3. Một số nội dung liên quan trong đề tài
3.4. Nhận thức của ngƣời dân về lợi ích của việc thực hiện KHHGD và hậu
và hậu quả của gia tăng dân số đối với chất lƣợng cuộc sống
3.4.1. Nhận thức của ngƣời dân về lợi ích của thực hiện KHHGD
Như chúng tôi đã khẳng định, KHHGD là công việc của mọi đối tượng trong xã hội, tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới từng người dân, từng gia đình. Trong phần phân tích về nhận thức của người dân về lợi ích của việc thực hiện KHHGD, chúng tôi sẽ phân tích lợi ích của nó đối với từng đối tượng cụ thể.
a. Nhận thức của ngƣời dân về lợi ích của việc thực hiện KHHGD đối với ngƣời mẹ
Câu hỏi 10.1 trong bảng hỏi dành cho người dân, chúng tôi tìm hiểu nhận thức của người dân về vấn đề này. Kết quả như sau:
Bảng 12. Lợi ích đối với ngƣời mẹ khi thực hiện KHHGD
STT Lợi ích đối với ngƣời mẹ Số ngƣời
lựa chọn (%)
1 Tránh được các tai biến về sản khoa do đẻ
nhiều, đẻ muộn, đẻ dày… 149 49.7
2 Có sức khỏe tốt hơn do có đủ thời gian phục
hồi sức khỏe giữa 2 lần sinh 150 50.0
tập, làm kinh tế gia đình
4 Có điều kiện chăm sóc gia đình, bản thân 181 60.3 5 Sinh đẻ là việc của phụ nữ, không quan tâm
đến những vấn đề trên 16 5.3
Kết quả thu được từ câu hỏi 10.1 cho ta thấy ở 4 phương án đầu tiên thể hiện đúng đắn lợi ích đối với người mẹ khi thực hiện KHHGD đều có khoảng 50 – 60% số khách thể lựa chọn. Đây là tỉ lệ lựa chọn khá cao. Trong khi đó, phương án không thể hiện đúng đắn nhận thức về vấn đề được hỏi chỉ có 5,3% số khách thể lựa chọn.
Trong năm phương án mà chúng tôi đưa ra, phương án có tỉ lệ đồng ý cao nhất của khách thể nghiên cứu là “có điều kiện tham gia công tác xã hội, làm kinh tế gia đình” với 67,7% số khách thể đồng ý. Đối với người phụ nữ, nhất là ở các vùng nông thôn, còn nhiều thiệt thòi vì họ không những phải tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất như những người nam giới khác mà còn phải đảm đương các công việc ở nhà khác như chăm sóc con, dọn dẹp nhà cửa, chăn nuôi lợn gà… Chính vì vậy, nếu thực hiện tốt mô hình gia đình chỉ có 1 – 2 con, người phụ nữ sẽ có nhiều thời gian hơn cho các công việc khác như tham gia các hoạt động đoàn thể của hội phụ nữ, có nhiều thời gian hơn cho làm kinh tế gia đình. Chính vì lý do đó mà ở phương án này có tỉ lệ lựa chọn cao nhất. Đây là lợi ích mà nhiều người có thể thấy được qua chính cuộc sống hàng ngày của họ. Bởi nếu người vợ, người mẹ đông con, suốt ngày lam lũ với công việc đồng ruộng cộng với một đàn con đông đúc, không có điều kiện được chăm sóc chu đáo cho chúng thì sẽ vất vả, mệt mỏi hơn rất nhiều. Thực tế ở các địa bàn chúng tôi nghiên cứu, có nhiều người phụ nữ sinh 1 – 2 con làm các công việc như tổ trưởng chi hội phụ nữ kiêm CTVDS. Rõ ràng, khi người phụ nữ thực hiện tốt về KHHGD sẽ tạo điều kiện cho họ có nhiều thời gian hơn cho các công tác xã hội khác. Bản thân họ cũng là một tấm gương sáng trong thực hiện KHHGD nên có sức thuyết phục với những đối tượng khác làm theo mình. Đối với các cấp quản lý về công tác DS – KHHGD, việc động viên, khuyến khích những người thực
hiện tốt công tác này tham gia và việc tuyên truyền, làm CTVDS là rất cần thiết, bởi chính những việc làm và hạnh phúc của gia đình họ sẽ là tấm gương sáng để người khác noi theo và có sức thuyết phục hơn rất nhiều những lời tuyên truyền giải thích suông.
Phương án “có điều kiện chăm sóc gia đình, bản thân” xếp ở vị trí thứ 2 với 60,3% số người được hỏi lựa chọn. Nếu như ở nội dung trên, chúng tôi đề cập đến lợi ích của việc thực hiện KHHGD đối với người phụ nữ trên phương diện các hoạt động xã hội thì ở phương án này chúng tôi đề cập lợi ích đối với người phụ nữ trên phương diện gia đình và bản thân họ. Như chúng tôi đã nói ở trên, hiện nay dù cho người phụ nữ đã được tạo điều kiện nhiều hơn, sự bình đẳng nam nữ, vợ chồng trong gia đình đã được cải thiện rõ rệt, tuy vậy, trong nếp nghĩ, niềm tin của nhiều người trong đó có cả người phụ nữ luôn cho rằng trách nhiệm chăm sóc gia đình thuộc về người phụ nữ. Chính vì thế, phương án đề cập đến việc người phụ nữ có điều kiện chăm sóc bản thân và gia đình đứng ở vị trí thứ 2.
Phương án xếp ở vị trí thứ 3 là “có sức khỏe tốt hơn do có đủ thời gian phục hồi sức khỏe giữa 2 lần sinh” với 50% số khách thể đồng ý; xếp ở vị trí thứ 4 là “tránh được các tai biến về sản khoa do đẻ nhiều, đẻ muộn, đẻ dày…” với 49,7% số khách thể đồng ý. Cũng như ở 2 nội dung mà chúng tôi phân tích ở trên, 2 nội dung này không có tỷ lệ lựa chọn cao nhưng cũng phản ánh được khách thể nghiên cứu đã có những hiểu biết nhất định về vấn đề được hỏi. Việc các khách thể nghiên cứu có tỷ lệ lựa chọn 2 phương án ở mức tương đương nhau (49,7 và 50%) là rất phù hợp bởi tuy được tách thành 2 sự lựa chọn khác nhau nhưng cả 2 phương án này đều đề cập đến khía cạnh sức khỏe của người vợ, người mẹ. Như chúng tôi đã phân tích ở mục 3.2, việc người phụ nữ đẻ nhiều con với khoảng cách quá dày và ở độ tuổi cao (sau 35 tuổi) có thể dẫn đến các nguy cơ tai biến rất cao về sản khoa. Phân tích như vậy, chúng ta thấy được
việc người phụ nữ thực hiện KHHGD không chỉ đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân họ mà còn là lợi ích to lớn cho gia đình và xã hội.
Phương án thứ 5 trong câu hỏi 10.1 thể hiện nội dung hoàn toàn không chính xác (sinh đẻ là việc của phụ nữ, không quan tâm đến) có 5,3% số khách thể lựa chọn. Tuy đây là tỷ lệ rất thấp nhưng nếu phân tích cả 5 phương án của câu hỏi này, chúng ta đều thấy, ngay cả những phương án đúng cũng không có sự lựa chọn cao hơn hẳn mà chỉ dừng lại ở mức 50 – 60 % số khách thể đồng ý. Điều đó phản ánh mức độ nhận thức của người dân về nội dung này còn hạn chế, họ mới chỉ biết nhưng chưa thực sự có sự hiểu sâu về nó.
b. Lợi ích của việc thực hiện KHHGD đối với ngƣời cha
Tiếp tục tìm hiểu nhận thức của người dân về lợi ích của việc thực hiện KHHGD, câu hỏi 10.2 trang bảng hỏi dành cho người dân chúng tôi tìm hiểu nhận thức của người dân về lợi ích của việc thực hiện KHHG đối với người cha. Kết quả như sau:
Bảng 13. Lợi ích của việc thực hiện KHHGD đối với ngƣời cha
STT Lợi ích đối với ngƣời cha Số ngƣời
lựa chọn (%)
1 Có điều kiện làm việc tăng thu nhập, làm
kinh tế gia đình 169 56.3
2 Có sức khỏe tốt 125 41.7
3 Có thời gian tham gia công tác xã hội, chăm
sóc con cái 199 66.3
4 Sinh đẻ là việc của các bà vợ, người chồng
Bảng số liệu 13 cho ta thấy tỷ lệ lựa chọn các phương án cũng tương tự như ở bảng 11 với tỉ lệ lựa chọn các phương án đúng không cao và vẫn có 5,3% số khách thể nghiên cứu thể hiện nhận thức chưa đúng đắn về vấn đề được hỏi.
Trong 4 phương án mà chúng tôi đưa ra, phương án có tỉ lệ lựa chọn cao nhất là người cha có điều kiện tham gia công tác xã hội với 66,3% số khách thể được hỏi đồng ý. Theo chúng tôi, phương án này có tỉ lệ lựa chọn cao nhất là hợp lý vì trong quan niệm của rất nhiều người, người vợ người phụ nữ là “nội tướng” còn người đàn ông, nam giới thì hướng ra các hoạt động xã hội, sự nghiệp mới là giá trị quan trọng. Chính vì vậy, thực hiện KHHGD để người cha có điều kiện tham gia công tác xã hội là phương án có sự lựa chọn cao nhất. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chưa phân tích đến những định khuôn của người dân đối với nam hay nữ giới. Vấn đề cần quan tâm ở đây là nhận thức của người dân về lợi ích đối với người cha khi gia đình thực hiện tốt về KHHGD. Một thực tế chúng ta không thể phủ nhận là trong gia đình, nếu như con cái không có được điều kiện chăm sóc tốt, luôn ốm đau… thì việc lo toan, chạy chữa chăm sóc con cái người cha phải gành vác đầu tiên. Người phụ nữ, đôi khi chỉ là sự chăm sóc với những công việc cụ thể. Chính vì thế, thực hiện tốt KHHGD sẽ làm người cha vơi đi rất nhiều gánh nặng “cơm áo gạo tiền” trong gia đình để hướng tới công việc, sự nghiệp.
Phân tích như trên chúng ta thấy được phương án người cha có điều kiện làm việc tăng thu nhập, làm kinh tế gia đình xếp ở vị trí thứ 2 với 56,3% số khách thể lựa chọn là đương nhiên. Trong gia đình với tư cách là người chồng người cha, việc người chồng đó có yên tâm làm việc, làm ăn kinh tế để nuôi con hay không phụ thuộc nhiều vào sự yên tâm của họ với gia đình. Nếu quá đông con trong điều kiện không được chăm sóc đầy đủ hay ốm yếu chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều tới gia đình mà trực tiếp nhất là người cha. Đây cũng là một trong những thực tế có sức thuyết phục lớn giúp cho các CTVDS có thể vận dụng trong quá trình tiếp cận và vận động người dân thực hiện KHHGD.
41,7% số khách thể nghiên cứu đã cho rằng khi thực hiện KHHGD, người cha sẽ có sức khỏe tốt hơn. Rõ ràng là với điều kiện gia đình ít con, mỗi thành viên trong gia đình sẽ có nhiều cơ hội được chăm sóc tới bản thân mình nhiều hơn. Tỷ lệ hơn 40% khách thể nghiên cứu đồng ý với phương án này, 5,3% đồng ý với ý kiến sinh con cái là việc của phụ nữ, người chồng không cần phải quan tâm, chúng ta thấy nhận thức của người dân về lợi ích của việc thực hiện KHHGD còn chưa sâu sắc. Người dân có thể đã được nghe qua, đã được biết về lợi ích của thực hiện KHHGD nhưng để hiểu sâu sắc, toàn bộ về nó thì chưa có. Để có thể rút ra những kết luận chính xác, đầy đủ hơn, chúng ta tiếp tục tìm hiểu nhận thức của người dân về lợi ích của KHHGD thể hiện ở các đối tượng khác.
c. Nhận thức của ngƣời dân về lợi ích của việc thực hiện KHHGD đối với con trẻ
Câu hỏi 10.3 trong bảng hỏi dành cho người dân nhằm mục đích tìm hiểu thông tin về vấn đề này. Kết quả như sau:
Bảng 14. Nhận thức của ngƣời dân về lợi ích của KHHGD đối với trẻ
em
STT Lợi ích đối với con trẻ Số ngƣời
lựa chọn (%)
1 Trẻ được bú sữa mẹ lâu hơn 127 42.3
2 Được cha mẹ nuôi dạy, chăm sóc tốt
hơn 183 61.0
3 Được học hành đến nơi đến chốn 156 52.0
4 Trẻ lớn lên không bị ảnh hưởng của
gia đình nhiều con 19 6.3
Bảng số liệu thu được từ câu hỏi 10.3 cho ta thấy các phương án kể cả đúng và không đúng đều có tỉ lệ lựa chọn không cao. Việc thực hiện tốt KHHGD là cơ hội và điều kiện để mỗi thành viên trong gia đình được hưởng
các điều kiện sống tốt hơn. Cụ thể trong bảng số liệu này đề cập đến những lợi ích cho con cái trong gia đình. Trong 4 phương án mà chúng tôi đưa ra, phương án có tỉ lệ lựa chọn cao nhất là trẻ em “được cha mẹ nuôi dạy, chăm sóc tốt hơn” với 61,0% số khách thể lựa chọn. Đây là phương án có tính chất tổng quát đề cập đến cả khía cạnh con cái được cha mẹ chăm sóc, học hành nên có số khách thể lựa chọn cao nhất.
Tiếp theo là phương án “được học hành đến nơi đến chốn” với 52% số khách thể lựa chọn. Phương án này có tỉ lệ lựa chọn đứng ở vị trí thứ 2 nhưng rõ ràng đây là tỉ lệ không cao. Chúng ta đều biết trong điều kiện hiện nay bố mẹ muốn cho con cái được học hành chu đáo là rất tốn kém. Đối với các bậc cha mẹ làm nông nghiệp thì việc nuôi con ăn học lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, việc thực hiện KHHGD với mô hình gia đình ít con là rất cần thiết nhằm đáp ứng được nhu cầu được học hành, mở mang tri thức của con trẻ. Phân tích ở khía cạnh như vậy, chúng ta thấy được mới chỉ có hơn 50% người dân được hỏi lựa chọn phương án này là thấp. Khi được chúng tôi hỏi về suy nghĩ của bản thân khi nuôi 2 con gái học giỏi, có nghề nghiệp ổn định, Chị Nguyễn Thị Bích (xã Nga Mỹ) không giấu niềm tự hào: “mặc dù gia đình tôi sinh được 2 con gái nhưng các cháu đều học giỏi, hiếu thảo với cha mẹ. Nhìn thấy các cháu nên người, vợ chồng tôi đều rất hạnh phúc ”. Đây chính là một trường hợp điển hình trong thực hiện KHHGD tại địa bàn nghiên cứu và rất nên có sự nhân rộng, noi gương, khuyến khích kịp thời.
Xếp ở vị trí số 3 trong các phương án đưa ra là “trẻ được bú sữa mẹ lâu hơn” với 42,3% khách thể lựa chọn. Chúng ta đều biết lợi ích to lớn của sữa mẹ với trẻ em, tuy nhiên, các em nhỏ chỉ được bú sữa mẹ lâu hơn nếu như người mẹ có khoảng cách sinh con hợp lý. Nếu người mẹ sinh con với khoảng cách quá dày thì chắc chắn đứa trẻ anh chị sẽ không thể được chăm sóc trong đó có việc được cho bú trong thời gian dài vì bố mẹ phải tập trung chăm sóc em bé mới được sinh ra.
thể hiện nhận thức hoàn toàn sai lệch về lợi ích của thực hiện KHHGD với con trẻ. Chính vì thế, nó có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất.
Tóm lại, qua việc tìm hiểu nhận thức của người dân về lợi ích thực hiện KHHGD đối với con trẻ, chúng ta thấy nhận thức của người dân về các lợi ích đưa ra chưa có sự rõ nét, mới chỉ dừng lại ở mức độ biết về nó. Điều đó thể hiện ở các phương án đúng đắn đều không có sự lựa chọn cao mà chỉ dừng lại ở mức độ trung bình. Theo chúng tôi, điều này xuất phát từ việc người dân chưa có nhiều cơ hội tiếp cận, tìm hiểu các thông tin đầy đủ. Họ có thể nắm bắt được KHHGD là thực hiện mô hình ít con nhưng lợi ích cụ thể của công tác này là gì thì họ ít có điều kiện được biết tới.
d. Nhận thức của ngƣời dân về lợi ích của thực hiện KHHGD đối với gia đình
Số liệu điều tra từ câu hỏi 10.4 đề cập đến vấn đề này. Cụ thể như sau
Bảng 15. Nhận thức của ngƣời dân về lợi ích của việc thực hiện KHHGD đối với gia đình
STT Các lợi ích đối với gia đình Số ngƣời
lựa chọn (%)
1 Gia đình sẽ giảm các chi phí sinh hoạt hàng ngày 130 43.3 2 Gia đình có điều kiện mua sắm phương tiện phục vụ
cho cuộc sống 148 49.3
3 Mọi người được nghỉ ngơi, giải trí, học tập nhiều hơn 188 62.7
Biểu đồ 4. Nhận thức của ngƣời dân về lợi ích của KHHGD đối với gia đình
Cũng như các nội dung đã phân tích trong mục 3.3, qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy được các nội dung có tỷ lệ lựa chọn không cao phản ánh nhận thức của người dân về vấn đề được hỏi mới chỉ dừng lại ở mức độ biết chứ