3. Một số nội dung liên quan trong đề tài
2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Để có thông tin phục vụ đề tài, chúng tôi tìm hiểu, đọc các tài liệu, đề tài nghiên cứu, văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến khái niệm nhận thức, kế hoạch hóa gia đình. Đây chính là cơ sở để chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu và thiết kế bảng hỏi.
b. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài nghiên cứu này. Để có thể thu thập thông tin từ khách thể nghiên cứu, chúng tôi thiết kế bảng hỏi dành cho người dân và bảng hỏi dành cho CTVDS.
- Trong giai đoạn điều tra thử, chúng tôi tiến hành điều tra với 30 khách thể để xác định độ tin cậy, giá trị của các câu hỏi để chỉnh sửa, hoàn thiện bảng hỏi.
Giai đoạn điều tra chính thức chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhận thức của người dân về KHHGD trên cơ sở bảng hỏi đã được hoàn thiện.
- Bảng hỏi dành cho người dân ngoài các thông tin chung về giới tính, địa bàn cư trú, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi tác, thu nhập, số con còn có 16 câu hỏi đề cập đến các nội dung chúng tôi quan tâm nghiên cứu bao gồm:
+ Nhóm câu hỏi tìm hiểu nhận thức của người dân về khái niệm KHHGD: câu hỏi 1 (tìm hiểu nhận thức của người dân về định nghĩa KHHGD); câu hỏi 2 (nhận thức về những nội dung trong định nghĩa KHHGD); câu hỏi 4 (nhận thức của người dân về quyền sinh sản của các cặp vợ chồng); câu hỏi 13 (nhận thức của người dân về các đối tượng thực hiện KHHGD).
+ Nhóm câu hỏi tìm hiểu nhận thức của người dân về các nội dung của KHHGD: câu hỏi 5.1 (nhận thức của người dân về độ tuổi kết hôn); 5.2 (nhận thức của người dân về khoảng cách giữa 2 lần sinh con); câu hỏi 5.3 (nhận thức của người dân về số con nên có trong mỗi gia đình); câu hỏi 8 (nhận thức của
người dân về lý do nhiều người sinh nhiều con); câu hỏi 5.4 (nhận thức của người dân về độ tuổi không nên sinh thêm con).
+ Nhóm câu hỏi tìm hiểu nhận thức của người dân về lợi ích của thực hiện KHHGD và hậu quả của sự gia tăng dân số: câu hỏi 10.1 (nhận thức của người dân đối về lợi ích đối với người mẹ khi thực hiện KHHGD); câu hỏi 10.2 (nhận thức của người dân về lợi ích của việc thực hiện KHHGD đối với người cha); câu hỏi 10.3 (nhận thức của người dân về lợi ích của thực hiện KHHGD đối với con cái trong gia đình); câu hỏi 10.4 (nhận thức của người dân về lợi ích của việc thực hiện KHHGD đối với gia đình); câu hỏi 10.5 (nhận thức của người dân về lợi ích của thực hiện KHHGD đối với cộng đồng, xã hội); câu hỏi 12 (nhận thức của người dân về hậu quả của sự gia tăng dân số đến chất lượng cuộc sống).
+ Nhóm câu hỏi tìm hiểu nhận thức của người dân về các biện pháp tránh thai: câu hỏi 11 (là câu hỏi mở tìm hiểu nhận thức của người dân từ mức độ biết tên các biện pháp tránh thai đến việc sử dụng và giải thích về tác dụng của các biện pháp tránh thai đó); câu hỏi 14.1 (tiếp tục tìm hiểu nhận thức của người dân về các biện pháp tránh thai).
+ Nhóm câu hỏi tìm hiểu nhận thức của người dân về nguồn thông tin về KHHGD: câu hỏi 2 (các nội dung được tuyên truyền từ CTVDS); câu hỏi 9 (nhận thức của người dân về nguồn thông tin về KHHGD); câu hỏi 15 (đánh giá của người dân về đội ngũ CTVDS)
+ Nhóm câu hỏi tìm hiểu thái độ và hành vi thực hiện KHHGD của người dân: câu hỏi 6 (tìm hiểu người thực hiện các biện pháp tránh thai trong gia đình); câu hỏi 7 (đánh giá của người dân với những người thực hiện các biện pháp tránh thai); câu hỏi 14.2 (hành vi thực hiện các biện pháp tránh thai của người dân).
- Bảng hỏi dành cho CTVDS gồm 8 câu hỏi nhằm thu thập thông tin về nhận thức của người dân với KHHGD.
+ Câu 1: Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn của CTVDS khi làm công việc này.
+ Câu 2: Đánh giá của CTVDS về khả năng tiếp thu các kiến thức liên quan đến KHHGD của người dân.
+ Câu 3: Tìm hiểu các hình thức tiếp xúc với người dân của CTVDS. + Câu 4: Đánh giá của CTVDS về mức độ hiểu biết về các biện pháp tránh thai của người dân.
+ Câu 5: Tìm hiểu quan niệm, nhận thức của CTVDS về KHHGD.
+ Câu 6: Tìm hiểu thời gian CTVDS thực hiện công tác của mình trong một tuần.
+ Câu 7, kiến nghị của CTVDS với các cấp chính quyền để công việc tuyên truyền vận động người dân được tốt hơn.
+ Câu 8: Tìm hiểu những thông tin chung về CTVDS như độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm CTVDS, thu nhập từ công việc làm CTVDS.
c. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Để có thêm thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số CTVDS, CBCT về dân số đã công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGD.
Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn một số trường hợp sinh con thứ 3 trên địa bàn nghiên cứu để có thể nắm bắt được suy nghĩ nhận thức của họ nhằm phục vụ cho công tác vận đông KHHGD được tốt hơn.
d. Phƣơng pháp thực nghiệm
- Mục đích: Thử nghiệm thông tin tuyên truyền bằng bồi dưỡng kiến thức về KHHGD giúp người dân nhận thức đầy đủ về KHHGD.
- Địa điểm thử nghiệm: xã Nga Nhân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Các bước tiến hành thử nghiệm:
+ Bước 1: Chọn 20 khách thể là những người nông dân trong số 300 khách thể được điều tra nghiên cứu.
+ Bước 2: Sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin nhận thức của khách thể về KHHGD trước khi điều hành thực nghiệm.
+ Bước 3: Tập hợp 20 khách thể đã được lựa chọn, phối hợp với cán bộ CTVDS tại địa phương hướng dẫn và giúp người dân tiếp cận với các tài liệu về KHHGD chúng tôi đã soạn từ trước.
+ Bước 4: Sử dụng bảng hỏi thu thập thông tin nhận thức của họ về KHHGD sau khi tác động thử nghiệm.
+ Bước 5: So sánh sự thay đổi về nhận thức của người dân trước và sau khi tham gia thực nghiệm bằng tỷ lệ phần trăm và tương quan Spearman theo công thức: Rs = 1 _ 6∑di2 N2(n - 1) Trong đó: di là hiệu số của một cặp số n là tổng số cặp số
e. Phƣơng pháp thống kê toán học
Các thông tin thu được từ bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm dùng trong thống kê xã hội học spss. Trong đó chúng tôi sử dụng các thao tác cơ bản sau đây:
- Tính tỉ lệ phần trăm với các câu hỏi có giá trị các đáp án đưa ra là tương đương nhau không có tính thứ bậc
- Tính điểm trung bình với các câu hỏi được chia ra thành các mức độ. Để tính điểm trung bình, chúng tôi quy ước thang điểm như sau: rất tốt – 5 điểm, tốt – 4 điểm, bình thường – 3 điểm, không tốt – 2 điểm và hoàn toàn không tốt – 1 điểm; cũng như thế, với các câu hỏi các 3 mức độ là chúng tôi xử lý với thang điểm tương ứng là 3 điểm, 2 điểm và 1 điểm.
- Tính tương quan Pearson, Spearman đối với các câu hỏi có các nội dung có sự liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa các câu hỏi là cơ sở để chúng tôi đánh giá nhận thức của người dân về KHHGD một cách toàn diện và đầy đủ hơn.
.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU