7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
1.3.2. Đặc điểm nhân cách của sinh viên
Sinh viên là những ngƣời có độ tuổi từ 17 đến 23. Họ đang trong giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể lực sang trƣởng thành về phƣơng diện xã hội.
Hoạt động chủ yếu của sinh viên ở trƣờng đại học là hoạt động học tập - nghề nghiệp. Hoạt động này có ảnh hƣởng sâu sắc nhất đến sự phát triển tâm lý, nhân cách của sinh viên, đến sự lĩnh hội các tri thức khoa học, các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp quan trọng của sinh viên.
Hoạt động học tập của sinh viên có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả hoạt động. Sinh viên học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách của ngƣời chuyên gia trong tƣơng lai. Hoạt động này diễn ra một cách có kế hoạch
với các phƣơng tiện hoạt động phong phú nhƣ thƣ viện, sách vở, phòng thực nghiệm, thực hành với các thiết bị khoa học v.v…
Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập trí tuệ cao và gắn kết với nghiên cứu khoa học. Hoạt động học tập của sinh viên có mục đích tự giác, có hệ thống động cơ thúc đẩy đƣợc xếp từ cao xuống thấp: động cơ nhận thức khoa học; động cơ nghề nghiệp; động cơ xã hội; động cơ tự khẳng định; động cơ vụ lợi. Vị trí của các động cơ không phải cố định, chúng biến đổi trong quá trình học tập của sinh viên.
Nhân cách con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời nhƣng trong thời kỳ học trong trƣờng đại học, nhân cách đƣợc hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất.
Hoạt động học tập để lĩnh hội tri thức khoa học, các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đã ảnh hƣởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của sinh viên.
Sự phát triển nhân cách của sinh viên diễn ra theo các hƣớng cơ bản sau: - Niềm tin, xu hƣớng nghề nghiệp và năng lực cần thiết đƣợc củng cố và phát triển
- Các quá trình tâm lý, đặc biệt là quá trình nhận thƣc đƣợc ―nghề nghiệp hoá‖ - Tình cảm, trách nhiệm, nghĩa vụ, tính độc lập đƣợc nâng cao, quan điểm sống đƣợc bộc lộ rõ nét.
- Kỳ vọng về nghề nghiệp tƣơng lai, tính độc lập về mặt xã hội đƣợc phát triển - Khả năng tự giáo dục cao, tính sẵn sàng và độc lập đối với hoạt động nghề nghiệp tƣơng lai đƣợc củng cố. [20, tr.81 ]
Vào những năm cuối thời gian học đại học, năng lực đánh giá và tự đánh giá của sinh viên phát triển mạnh. Sinh viên đánh giá và tự đánh giá về các giá trị liên quan đến nghề nghiệp của mình, về kiến thức, kỹ năng, khả năng của bản thân. Tự đánh giá giúp cá nhân có thái độ, hành vi, hoạt động phù hợp nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện và phát triển nhân cách của mình.
Nhƣ vậy, dƣới tác động ảnh hƣởng của hoạt động học tập và sự giáo dục của nhà trƣờng ở sinh viên dần hình thành các phẩm chất đạo đức, các phẩm chất năng lực nghề nghiệp cần thiết cho việc tác nghiệp sau khi ra trƣờng.