Khách thể nghiên cứu sinh viên

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành công tác xã hội trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 39)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.2.1.Khách thể nghiên cứu sinh viên

Đây là loại khách thể nghiên cứu chính, ở loại khách thể này chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu gồm 220 sinh viên, trong đó 110 sinh viên bậc cao đẳng năm thứ hai và năm thứ ba, 110 sinh viên bậc đại học năm thứ hai và năm thứ ba.

- Sinh viên bậc cao đẳng mỗi khoá đều có ba lớp và mỗi lớp gần 60 ngƣời, do đó chúng tôi chọn mỗi khoá là 55 ngƣời theo cách sau: lấy danh sách 3 lớp và chọn ngẫu nhiên theo khoảng 1/3. Nhƣ vậy chúng tôi chọn đƣợc 110 sinh viên bậc cao đẳng, gồm 55 sinh viên năm thứ hai và 55 sinh viên năm thứ ba.

- Sinh viên bậc đại học, khoá một chỉ có một lớp chúng tôi chọn tất cả, và khoá 2 có hai lớp, mỗi lớp hơn 60 sinh viên, chúng tôi cũng lựa chọn theo cách lấy danh sách lớp và chọn ngẫu nhiên theo khoảng 1/2. Nhƣ vậy chúng tôi chọn đƣợc 55 sinh viên năm thứ hai và 55 sinh viên năm thứ ba.

Sinh viên năm thứ hai đã học xong các môn học đại cƣơng và các môn cơ sở của chuyên ngành. Các em đã làm quen với môi trƣờng đại học và các phƣơng pháp học tập, đã có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tình nguyện, thực hành một số môn học cơ sở chuyên ngành. Do vậy các em cũng đã có hiểu biết về vai trò của các khoa học liên ngành đối với công tác xã hội.

Sinh viên năm thứ ba đã đƣợc tiếp cận, nghiên cứu các môn học chuyên ngành Công tác xã hội, đi thực hành Công tác xã hội, do vậy các em có hiểu biết sâu sắc hơn về ngành công tác xã hội.

Sinh viên đều đang ở độ tuổi từ 19 đến 22 tuổi. Đây là lứa tuổi đã phát triển hoàn thiện thể lực và đang trƣởng thành về phuơng diện xã hội, là những ngƣời đang đƣợc chuẩn bị về phẩm chất và năng lực để trở thành những nhân viên xã hội tƣơng lai.

Tỷ lệ sinh viên của khoa không cân đối do đặc thù của nghề nghiệp và khối thi tuyển là khối C nên tập trung nhiều là nữ. Tỷ lệ sinh viên nông thôn cao hơn sinh viên thành thị.

Bảng hỏi đƣợc tiến hành điều tra trên 110 sinh viên Cao đẳng, trong đó có 55 sinh viên năm thứ hai, 55 sinh viên năm thứ ba; 110 sinh viên bậc Đại học, trong đó có 55 sinh viên năm thứ hai, 55 sinh viên năm thứ ba. Đồng thời chúng tôi tiến hành điều tra 20 giảng viên của Khoa Công tác xã hội trƣờng Đại học Lao động – Xã hội. Sau khi thu phiếu, xử lý phiếu không hợp lệ còn lại 105 phiếu Cao đẳng và 96 phiếu Đại học, tổng số phiếu hợp lệ thu về là 201 phiếu.

Mẫu nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

Bảng 2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Hệ đào tạo Sinh viên SV hệ cao đẳng Công tác xã hội SV hệ Đại học Công tác xã hội Tổng Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 2 Năm thứ 3

SV nam 12 10 10 4 36 SV nữ 40 43 39 43 165 SV ở thành thị 14 12 13 12 51 SV ở nông thôn 38 41 36 35 150 Tổng 105 96 201

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành công tác xã hội trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 39)