Các phƣơng pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành công tác xã hội trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 42)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu:

Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Chúng tôi phân tích, tổng hợp các tài liệu, các nghiên cứu có liên quan đến cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Phân tích tài liệu giúp chúng tôi thấy đƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề định hƣớng giá trị ở trên thế giới và Việt Nam, làm rõ các khái niệm giá trị, định hƣớng giá trị, các tiêu chí định hƣớng giá trị nhân cách cần đo.

2.4.2. Phương pháp quan sát

Bằng việc quan sát hoạt động học tập thƣờng ngày của sinh viên, thái độ học tập, rèn luyện của sinh viên trong quá trình học tập, qua các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tình nguyện, thực hành môn học…chúng tôi thu thập thêm đƣợc thông tin góp phần làm rõ hơn những biểu hiện của định hƣớng giá trị nhân cách ở sinh viên.

2.4.3. Phương pháp đàm thoại

Phƣơng pháp đƣợc sử dụng dƣới hình thức trò truyện, trao đổi ý kiến với những cán bộ làm công tác xã hội lâu năm ở các cơ sở, các trung tâm bảo trợ xã hội, các giảng viên chuyên ngành Công tác xã hội nhằm xác định những phẩm chất đạo đức – chính trị tƣ tƣởng cần có ở những ngƣời làm công tác xã hội, những kiến thức, kỹ năng cần đƣợc trang bị đề ngƣời làm công tác xã hội hoạt động có hiệu quả.

2.4.4. Phương pháp điều tra bảng hỏi.

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu về Công tác xã hội, các quan điểm giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các nguyên tắc nghề nghiệp của Công tác xã hội, cũng nhƣ những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với ngƣời làm Công tác xã hội, kết hợp với những ý kiến thu thập đƣợc từ các cán bộ làm việc trong lĩnh vực Công tác xã hội, các giảng viên chuyên ngành Công tác xã hội chúng tôi xây dựng mô hình chân dung nhân cách của ngƣời làm Công tác xã hội (Nhân viên xã hội). Qua các câu hỏi đặt ra trong đàm thoại: ngƣời cán bộ làm Công tác xã hội cần những đức tính gì? Những đức tính nào quan trọng nhất? Những kiến thức, kỹ năng nào cần phải đƣợc trang bị đề làm việc có hiệu quả?...Thông qua đó chúng tôi thu thập đƣợc các ý kiến về các phẩm chất nhân cách cần thiết ở ngƣời làm Công tác xã hội.

Dựa trên cơ sở lý luận về cấu trúc nhân cách và các kết quả thu thập đƣợc từ đàm thoại, chúng tôi liệt kê 44 phẩm chất nhân cách của ngƣời làm Công tác xã hội và tiến hành xây dựng bảng hỏi. Các phẩm chất nhân cách trong bảng hỏi đƣợc phân chia thành ba nhóm: phẩm chất đạo đức, phẩm chất tƣ tƣởng – chính trị, năng lực nghề nghiệp.

Chúng tôi thiết kế hai loại bảng hỏi: bảng hỏi dành cho sinh viên và bảng hỏi dành cho giảng viên.

Cấu trúc của mỗi bảng hỏi bao gồm: - Các phẩm chất đạo đức:

+ Nhân ái (giàu tình thƣơng yêu)

+ Khoan dung, độ lƣợng (sẵn lòng tha thứ) + Tƣơng trợ (sẵn long giúp đỡ ngƣời khác) + Tinh thần trách nhiệm

+ Tự chủ (biết kiềm chế, có kỷ luật) + Kiên trì, nhẫn nại

+ Tôn trọng nhân cách con ngƣời + Cởi mở, chân thành

+ Tin tƣởng vào tiềm năng của con ngƣời + Trung thực

+ Đồng cảm với ngƣời khác + Khiêm tốn

+ Nỗ lực vƣợt khó trong học tập, công tác + Thiện chí trong giao tiếp

+ Chu đáo, ân cần trong quan hệ với ngƣời khác

+ Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức của Công tác xã hội + Yêu nghề, tâm huyết với nghề

- Các phẩm chất chính trị - tƣ tƣởng:

+ Đặt lợi ích của đối tƣợng phục vụ lên hàng đầu

+ Đấu tranh với những hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội + Thực hiện tốt nội quy, quy chế nơi làm việc

+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật + Trung thành với lợi ích của Tổ quốc - Năng lực Công tác xã hội bao gồm: a. Năng lực chuyên môn:

+ Có khả năng chịu đựng sự căng thẳng + Có khả năng hợp tác

+ Hiểu biết sâu sắc về chuyên môn công tác xã hội + Có kiến thức về giao tiếp

+ Hiểu biết về cách đánh giá, chẩn đoán và can thiệp tâm lý xã hội + Hiểu biết rộng về xã hội

+ Hiểu biết về y tế và các dịch vụ phúc lợi xã hội

+ Hiểu biết về phƣơng pháp Công tác xã hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm + Hiểu biết về tổ chức và tạo nguồn lực trong cộng đồng, các phƣơng pháp phát triển cộng đồng

+ Hiểu biết về nghiên cứu khoa học

+ Hiểu biết về luật pháp quốc gia, địa phƣơng + Có khả năng tự nhận thức bản thân

b. Kỹ năng Công tác xã hội: + Kỹ năng lắng nghe tích cực

+ Kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin + Kỹ năng tuyên truyền vận động

+ Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với đối tƣợng của Công tác xã hội + Kỹ năng thuyết phục

+ Kỹ năng đƣa ra các giải pháp giải quyết vấn đề + Kỹ năng làm việc với nhiều tổ chức khác nhau + Kỹ năng tham vấn

+ Kỹ năng đàm thoại, phỏng vấn

* Câu hỏi về động cơ lựa chọn ngành Công tác xã hội gồm 11 yếu tố, bao gồm động cơ bên ngoài (động cơ khách quan) và động cơ bên trong (động cơ chủ quan):

- Động cơ bên ngoài:

+ Xã hội bắt đầu quan tâm và coi trọng ngành Công tác xã hội + Nghe đài báo giới thiệu về ngành Công tác xã hội

+ Theo lời khuyên của bạn bè, gia đình + Có thu nhập cao

+ Dễ xin việc làm - Động cơ bên trong:

+ Thích đƣợc giao tiếp với mọi ngƣời + Phù hợp với khả năng của bản thân + Yêu thích nghề Công tác xã hội + Muốn đƣợc giúp đỡ ngƣời khác

+ Muốn đƣợc đóng góp cho sự tiến bộ xã hội

* Ngoài ra bảng hỏi còn thu thập thêm thông tin về kết quả học tập của sinh viên nhằm có thêm số liệu góp phần làm rõ hơn về sự thể hiện động cơ nghề nghiệp qua kết quả học tập.

Trƣớc khi tiến hành điều tra, chúng tôi gặp gỡ các lớp có khách thể nghiên cứu để nói rõ mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra, nhằm tạo đƣợc sự giúp đỡ và hợp tác của sinh viên.

Phƣơng pháp điều tra đƣợc tiến hành bằng cách, yêu cầu khách thể khảo sát lần lƣợt đánh giá từng phẩm chất nhân cách theo mức độ ―rất quan trọng‖, ―quan trọng‖, ―ít quan trọng‖ và ―không quan trọng‖. Mỗi phẩm chất đƣợc quy ƣớc nhƣ sau: ―rất quan trọng‖ đƣợc tính 4 điểm, ―quan trọng‖ – 3 điểm, ―ít quan trọng‖ – 2 điểm và ―không quan trọng‖ – 1 điểm. Nhƣ vậy điểm trung bình (X ) của một giá trị càng lớn thì giá trị đó càng quan trọng đối với khách thể nghiên cứu.

2.4.5. Phương pháp thống kê toán học:

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích, lý giải các kết quả đã thu thập đƣợc. - Phân chia nhóm thống kê: phân chia mẫu nghiên cứu thành từng nhóm cùng loại theo các đặc trƣng: sinh viên cao đẳng, sinh viên đại học, giảng viên,

các nhóm phẩm chất nhân cách. Việc phân chia nhóm thống kê giúp xác định số lƣợng các nhóm mẫu và cũng là cơ sở để tính toán, đo lƣờng mối tƣơng quan giữa định hƣớng giá trị về các phẩm chất giữa sinh viên và giảng viên, để tính toán đặc trƣng về số lƣợng nghiên cứu, là cơ sở để lập các bảng thống kê trong luận án.

- Đo lƣờng và phân tích số lƣợng

+ Tính tần suất (%) để mô tả tính khái quát của một số phẩm chất đƣợc nghiên cứu, chúng tôi sử dụng công thức tính tần suất (tính giá trị %)

Nx

i = x 100% Ny

Nx: tần số

Ny: tập hợp mẫu nghiên cứu i: tỷ lệ tần suất

Bằng công thức này chúng tôi tính đƣợc tỷ lệ phần trăm của các nhóm mẫu nghiên cứu, của các mức độ quan trọng của các phẩm chất nhân cách mà sinh viên hƣớng tới.

+ Tính giá trị trung bình: để xác định giá trị trung tâm của các phẩm chất nhân cách đƣợc đánh giá, chúng tôi sử dụng công thức tính giá trị trung bình:

∑ Xi X = −−−− N

X : giá trị trung bình

Xi: giá trị của mỗi phẩm chất N: tổng số các trƣờng hợp

Trên cơ sở thang điểm đã xây dựng trong phiếu điều tra, chúng tôi tính giá trị trung bình của từng phẩm chất. Việc tính này cho phép nhận thấy thứ bậc quan trọng của từng phẩm chất nhân cách theo khách thể đã đánh giá, nhận thức.

+ Tính hệ số tƣơng quan thứ hạng Spearman: để tìm hiểu tƣơng quan trong nhận thức về mức độ quan trọng của các phẩm chất nhân cách ngƣời làm Công tác xã hội giữa các nhóm khách thể nghiên cứu, chúng tôi sử dụng công thức tính hệ số tƣơng quan Spearman (rs)

6∑ Di2

rs = 1- ———— N(N2 – 1)

Di là hiệu số thứ tự giữa các cặp hạng N là số lƣợng cặp hạng đƣợc so sánh

Đại lƣợng rs nằm trong khoảng từ -1 đến +1

rs = +1 khi hai dãy số xếp hạng theo cùng một thứ tự nhƣ nhau, từ đó cho thấy mối tƣơng quan chặt chẽ giữa hai biến, tƣơng quan thuận

rs = -1 khi hai dãy số đƣợc xếp hạng theo thứ tự hoàn toàn ngƣợc nhau, tƣơng quan nghịch

rs = 0 khi các dãy số đƣợc xếp hạng không theo một thứ tự nào, không có tƣơng quan giữa các biến nghiên cứu.

Theo T. Baker, thì phần lớn ngƣời ta chấp nhận hệ số tƣơng quan trong nhóm khoa học xã hội là r = 0,1 là tƣơng quan yếu, r = 0,7 là tƣơng quan mạnh.

CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3. Thực trạng định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội Công tác xã hội Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội

3.1. Định hướng của sinh viên về phẩm chất chính trị- tư tưởng

Trong quyết định ban hành chƣơng trình khung giáo dục đại học ngành Công tác xã hội trình độ cao đẳng, đại học của Bộ Giáo dục và đào tạo (năm 2004) có ghi: Đào tạo những cử nhân Công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, có tinh thần say mê yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề Công tác xã hội, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ xã hội và nâng cao năng lực con ngƣời. Nhƣ vậy, để trở thành ngƣời nhân viên xã hội sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội phải luôn trau dồi, học tập rèn luyện để có đƣợc những phẩm chất nhân cách đáp ứng đòi hỏi của nghề.

Trong quá trình học tập rèn luyện, sinh viên phải ý thức đƣợc quan điểm giá trị của ngành Công tác xã hội vào quá trình thực hiện công việc. Phục vụ con ngƣời, đáp ứng các nhu cầu của con ngƣời là mục đích đầu tiên của Công tác xã hội. Nguyên tắc về quyền con ngƣời luôn đƣợc coi là nền tảng của Công tác xã hội. Ngành Công tác xã hội, trực tiếp là nhân viên xã hội luôn đấu tranh với những bất công trong xã hội nhằm đảm bảo trên thực tế các quyền cơ bản của con ngƣời, nhất là việc đấu tranh chống lại mọi phân biệt xã hội. Mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật và đƣợc pháp luật bảo vệ.

Qua kết quả đánh giá của sinh viên ở bảng 3.1 cho thấy các phẩm chất chính trị tƣ tƣởng đều đƣợc các em sinh viên đánh giá ở mức độ tƣơng đối ngang nhau. Điểm trung bình của các phẩm chất này gần nhƣ giống nhau: Cao nhất là 3,3, thấp nhất là 3,1. Hai phẩm chất chính trị tƣ tƣởng đƣợc các em đánh giá quan trọng hơn là:

- Đặt lợi ích của đối tƣợng phục vụ lên hàng đầu: điểm trung bình 3,3 - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật: điểm trung bình là 3,3

- Đấu tranh với những hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội: điểm trung bình là 3,1 - Thực hiện tốt nội quy, quy chế nơi làm việc: điểm trung bình là 3,1 - Trung thành với lợi ích của Tổ quốc: điểm trung bình là 3,1

Sau đây chúng tôi phân tích sâu các phẩm chất này:

* Phẩm chất ―đặt lợi ích của đối tƣợng phục vụ lên hàng đầu‖ đƣợc các em đánh giá là quan trọng hơn cả. Điều này có thể lý giải trong quá trình học tập ở trƣờng Đại học sinh viên đƣợc trang bị các môn học liên quan đến nội dung công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng. Mặt khác qua các môn học chuyên ngành Công tác xã hội, các em đã ý thức đƣợc quan điểm giá trị của ngành Công tác xã hội. Công tác xã hội là một hoạt động chuyên môn, một nghề, do vậy nó có những quy định chung về trách nhiệm của nhân viên xã hội với đối tƣợng, đó là phục vụ đối tƣợng là mối quan tâm hàng đầu, nhân viên xã hội không đƣợc lợi dụng quyền lực của mình để đòi hỏi đối tƣợng phải trả ơn. Nhân viên xã hội phải tạo môi trƣờng thuận lợi giúp các cá nhân, gia đình, cộng đồng giảm bớt hoặc loại trừ các khó khăn, đáp ứng các nhu cầu cơ bản đề cá nhân, gia đình, cộng đồng có thể phát huy tối đa tiềm năng của họ. Trong quá trình hoạt động giúp đỡ đối tƣợng, mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và đối tƣợng là quan hệ tôn trọng, bình đẳng, tin tƣởng. Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên thành công của sự giúp đỡ.

Trong thực tế, chúng tôi cũng quan sát đƣợc ở sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội đã có đƣợc phẩm chất này qua các đợt thực hành Công tác xã hội cũng nhƣ trong mối quan hệ giữa các sinh viên với nhau. Đặc điểm này nói lên sự tác động tích cực của quá trinh giáo dục ở nhà trƣờng đối với sinh viên và điều này cần đƣợc phát huy. Hiện nay trong xã hội còn tồn tại nhiều hiện tƣợng tiêu cực là cán bộ lợi dụng chức quyền để tham ô, hối lộ, nhũng nhiễu dân, nhiều công nhân viên chức hành chính coi vị trí làm việc của mình là đặc quyền, đặc lợi có quyền hành dân chứ không phải là có trách nhiệm phục vụ dân. Do vậy việc giáo dục những giá trị chính trị - tƣ tƣởng cho sinh viên ở trƣờng đại học

cần đƣợc thực hiện xuyên suốt trong quá trình học tập của sinh viên và có sự thống nhất giữa các giảng viên của các môn học.

* Phẩm chất ―chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật‖ cũng đƣợc sinh viên đánh giá là quan trọng và đặt ngang hàng với phẩm chất ―đặt lợi ích của đối tƣợng phục vụ lên hàng đầu‖. Đây là một giá trị rất cần thiết cho con ngƣời Việt Nam hiện nay. Tâm lý truyền thống của con ngƣời Việt Nam là coi trọng tình cảm – ―nặng tình, nhẹ lý‖ do đó việc đƣa pháp luật đi vào cuộc sống rất khó khăn. Vì vậy giáo dục sinh viên có ý thức và hành vi tuân thủ pháp luật là hết sức cần thiết trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc.

Bảng 3.1: Định hƣớng của sinh viên về phẩm chất chính trị- tƣ tƣởng.

TT Phẩm chất chính trị tƣ tƣởng Mức độ đánh giá (tỷ lệ %) Điểm trung bình Thứ hạng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

1. Đặt lợi ích của đối tƣợng phục vụ lên hàng đầu

41,5 54,5 4,0 0 3,3 1

2. Đấu tranh với những hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội

24,8 59,4 11,8 0 3,1 3

3. Thực hiện tốt nội quy, quy chế nơi làm việc

28,7 58,4 12,9 0 3,1 3

4. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật

34,6 60,4 5,0 0 3,3 1

5. Trung thành với lợi ích của Tổ quốc

Biểu đồ 3.1: Định hƣớng của sinh viên về phẩm chất chính trị - tƣ tƣởng

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành công tác xã hội trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)