Định hƣớng giá trị nhân cách

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành công tác xã hội trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 33)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu:

1.4.Định hƣớng giá trị nhân cách

1.4.1 Khái niệm định hướng giá trị nhân cách

Qua xem xét một số quan niệm về định hƣớng giá trị trong tâm lý học Xô Viết cho thấy các tác giả đều khẳng định định hƣớng giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng xã hội và là một đặc điểm nhân cách cơ bản quy định hành động của con ngƣời.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc để hiểu nhân cách và quy luật hình thành nhân cách thì cần phải theo cách tiếp cận hoạt động – giá trị - nhân cách. Nhân cách là một cấu tạo tâm lý mới về chất, là sản phẩm do cá nhân tạo ra thông qua các hoạt động nhƣ lao động, học tập, vui chơi và giao lƣu. Hệ thống các giá trị đã trở thành định hƣớng giá trị chính là một thành tố quan trọng và cơ bản của nhân cách. ―Hoạt động thông qua thang giá trị, thƣớc đo giá trị, định hƣớng giá trị là bản thể của nhân cách‖ [7, tr.63 ]. Nhƣ vậy định hƣớng giá trị là cái lõi của nhân cách. Định hƣớng giá trị là một trong những cấu tạo tâm lý cơ bản của một nhân cách trƣởng thành. Công việc cốt lõi của định hƣớng giá trị là giáo dục giá trị.

Định hƣớng giá trị là một trong những biểu hiện rõ nét của đặc trƣng xu hƣớng nhân cách và có ý nghĩa hƣớng dẫn hoạt động của con ngƣời. Nó mang đậm nét tính lịch sử xã hội chung của cả cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc, nét đặc thù của từng nhóm xã hội, tuổi, giới, nghề nghiệp…khác nhau. Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc mang mã số KX – 07 đã phân tích sức mạnh của nhân cách con ngƣời Việt Nam, đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực trong định hƣớng giá trị của con ngƣời Việt Nam và đề xuất hệ thống giá trị cần phải giáo dục cho nhân cách con ngƣời Việt Nam để phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, đi vào thế kỷ XXI.

Qua nghiên cứu các quan niệm về định hƣớng giá trị và nhân cách và xuất phát từ mục đích nghiên cứu chúng tôi cho rằng:

Định hướng giá trị nhân cách là hệ thống giá trị, thang giá trị, thước đo giá trị xã hội đã được cá nhân nhận thức, đánh giá và lựa chọn, trở thành những tiêu chuẩn hướng dẫn suy nghĩ và hành động của cá nhân và là mục đích, lý tưởng mà cá nhân vươn tới.

Định hƣớng giá trị nhân cách đƣợc biểu hiện ở những giá trị về mặt đức (phẩm chất) và những giá trị về mặt tài (năng lực) phù hợp với giá trị xã hội mà cá nhân đánh giá lựa chọn và theo đuổi xuất phát từ những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định.

Các phẩm chất về mặt đức gồm có: phẩm chất xã hội (đạo đức, chính trị), phẩm chất cá nhân (đạo đức, tƣ cách), phẩm chất ý chí (tính mục đích, tính tự chủ, tính kỷ luật…), cung cách ứng xử (tác phong, lễ tiết)

Các phẩm chất về mặt tài (năng lực) gồm có: năng lực xã hội hoá (khả năng thích ứng, hoà nhập, tính mềm dẻo, cơ động, linh hoạt trong cuộc sống), năng lực chủ thể hoá (khả năng thể hiện tính độc đáo, đặc sắc, cái riêng, cái bản lĩnh), năng lực hành động (khả năng hành động có mục đích, chủ động, tích cực, hiệu quả), năng lực giao lƣu (khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với ngƣời khác).

1.3.4. Định hướng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội

Công tác xã hội với tƣ cách là một khoa học, một nghề chuyên môn đã ra đời vào đầu thế kỷ XX và sau đó phát triển rộng khắp ở nhiều quốc giá trên thế giới. Nó có vai trò quan trọng trong việc góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, vì sự công bằng xã hội, an sinh xã hội và phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Ở nƣớc ta, các hoạt động tƣơng thân, tƣơng ái trên tinh thần ―lá lành đùm lá rách‖, ―thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân‖, ―uống nƣớc nhớ nguồn‖, ―đền ơn đáp nghĩa‖…của Nhà nƣớc và cộng đồng trong xã hội trong việc chăm sóc những ngƣời có công với nƣớc, giúp đỡ những ngƣời gặp hoàn cảnh khó khăn,

nghèo đói, thiệt thòi, yếu thế…đã có từ lâu đời. Truyền thống tốt đẹp này của dân tộc ta luôn đƣợc giữ gìn, kế thừa và phát triển. Tuy nhiên hoạt động Công tác xã hội mang tính chất chuyên nghiệp ở nƣớc ta chƣa đƣợc xã hội công nhận.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam từng bƣớc đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã hội. Một trong những đổi mới đó là chủ trƣơng xã hội hoá các chính sách xã hội, đổi mới cách thức trợ giúp xã hội, thay vì trợ giúp qua phân phát mang tính bao cấp trƣớc đây là sự trợ giúp với những kỹ thuật mang tính chuyên môn nhằm khơi dậy tiềm năng của đối tƣợng để tự giúp họ. Đó chính là hoạt động Công tác xã hội với phƣơng châm ―cho cần câu thay vì cho xâu cá‖. Nhƣ vậy, việc phát triển nghề Công tác xã hội và đào tạo Công tác xã hội ở nƣớc ta là một việc làm cấp bách trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc vì mục tiêu ―dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh‖

Công tác xã hội là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình, các nhóm, cộng đồng tăng cƣờng hoặc khôi phục năng lực thực hiên chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt đƣợc những mục tiêu ấy (Theo Hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ - NASW, 1970), [15, tr.17 ]

Theo các nhà khoa học Việt Nam: Công tác xã hội là một ngành khoa học ứng dụng trang bị những kiến thức, kỹ năng làm việc với các đối tƣợng (cá nhân, nhóm, cộng đồng) nhằm phát huy tối đa nguồn nội lực của các đối tƣợng đó trong việc giải quyết các vấn đề xã hội liên quan và hƣớng tới sự phát triển bền vững.

Theo Lê Văn Phú: ―Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết về khoa học hành vi con ngƣời và hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí, địa vị, vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng ngƣời yếu thế nhằm tới bình đẳng và công bằng xã hội.

Công tác xã hội còn là một dịch vụ đã đƣợc chuyên môn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến con ngƣời nhằm thỏa mãn những nhu cầu căn bản của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội, mặt khác giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của chính mình‖ [24, tr.27 ]

Về quan điểm giá trị của nghề nghiệp: Công tác xã hội xuất phát từ các lý tƣởng nhân văn và dân chủ, các giá trị của nó dựa trên cơ sở tôn trọng sự bình đẳng, phẩm giá và sự xứng đáng của mọi dân tộc. Công tác xã hội thực hành nhằm vào việc đáp ứng nhu cầu và phát triển tiểm năng của con ngƣời. Nhân quyền và công bằng xã hội là động lực và sự biện giải cho hoạt động Công tác xã hội. Với những ngƣời bị thiệt thòi, nghề Công tác xã hội cố gắng giảm thiểu sự nghèo khó và hỗ trợ những ngƣời bị tổn thƣơng hay bị áp bức để thúc đẩy sự hoà nhập xã hội. Các giá trị của Công tác xã hội nhƣ: vì sự công bằng xã hội, tôn trọng phẩm giá con ngƣời, tin tƣởng vào khả năng thay đổi tíchh cực của cá nhân và xã hội, đóng góp vào sự cải tiến các thể chế và thiết chế tổ chức đƣợc thể hiện trong các quy điều đạo đức và nguyên tắc nghề nghiệp của Công tác xã hội [14 ].

Công tác xã hội vận dụng các lý thuyết về phát triển con ngƣời và hành vi và về các hệ thống xã hội để phân tích các tình huống phức tạp và tạo thuận lợi cho sự thay đổi ở cấp cá nhân, tổ chức, xã hội và văn hoá. Xem xét sự tác động và ảnh hƣởng đến con ngƣời từ tất cả các nhân tố sinh lý – tâm lý – xã hội – văn hoá [14 ].

Trong thực hành: Công tác xã hội nhằm vào các rào cản, các bất bình đẳng và bất công trong xã hội, hỗ trợ can thiệp các khủng hoảng, các tình trạng khẩn cấp cũng nhƣ các vấn đề hàng ngày của cá nhân và xã hội. Các mô hình can thiệp của Công tác xã hội bao gồm các tiến trình tâm lý xã hội nhằm vào con ngƣời ở cơ sở đến việc tham gia vào chính sách, hoạch định và phát triển xã hội. Các phƣơng pháp can thiệp gồm tham vấn, công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, phát triển cộng đồng, điều trị và trị liệu gia đình, cũng nhƣ nỗ lực giúp ngƣời dân có đƣợc các dịch vụ và nguồn lực trong cộng đồng [14 ].

Qua những nội dung về Công tác xã hội cho thấy, ngƣời làm Công tác xã hội (nhân viên xã hội) cần phải đƣợc đào tạo về kiến thức, thái độ, kỹ năng nghề nghiệp nhằm hình thành và phát triển nhân cách ngƣời nhân viên xã hội có phẩm chất đạo đức- chính trị và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nghề.

Đó là những nhân viên xã hội, những chuyên gia có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức, vận động, giáo dục, biết cách thức hành động

nhằm mục đích tối ƣu hoá sự thực hiện vai trò chủ thể của con ngƣời trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng cƣờng chất lƣợng cuộc sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội. Nhân viên xã hội chuyên nghiệp không chỉ biết hƣớng vào những nhóm dân cƣ yếu thế nhằm hỗ trợ, bảo vệ và tăng cƣờng năng lực tự chủ của họ mà còn xây dựng những chƣơng trình, giải pháp khoa học nhằm bảo vệ xã hội với toàn thể dân cƣ. Nhân viên xã hội chuyên nghiệp phải biết nối kết lý thuyết với thực tiễn, thành thạo các phƣơng pháp và kỹ năng chuyên môn, tham gia vào việc cung cấp tham vấn, công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, phát triển cộng đồng, nghiên cứu xã hội. Nhân viên xã hội không ngừng học hỏi và vận dụng một cách sáng tạo kinh nghiệm công tác xã hội trong và ngoài nƣớc. Nhân viên xã hội còn phải biết gây ảnh hƣởng đến mối quan hệ với các cá nhân, nhóm dân cƣ (đối tƣợng phục vụ của công tác xã hội), biết khích lệ, thúc đẩy tinh thần chủ động và thái độ tích cực của đối tƣợng, Để làm đƣợc những nhiệm vụ đó nhân viên xã hội phải đƣợc trang bị tri thức cơ bản về con ngƣời, những tri thức khoa học liên ngành nghiên cứu về con ngƣời nhƣ Tâm lý học, Xã hội học, Dân tộc học, Giáo dục học, Nhân chủng học,…nhằm chuẩn đoán, chữa trị có hiệu quả mọi căn bệnh tâm lý xã hội của mọi đối tƣợng khách hàng. Nhân viên xã hội luôn đặt lợi ích của đối tƣợng lên hàng đầu, giữ vững phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, luôn coi trọng giá trị con ngƣời, quyền sống, quyền phát triển và sự bình đẳng giữa ngƣời với ngƣời, tin tƣởng vào sự thay đổi tích cực của đối tƣợng, có lòng yêu thƣơng con ngƣời vô hạn. Họ đến với đối tƣợng không chỉ bằng trách nhiệm, nghĩa vụ mà bằng cả những tấm lòng nhân ái. [14 ]

Trên cơ sở phân tích lý luận, chúng tôi cho rằng: định hướng giá trị nhân cách của sinh viên nghành công tác xã hội là hệ thống giá trị, thang giá trị,thước

đo giá trị nhân cách được sinh viên nhận thức, đánh giá và lựa chọn, trở thành tiêu chuẩn hướng dẫn suy nghĩ, hành động của sinh viên và là mục đích, lý tưởng mà sinh viên hướng tới.

Định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên biểu hiện ở sự đánh giá tầm quan trọng của các phẩm chất nhân cách và hành động của sinh viên nhằm chiếm lĩnh các giá trị đó.

CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về trƣờng đại học Lao động - Xã hội.

Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội trực thuộc Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, chịu sự quản lý của Nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo nhân lực trình độ Đại học, Cao đẳng và Trung học về Lao động- Xã hội cho cả nƣớc.

Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội có tiền thân là sự hợp nhất của trƣờng Trung cấp Lao động tiền lƣơng thuộc Bộ Lao động và trƣờng Cán bộ quản lý thƣơng binh và xã hội thuộc Bộ Thƣơng binh và xã hội.

Tháng 1/1997 Trƣờng đƣợc nâng cấp lên thành trƣờng Cao đẳng Lao động - Xã hội. Đến tháng 1/2005 Trƣờng đƣợc nâng cấp lên thành trƣờng Đại học Lao động - Xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 46 năm qua trƣờng đã đào tạo và bồi dƣỡng đƣợc trên 30.000 cán bộ Lao động - Xã hội ngành Lao động - Thƣơng binh và xã hội và các ngành kinh tế quốc dân khác trong cả nƣớc. Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội thực hiện đa dạng các loại hình và các hệ đào tạo: đào tạo chính quy, tại chức, các hệ đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và các lớp liên thông từ cao đẳng lên đại học, từ trung cấp lên đại học. Trƣờng hiện nay có 5 khoa: Khoa Công tác xã hội, Khoa Bảo hiểm, Khoa Quản trị nhân lực, Khoa Kế toán và Khoa Kỹ thuật chỉnh hình. Khoa Công tác xã hội đƣợc thành lập vào năm 1997 và cũng năm đó trƣờng đƣợc Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo Công tác xã hội trình độ cử nhân Cao đẳng chuyên ngành Công tác xã hội với chƣơng trình đào tạo là 3 năm. Năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung chƣơng trình giáo dục đại học ngành Công tác xã hội trình độ đại học, cao đẳng. Năm 2005, nhà trƣờng đã tuyển sinh hệ đại học Công tác xã hội với thời gian đào tạo 4 năm. Hiện nay trƣờng đã đào tạo đƣợc 8 khoá Công tác xã hội trình độ cử nhân cao đẳng và hiện tại có 3 khoá Công tác xã hội hệ cao đẳng và 3 khoá hệ đại học đang theo học.

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành chọn sinh viên ngành đào tạo công tác xã hội bậc cao đẳng và đại học hệ chính quy và giảng viên khoa công tác xã hội.

2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

2.2.1. Khách thể nghiên cứu - sinh viên.

Đây là loại khách thể nghiên cứu chính, ở loại khách thể này chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu gồm 220 sinh viên, trong đó 110 sinh viên bậc cao đẳng năm thứ hai và năm thứ ba, 110 sinh viên bậc đại học năm thứ hai và năm thứ ba.

- Sinh viên bậc cao đẳng mỗi khoá đều có ba lớp và mỗi lớp gần 60 ngƣời, do đó chúng tôi chọn mỗi khoá là 55 ngƣời theo cách sau: lấy danh sách 3 lớp và chọn ngẫu nhiên theo khoảng 1/3. Nhƣ vậy chúng tôi chọn đƣợc 110 sinh viên bậc cao đẳng, gồm 55 sinh viên năm thứ hai và 55 sinh viên năm thứ ba.

- Sinh viên bậc đại học, khoá một chỉ có một lớp chúng tôi chọn tất cả, và khoá 2 có hai lớp, mỗi lớp hơn 60 sinh viên, chúng tôi cũng lựa chọn theo cách lấy danh sách lớp và chọn ngẫu nhiên theo khoảng 1/2. Nhƣ vậy chúng tôi chọn đƣợc 55 sinh viên năm thứ hai và 55 sinh viên năm thứ ba.

Sinh viên năm thứ hai đã học xong các môn học đại cƣơng và các môn cơ sở của chuyên ngành. Các em đã làm quen với môi trƣờng đại học và các phƣơng pháp học tập, đã có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tình nguyện, thực hành một số môn học cơ sở chuyên ngành. Do vậy các em cũng đã có hiểu biết về vai trò của các khoa học liên ngành đối với công tác xã hội.

Sinh viên năm thứ ba đã đƣợc tiếp cận, nghiên cứu các môn học chuyên

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành công tác xã hội trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 33)