có thể hiểu đúng và thực hiện theo các nội dung đó. Trong khi tiến hành thực nghiệm tác động, khi được tiếp cận các tài liệu hướng dẫn về các nội dung của KHHGD, người dân đã có nhận thức đúng đắn hơn hẳn trước khi tiến hành thực nghiệm. Đây chính là một minh chứng cho việc phải tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các sách báo, tài liệu có sự hướng dẫn tỉ mỉ các nội dung của pháp lệnh dân số.

Trong câu hỏi 1 bảng hỏi dành cho người dân, cách hiểu KHHGD là mỗi gia đình chỉ có 1 – 2 con chiếm tỉ lệ lựa chọn cao nhất (64,7%) (phương án 1.2). Chúng tôi đã tìm mối quan hệ giữa cách hiểu này với ý kiến 2 của câu hỏi 4 (mỗi gia đình chỉ có 1 – 2 con vì pháp luật bắt buộc) (phương án 4.2). Kết quả thống kê cho thấy, trong số 194 người đã lựa chọn phương án 1.2, có tới 129 người đồng ý với phương án 4.2, chiếm 66,5%. Như thế, chúng ta thấy được, một tỉ lệ khá lớn những người quan niệm KHHGD là mỗi gia đình chỉ có 1 – 2 con có nhận thức chưa đúng đắn tinh thần nội dung của Pháp lệnh dân số.

Trong quá trình chúng tôi nghiên cứu phỏng vấn sâu với một số người dân sinh con thứ 3, có ý kiến cho rằng “nhà nước không giới hạn số lượng sinh con nên chúng tôi có quyền sinh con thứ 3” (một khách thể nghiên cứu ở xã Nga Thủy). Trả lời câu hỏi của chúng tôi hỏi về những khó khăn khi làm CTVDS,

Một phần của tài liệu Nhận thức của người dân huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa về kế hoạch hóa gia đình (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)