3. Thực trạng định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hộ
3.4. Động cơ chọn ngành Công tác xã hội
Để có thêm số liệu, góp phần làm rõ sự định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội, chúng tôi đƣa thêm trong bảng hỏi 11 yếu tố về động cơ lựa chọn ngành Công tác xã hội của sinh viên; Câu hỏi về tƣơng lai sinh viên có theo nghề Công tác xã hội không và câu hỏi về kết quả học tập của sinh viên.
Kết quả đánh giá của sinh viên cho thấy:
Bảng 3.9: Động cơ lựa chọn ngành Công tác xã hội của sinh viên khoa Công tác xã hội.
TT Các yếu tố Quan trọng nhất (%) Quan trọng bình thƣờng (%) Ít quan trọng (%) Điểm trung bình Thứ hạng
1. Thích đƣợc giao tiếp với mọi ngƣời 40,6 49,5 9,9 2,3 2 2. Phù hợp với khả năng của bản thân 28,7 52,5 19,8 2,1 6 3. Yêu thích nghề công tác xã hội 43,6 39,6 15,8 2,25 4 4. Thi vào trƣờng khác không đỗ 41,6 28,7 28,7 2,1 6 5. Xã hội bắt đầu quan tâm và coi
trọng ngành Công tác xã hội 40,6 46,5 12,9 2,27 3 6. Nghe đài báo giới thiệu về ngành
Công tác xã hội 14,9 34,7 50,4 1,64 8 7. Nghe theo lời khuyên của bạn bè,
gia đình 15,8 28,7 55,5 1,57 10 8. Có thu nhập cao 12,9 25,7 61,4 1,51 11 9. Muốn đƣợc giúp đỡ ngƣời khác 56,4 31,7 11,9 2,44 1 10. Dễ xin việc làm 10,9 37,6 51,5 1,59 9 11. Muốn đóng góp cho sự tiến bộ xã
Theo số liệu trên có thể nói sinh viên đã có động cơ lựa chọn ngành Công tác xã hội đúng đắn, thể hiện ở các yếu tố đƣợc nhiều sinh viên lựa chọn ở mức quan trọng nhất, đó là:
- Muốn đƣợc giúp đỡ ngƣời khác - Thích đƣợc giao tiếp với mọi ngƣời
- Xã hội bắt đầu quan tâm và coi trọng ngành Công tác xã hội - Yêu thích nghề Công tác xã hội
- Muốn đƣợc đóng góp cho sự tiến bộ xã hội
Đây là đa số những động cơ bên trong, động cơ đúng đắn. Tỷ lệ sinh viên đánh giá ở mức độ quan trọng nhất chiếm gần 50% trong tổng số sinh viên.
Mặt khác một số động cơ lựa chọn ngành Công tác xã hội của sinh viên chƣa phù hợp cần đƣợc điều chỉnh trong quá trình giáo dục đào tạo đó là:
- Dễ xin việc làm
- Nghe theo lời khuyên của bạn bè - Có thu nhập cao
Qua kết quả nghiên cứu và trong thực tế của quá trình giáo dục đào tạo ở nhà trƣờng cho thấy, một số sinh viên vào trƣờng là theo nguyện vọng 2 do không thi đỗ trƣờng khác, hoặc do phù hợp khối thi ( Khối C ), số sinh viên vào trƣờng theo nguyện vọng 1 cũng chƣa hiểu biết về ngành Công tác xã hội, chính vì vậy mà sinh viên năm thứ nhất chƣa yên tâm học tập và dành thời gian để tiếp tục ôn thi đại học. Tuy nhiên trong quá trình giáo dục đào tạo ở trƣờng đa số các em đã có nhận thức đúng đắn về ngành Công tác xã hội mà mình đã lựa chọn chính vì vậy mà ở năm học thứ 2 và năm thứ 3 đa số sinh viên đã có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, mặc dù ban đầu các em vào trƣờng là do các yếu tố ngoại cảnh chi phối.
Điều này đƣợc thể hiện ở kết quả trả lời của sinh viên trong câu 3 của bảng hỏi: 86,1% sinh viên đều muốn theo nghề sau khi tốt nghiệp, chỉ có 13,9% sinh viên trả lời là không theo nghề Công tác xã hội.
Kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên cũng phần nào biểu hiện định hƣớng và động cơ đúng đắn của sinh viên nghành Công tác xã hội. Cụ thể trong năm học vừa qua có 74% sinh viên đạt loại khá giỏi, 26% đạt loại trung bình và không có kết quả kém.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu về định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội, chúng rôi rút ra một số kết luận sau:
1. Giá trị là những sự vật, hiện tƣợng, những mối quan hệ, những tƣ tƣởng cần thiết, hữu ích, có ý nghĩa, có tầm quan trọng đối với con ngƣời với tƣ cách là những mục tiêu, tiêu chuẩn định hƣớng hoạt động của con ngƣời, đƣợc đánh giá xuất phát từ những điều kiện xã hội – lịch sử cụ thể và phụ thuộc vào trình độ phát triển nhân cách của cá nhân.
2. Định hƣớng giá trị là thái độ của con ngƣời đối với các giá trị tồn tại trong xã hội, đƣợc biểu hiện ở sự nhận thức của con ngƣời về tầm quan trọng và ý nghĩa của các giá trị đó đối với bản thân, ở sự điều chỉnh, thúc đẩy của chúng đối với hành động của con ngƣời nhằm chiếm lĩnh các giá trị đó.
3. Định hƣớng giá trị nhân cách là hệ thống giá trị, thang giá trị, thƣớc đo giá trị xã hội đã đƣợc cá nhân nhận thức, đánh giá và lựa chọn, trở thành những tiêu chuẩn hƣớng dẫn suy nghĩ và hành động của cá nhân và là mục đích lý, tƣởng mà cá nhân vƣơn tới.
Định hƣớng giá trị nhân cách đƣợc biểu hiện ở những giá trị về mặt đức (phẩm chất) và những giá trị về mặt tài (năng lực) phù hợp với các giá trị xã hội mà cá nhân đánh giá, lựa chọn và theo đuổi xuất phát từ những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định.
4. Định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội là hệ thống giá trị, thang giá trị nhân cách đƣợc sinh viên nhận thức, đánh giá và lựa chọn, trở thành tiêu chuẩn hƣớng dẫn suy nghĩ, hành động của sinh viên và là mục đích lý tƣởng mà sinh viên hƣớng tới.
Định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên biểu hiện ở sự đánh giá tầm quan trọng của các phẩm chất nhân cách và hành động của sinh viên nhằm chiếm lĩnh các giá trị đó.
5. Sự định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội đã tƣơng đối đáp ứng mục đích, yêu cầu đào tạo của ngành Công tác xã hội biểu hiện:
- Định hƣớng về phẩm chất chính trị - tƣ tƣởng: Đa số các phẩm chất chính trị tƣ tƣởng đều đƣợc sinh viên nhận thức ở các mức độ rất quan trọng và quan trọng. Sinh viên đã có định hƣớng giá trị phù hợp với yêu cầu của thời đại là sống và làm việc theo pháp luật, đặt lợi ích đối tƣợng phục vụ lên hàng đầu.
- Định hƣớng về phẩm chất đạo đức: Đa số sinh viên đã có định hƣớng về các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung và ngành công tác xã hội nói riêng nhƣ: Đề cao tinh thần trách nhiệm; yêu nghề, tâm huyết với nghề; nhân ái; tôn trọng nhân cách ngƣời khác; kiên trì, nhẫn nại v.v….
- Định hƣớng về năng lực chuyên môn: Sinh viên nhận thức và đánh giá cao năng lực hiểu biết sâu sắc về chuyên môn Công tác xã hội; hiểu biết về tâm lý con ngƣời; hiểu biết về phƣơng pháp Công tác xã hội cá nhân, nhóm; hiểu biết rộng về xã hội; có khả năng nhận thức về bản thân. Những giá trị này đƣợc sinh viên nhận thức và đề cao sẽ giúp cho việc định hƣớng hoạt động học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề của sinh viên.
- Định hƣớng về kỹ năng nghề nghiệp: Những kỹ năng nghề nghiệp đƣợc sinh viên đánh giá cao là kỹ năng tham vấn; kỹ năng thiết lập mối quan hệ; kỹ năng lắng nghe tích cực; kỹ năng thu thập, phân tích xử lý thông tin.Sự đề cao các giá trị này sẽ giúp cho sinh viên tích cực rèn luyện, thực hành kỹ năng nghề nghiệp, chuẩn bị cho việc tác nghiệp trong tƣơng lai.
6. Bên cạnh các giá trị nhân cách đƣợc sinh viên nhận thức tầm quan trọng đánh giá và định hƣớng tới thì còn một số các phẩm chất nhân cách cần lƣu ý để tác động, điều chỉnh thêm trong quá trình giáo dục đào tạo nhƣ: hiểu biết về nghiên cứu khoa học; chu đáo ân cần trong quan hệ với ngƣời khác; đồng cảm với ngƣời khác.
2.Kiến nghị.
Từ kết quả nghiên cứu và các kết luận, chúng tôi xin đƣa ra một số kiến nghị sau:
1. Đối với nhà trường.
- Tăng cƣờng hội nghị, hội thảo khoa học giữa các trƣờng có đào tạo ngành Công tác xã hội, có sự tham gia của các bộ ngành nhằm nâng cao vị thế của ngành Công tác xã hội. Kiến nghị để nhà nƣớc cấp mã nghề Công tác xã hội. Nhƣ vậy sinh viên sẽ yên tâm học tập khi đã lựa chọn ngành Công tác xã hội.
- Tăng cƣờng thông tin tuyên truyền về ngành Công tác xã hội trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để mọi ngƣời có hiểu biết về ngành này, đặc biệt đối với các thí sinh chuẩn bị thi tuyển vào các trƣờng Cao đẳng, Đại học.
- Tạo điều kiện để biên dịch các tài liệu về Công tác xã hội của các nƣớc có nghề Công tác xã hội phát triển, giúp cho giảng viên, sinh viên có tài liệu học tập, nghiên cứu.
- Tổ chức các buổi tọa đàm, thi tìm hiểu về Công tác xã hội để giúp sinh viên mới vào trƣờng nắm bắt đƣợc thông tin về ngành Công tác xã hội, giúp các em yên tâm với ngành học và có sự định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn.
2. Đối với giảng viên
- Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn để các giảng viên của Khoa Công tác xã hội đƣợc nâng cao hiểu biết về Công tác xã hội. Từ đó trong quá trình giảng dạy mỗi giảng viên sẽ vận dụng, liên hệ thực tế kiến thức môn học vào chuyên ngành Công tác xã hội. Đặc biệt các giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành Công tác xã hội cần luôn luôn tự trau dồi, học tập, nghiên cứu, cập nhật thông tin mới về ngành Công tác xã hội để nâng cao năng lực chuyên môn, đồng thời tích cực tìm hiểu thực tiễn, đƣa ra những tình huống thực tế trong giờ học để sinh viên tập áp dụng sử lý tình huống nhằm rèn luyện phẩm chất, năng lực kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên.
- Thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội, đặc biệt nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến ngành Công tác xã hội.
- Tham gia hƣớng dẫn sinh viên đi thực hành thực tập để có điều kiện nâng cao kiến thức thực tế, đồng thời hỗ trợ sinh viên thực hành, kỹ năng nghề nghiệp.
3. Đối với sinh viên:
- Cùng với sự nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các giá trị nhân cách, sinh viên cần tích cực học tập, tích cực tham gia các hoạt động thực hành Công tác xã hội cá nhân, nhóm, phát triển cộng đồng để nắm vững kiến thức chuyên môn nghề nghiệp và rèn luyện các kỹ năng Công tác xã hội.
- Sinh viên cần có ý thức nghiên cứu khoa học vì trong quá trình nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ hình thành cho mình kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, năng lực giải quyết sáng tạo những nhiệm vụ thực tiễn và góp phẩn mở rộng những tri thức trong quá trình học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Chí An (2000), Nhập môn công tác xã hội, NXB Đại học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh
2. Lê Chí An (1999), Công tác xã hội cá nhân, NXB Đại học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh (tài liệu dịch)
3. Nguyễn Ngọc Bích (2006), Tâm lý học nhân cách, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội
4. Phạm Thị Đức (2000), Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ “Xác định mức độ tác động của một số giá trị đối với hoạt động ở học sinh trung học phổ thông‖, Trung tâm nghiên cứu Tâm lý học – sinh lý học lứa tuổi.
5. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia.
6. Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, NXB Chính trị quốc gia.
7. Phạm Minh Hạc (1994), Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, NXB Hà Nội.
8. Đỗ Ngọc Hà (2000), Một số nét đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay, tạp chí tâm lý học, số 2.
9. Trần Thanh Hà (2000), Một số khía cạnh tâm lý trong định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh phổ thông trung học, tạp chí tâm lý học, số 2.
10. Cấn Hữu Hải (2002), Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng giá trị của lứa tuổi đầu thanh niên, Luận án tiến sĩ tâm lý học, Bộ giáo dục đào tạo.
11. Nguyễn Thế Hùng (1992), Định hướng giá trị và mục tiêu giáo dục qua một số kinh nghiệm nước ngoài, phòng giáo dục so sánh, Hà Nội.
12. Trần Ngọc Khuê - chủ biên (1998), Xu hướng biến đổi tâm lý xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đào Thị Oanh (2005), Nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh trung học trong giai đoạn hiện nay, tạp chí Tâm lý học, số 8.
14. Nguyễn Thị Oanh (2002), Nhập môn công tác xã hội, NXB Tp. Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Văn Gia, Bùi Thị Xuân Mai (2001), Công tác xã hội, NXB Lao động - Xã hội.
16. Nguyễn Văn Gia (2006), Nhập môn công tác xã hội, NXB Lao động – Xã hội.
17. Nguyễn Quang Uẩn (2005), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học sƣ phạm.
18. Đỗ Long (1999), Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ, tạp chí tâm lý học, số 6.
19. Lê Thị Ngọc Lan (2003), Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, khoá luận tốt nghiệp.
20. Hoàng Mộc Lan (2003), Những đặc điểm nhân cách tạo thành uy tín của nữ giảng viên đại học đối với sinh viên, luân án tiến sĩ tâm lý học, Bộ giáo dục và đào tạo.
21. Hoàng Mộc Lan (2000), Định hướng về những đặc điểm nhân cách của sinh viên hiện nay, tạp chí thông tin khoa học giáo dục, số 7, 8.
22. Nguyễn Xuân Mai (1997), Nhu cầu và định hướng giá trị với sự phát triển sản xuất – kinh doanh ở đô thị, tạp chí tâm lý học, số 3.
23. Phạm Thị Mai (1997), Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên đại học Cần Thơ, luận văn thạc sĩ tâm lý học.
24. Lê Văn Phú (2004), Công tác xã hội, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 25. Lê Đức Phúc (1992), Giá trị và định hướng giá trị - tầm nhìn quan trọng và ý nghĩa trong đời sống giáo dục, tạp chí khoa học giáo dục, số 12.
26. Lê Đức Phúc (1992), Mối quan hệ giữa định hướng giá trị và mục tiêu đào tạo trong cách nhìn đổi mới, Phòng giáo dục so sánh, Hà Nội.
27. Lê Đức Phúc (1992), Vấn đề giá trị và định hướng giá trị hiện nay,
Phòng giáo dục so sánh, Hà Nội.
28. Lê Đức Phúc (1992), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nhận thức mối quan hệ giữa giá trị, định hướng giá trị và mục tiêu giáo dục, tạp chí thông tin khoa học giáo dục, số 34.
29. Mạc Văn Trang, Nguyễn Quan Uẩn, Nguyễn Thạc, Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, thuộc chƣơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà Nƣớc KX - 07.
30. Trần Trọng Thuỷ (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.
31. Trần Trọng Thuỷ (1993), Giá trị, định hướng giá trị và nhân cách, tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 7.
32. Thái Duy Tuyên (1994), Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, Hà Nội.
33. Dƣơng Minh Tuấn (2002), Tìm hiểu định hướng giá trị trong hoạt động học tập của học sinh phổ thông trung học Gia Lâm – Hà Nội, luận văn tốt nghiệp.
34. Huỳnh Sơn (2002), Lối sống và sự lựa chọn các giá trị đạo đức trong