Định hƣớng của sinh viên về phẩm chất chính trị tƣ tƣởng

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành công tác xã hội trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 51)

3. Thực trạng định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hộ

3.1. Định hƣớng của sinh viên về phẩm chất chính trị tƣ tƣởng

TT Phẩm chất chính trị tƣ tƣởng Mức độ đánh giá (tỷ lệ %) Điểm trung bình Thứ hạng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

1. Đặt lợi ích của đối tƣợng phục vụ lên hàng đầu

41,5 54,5 4,0 0 3,3 1

2. Đấu tranh với những hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội

24,8 59,4 11,8 0 3,1 3

3. Thực hiện tốt nội quy, quy chế nơi làm việc

28,7 58,4 12,9 0 3,1 3

4. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật

34,6 60,4 5,0 0 3,3 1

5. Trung thành với lợi ích của Tổ quốc

Biểu đồ 3.1: Định hƣớng của sinh viên về phẩm chất chính trị - tƣ tƣởng

Ghi chú:

(1) Đặt lợi ích của đối tƣợng phục vụ lên hàng đầu (2) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật

(3) Đấu tranh với những hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội (4) Thực hiện tốt nội quy, quy chế nơi làm việc

(5) Trung thành với lợi ích của Tổ quốc

* So sánh kết quả khảo sát ở khách thể sinh viên với kết quả khảo sát ở nhóm khách thể giảng viên (bảng 3.2) về phẩm chất chính trị - tƣ tƣởng cho thấy có sự giống nhau là đều đánh giá cao phẩm chất ―đặt lợi ích của đối tƣợng phục vụ lên hàng đầu‖, tuy nhiên ở nhóm giảng viên điểm trung bình của phẩm chất này cao hơn (điểm trung bình 3,6). Các giá trị khác ở kết quả đánh giá của nhóm giảng viên cũng có sự khác biệt đáng kể. Phẩm chất ―thực hiện tốt nội quy, quy chế nơi làm việc‖ đƣợc đặt ở vị trí thứ hai (điểm trung bình 3,3). Điều này có thể lý giải theo đánh giá của giảng viên ý thức và hành vi tuân theo pháp luật đƣợc thể hiện cụ thể ở nơi làm việc. Ngƣời có phẩm chất chính trị tƣ tƣởng vững vàng thể hiện là ngƣời chấp hành tốt nội quy, quy chế nơi làm việc.

3.3 3.3

3.1 3.1 3.1

Bảng 3.2: So sánh đánh giá của giảng viên và sinh viên về: Định hƣớng phẩm chất chính trị - tƣ tƣởng

TT Phẩm chất chính trị tƣ tƣởng

Sinh viên Giảng viên r ĐTB Thứ hạng ĐTB Thứ hạng

1 Đặt lợi ích của đối tƣợng phục vụ lên hàng đầu

3,3 1 3,6 1

0,55 2 Đấu tranh với những

hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội

3,1 3 2,9 5

3 Thực hiện tốt nội quy, quy chế nơi làm việc

3,1 3 3,3 2

4 Chấp hành nghiêm

chỉnh pháp luật 3,3 1 3,2 3

5 Chung thành với lợi

ích của tổ quốc 3,1 3 3,2 3

Qua bảng 3.2 cho ta thấy sự đánh giá mức độ quan trọng của các phẩm chất chính trị - tƣ tƣởng ở nhóm khách thể giảng viên và nhóm khách thể sinh viên có sự tƣơng quan thuận nhƣng ở mức độ trung bình. (r = 0,55). Nhƣ vậy giữa sinh viên và giảng viên có sự đánh giá tƣơng đối giống nhau về mức độ quan trọng của phẩm chất chính trị - tƣ tƣởng của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội.

3.2. Định hướng của sinh viên về phẩm chất đạo đức

Kết quả điều tra sinh viên trong bảng 3.3 cho thấy trong 17 phẩm chất đạo đức sinh viên đánh giá điểm cao nhất là 3,7 và thấp nhất là 3,0. Nhƣ vậy, điểm trung bình của các phẩm chất tƣơng đối giống nhau. Phẩm chất đạo đức đƣợc sinh viên đánh giá quan trọng nhất là:

- Tinh thần trách nhiệm

- Yêu nghề, tâm huyết với nghề - Nhân ái

- Tôn trọng nhân cách con ngƣời

Xếp ở vị trí quan trọng tiếp theo đƣợc sinh viên đánh giá là các phẩm chất: - Tự chủ (biết kiềm chế, có kỷ luật)

- Kiên trì, nhẫn nại

- Thực hiện tốt nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của Công tác xã hội Các phẩm chất đƣợc đánh giá ở mức độ thấp hơn cả là:

- Đồng cảm với ngƣời khác - Khiêm tốn

- Chu đáo, ân cần

Sau đây chúng tôi phân tích sâu về một số phẩm chất đƣợc sinh viên đánh giá ở các mức độ quan trọng nhất:

* Phẩm chất ―tinh thần trách nhiệm‖ đƣợc sinh viên đánh giá xếp hạng ở vị trí quan trọng nhất. Theo các nhà nghiên cứu thì đây là nét phẩm chất của ngƣời Việt Nam, đƣợc hình thành từ rất sớm, từ ý thức vì cộng đồng của ngƣời nông dân trƣớc những bổn phận và nghĩa vụ với làng xóm mà họ phải hoàn thành. Việc các em sinh viên đều đánh giá cao giá trị này chứng tỏ rằng các em đã nhận thức đƣợc ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của cá nhân các em nói riêng và đối với xã hội nói chung. Điều này cần đƣợc quan tâm duy trì và phát

triển trong giáo dục ở nhà trƣờng. Riêng đối với hoạt động công tác xã hội, phẩm chất này rất quan trọng vì để giúp đỡ đƣợc những con ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế (ngƣời tàn tật, trẻ mồ côi, ngƣời nghèo, ngƣời nghiện…) thì ngƣời nhân viên xã hội phải có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm trong công việc. Hoạt động công tác xã hội là hoạt động đòi hỏi sự nỗ lực ý chí cao, tốn nhiều thời gian, công sức và nhân viên xã hội phải luôn suy nghĩ tìm tòi các biện pháp giúp đỡ để đối tƣợng có đƣợc sự thay đổi tích cực. Nếu nhân viên xã hội chỉ làm việc theo giờ hành chính, thực hiện các chế độ chính sách đối với đối tƣợng thì khó lòng đạt đƣợc hiệu quả của sự giúp đỡ. Trong thực tế có thể thấy rõ đƣợc điểm này ở ngƣời cán bộ quản lý ở các trung tâm bảo trợ xã hội. Họ không chỉ tổ chức chăm sóc, nuôi dƣỡng đối tƣơng theo chế độ, chính sách của Nhà nƣớc mà họ còn phải lo tổ chức, vận động tạo nguồn lực để đối tƣợng có đƣợc cuộc sống đầy đủ hơn, đƣợc học văn hoá, học nghề để có thể tự lập trong cuộc sống, đồng thời họ còn là chỗ dựa tinh thần, tấm gƣơng để đối tƣợng noi theo. Nhƣ vậy việc đề cao giá trị này ở sinh viên chứng tỏ các em đã ý thức đƣợc trách nhiệm nặng nề của ngành Công tác xã hội, để sau này ra trƣờng các em làm việc tốt hơn.

So sánh với đánh giá của giảng viên về phẩm chất ―tinh thần trách nhiệm‖ cho thấy tất cả giảng viên đều cho phẩm chất này rất quan trọng (ĐTB: 4,0). Nhƣ vậy có sự thống nhất giữa giảng viên và sinh viên về việc đánh giá tầm quan trọng của giá trị này.

* Phẩm chất ―yêu nghề, tâm huyết với nghề‖ cũng đƣợc sinh viên đánh giá là quan trọng nhất. Lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề giúp cho sinh viên say mê học tập, nghiên cứu, phát triển trình độ chuyên môn. Sinh viên đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giá trị này đối với nghề Công tác xã hội trong tƣơng lai ngay tại trên ghế nhà trƣờng. Bởi lẽ Công tác xã hội là một công việc khó khăn, gian khổ, làm việc với những ngƣời bình thƣờng đã khó, làm việc với những đối tƣợng có hoàn cảnh đặc biệt lại càng khó khăn hơn. Trong khi đó Công tác xã hội chƣa đƣợc công nhận là một nghề trong xã hội, ra trƣờng kiếm việc làm rất khó, thu nhập lại thấp, nếu không yêu thích công việc của mình thì

ngƣời làm Công tác xã hội dễ nản lòng, bỏ nghề để chuyển sang việc khác. Sự say mê nghề nghiệp sẽ giúp sinh viên tích cực nghiên cứu các môn khoa học liên ngành (Xã hội học, tâm lý học, dân tộc học…) để hiểu đối tƣợng hơn và tìm ra đƣợc những biện pháp giúp đỡ họ phù hợp. Mặt khác sinh viên cũng tích cực tham gia các hoạt động thực hành, hoạt động xã hội…để rèn luyện tay nghề của mình.

So sánh kết quả khảo sát của phẩm chất ―yêu nghề, tâm huyết với nghề‖ ở khách thể sinh viên với kết quả khảo sát ở nhóm giảng viên cho thấy: giảng viên cũng rất đề cao giá trị này (ĐTB 4,0). Yêu nghề, tâm huyết với nghề thì mới có thể làm việc tận tâm có hiệu quả, mới có thể say mê học tập, nghiên cứu và rèn luyện phẩm chất, năng lực nghề nghiệp và phát triển tay nghề của mình.

* Phẩm chất ―nhân ái (giàu tình thƣơng yêu)‖ đƣợc sinh viên xếp ở vị trí quan trọng thứ ba. Đây là một giá trị đạo đức truyền thống của con ngƣời Việt Nam. Ngƣời Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái ―thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân‖. Phẩm chất này cần đƣợc mỗi cá nhân lĩnh hội phát huy, song trong hoạt động công tác xã hội phẩm chất này còn đặc biệt quan trọng hơn để ngƣời làm Công tác xã hội có thể thực hiện tốt trọng trách của mình. Nhân viên xã hội đến với thân chủ không chỉ bằng trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn bằng cả tấm lòng nhân ái. Họ có khả năng thấu cảm và sẵn sàng chia sẻ với những nỗi đau khổ, những khó khăn của đối tƣợng. Đối tƣợng của Công tác xã hội không chỉ cần sự hỗ trợ để đáp ứng những nhu cầu vật chất mà họ còn cần đƣợc cảm thông, đƣợc thấu hiểu và sự động viên khích lệ từ nhân viên xã hội. Một chị cán bộ làm nhiệm vụ chăm sóc trẻ khuyết tật tại một trung tâm Bảo trợ xã hội đã tâm sự ―làm công việc này vất vả lắm, nếu không vì tình thƣơng với các cháu thì chắc chúng tôi cũng bỏ việc rồi. Thời buổi bây giờ kiếm mấy trăm bạc nhƣ lƣơng của chúng tôi cũng không khó khăn gì‖. Nhƣ vậy sinh viên nhận thức đƣợc rằng sẽ không thể giúp đỡ đƣợc những mảnh đời éo le nếu không có tình thƣơng yêu con ngƣời thực sự.

So với kết quả khảo sát ở sinh viên thì phẩm chất nhân ái đƣợc các giảng viên đặt ở vị trí thứ sáu (ĐTB 3,4), tuy nhiên xét theo điểm trung bình thì kết quả chênh nhau không đáng kể (ở sinh viên điểm trung bình là 3,6).

* Phẩm chất ―tôn trọng nhân cách con ngƣời‖ cũng đƣợc sinh viên đánh giá ở mức độ quan trọng thứ ba. Điều này nói lên sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội đã ý thức đƣợc quan điểm giá trị chuẩn mực đạo đức của Công tác xã hội. Công tác xã hội rất coi trọng giá trị của con ngƣời, luôn coi trọng quyền sống, quyền phát triển và sự bình đẳng giữa ngƣời với ngƣời. Mỗi con ngƣời dù họ có thể là ngƣời nghiện ngập, kẻ phạm pháp… nhƣng họ đều có nhân phẩm, có giá trị, đơn giản chỉ vì họ là con ngƣời. Với thái độ chấp nhận, tôn trọng thật sâu sắc nhân viên xã hội mới không phê phán hay lên án mà cố gắng tìm hiểu hoàn cảnh đƣa đẩy họ tới sai lầm, tới những khó khăn, vƣớng mắc, cảm nhận đƣợc sự tôn trọng này của ngƣời làm Công tác xã hội, đối tƣợng mới lấy lại đƣợc sự tự trọng, tự tin để bộc lộ, giãi bày và cố gắng vƣợt qua khó khăn của bản thân. Nhƣ vậy, ―tôn trọng nhân cách con ngƣời‖ là một phẩm chất cần đƣợc giáo dục, rèn luyện ở mọi ngƣời và đặc biệt đối với sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội vì đây vừa là phẩm chất đạo đức vừa là chuẩn mực đạo đức ngành Công tác xã hội.

So sánh kết quả điều tra ở sinh viên với kết quả điều tra ở nhóm giảng viên cho thấy, giá trị này đều đƣợc cả hai nhóm khách thể đặt ở vị trí quan trọng nhƣ nhau, song ở giảng viên điểm trung bình của phẩm chất này cao hơn (3,9).

* Xếp ở vị trí quan trọng thứ năm là các phẩm chất ―tự chủ (biết kiềm chế, có kỷ luật)‖, ―Kiên trì, nhẫn nại‖ và ―thực hiện tốt nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của Công tác xã hội‖. Các phẩm chất này đều đƣợc sinh viên nhận thức đúng đắn và định hƣớng tới để trau dồi, rèn luyện. Trong thực tế để đạt đƣợc mục đích hoạt động, tất cả mọi ngƣời đều phải rèn luyện để có đƣợc những đức tính này. Song đối với hoạt động Công tác xã hội những phẩm chất này mang đặc trƣng của nghề nghiệp: Nhân viên xã hội phải kiểm soát đƣợc thái độ, cảm xúc hành vi của mình khi làm việc với đối tƣợng, đặc biệt là những đối tƣợng khó tiếp cận, có những hành vi lệch chuẩn. Nhân viên xã hội cũng cần phải có sự

kiên trì, nhẫn nại trong quá trình giúp đối tƣợng giải quyết vấn đề khó khăn. Thực tế có những trƣờng hợp phải giúp đỡ trong một thời gian dài mới có đƣợc kết quả, thậm chí có trƣờng hợp thất bại, phải cố gắng làm lại từ đầu. Việc thực hiện tốt các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức của Công tác xã hội sẽ giúp cho nhân viên xã hội giữ đƣợc uy tín của nghề nghiệp. Các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức quy định hành vi ứng xử, xác định quyền hạn, trách nhiệm nghề nghiệp của nhân viên xã hội đồng thời là cẩm nang bảo vệ các đối tƣợng, xây dựng niềm tin cho các đối tƣợng.

So sánh với kết quả khảo sát ở nhóm giảng viên cho thấy: phẩm chất ―kiên trì, nhẫn nại‖ đƣợc giảng viên đánh giá ở mức quan trọng thứ ba (ĐTB 3,9). Nhƣ vậy giảng viên đánh giá phẩm chất này cao hơn so với sinh viên vì họ hiểu đƣợc những khó khăn, trở ngại của nghề này.

* Phẩm chất đƣợc sinh viên đánh giá ở mức độ quan trọng thứ tám là ―tƣơng trợ (sẵn lòng giúp đỡ ngƣời khác)‖ cũng là phẩm chất quan trọng đối với ngƣời làm Công tác xã hội, sẵn lòng giúp đỡ ngƣời khác thì nhân viên xã hội mới luôn quan tâm đến những khó khăn, nỗi khổ của ngƣời khác để từ đó tìm cách giúp đỡ họ.

* Các phẩm chất đƣợc sinh viên đánh giá ở mức độ quan trọng thứ chín là ―khoan dung, độ lƣợng‖, ―cởi mở, chân thành‖, ―trung thực‖, ―tin tƣởng vào tiềm năng của con ngƣời‖, ―nỗ lực vƣợt khó trong học tập, công tác‖, ―thiện chí trong giao tiếp‖. Các phẩm chất này đều rất cần thiết để nhân viên xã hội thành công trong công việc. Trong quá trình giáo dục ở nhà trƣờng những phẩm chất này cần đƣợc đề cao để sinh viên hƣớng tới và rèn luyện. Có khoan dung, độ lƣợng thì nhân viên xã hội mới không định kiến với đối tƣợng, chấp nhận đối tƣợng và giúp đỡ để họ thay đổi. Cởi mở, chân thành và có thiện chí trong giao tiếp thì nhân viên xã hội mới dễ dàng thiết lập đƣợc mối quan hệ với đối tƣợng, đƣợc đối tƣợng tin tƣởng và bộc bạch, chia sẻ. Tin tƣởng vào tiềm năng của con ngƣời, mỗi con ngƣời dù có mắc sai lầm hay rơi vào khó khăn thì họ đều có tiềm năng để vƣợt qua khó khăn, cái cơ bản là nhân viên xã hội cần giúp họ tự tin và

khám phá ra những tiềm năng đó để huy động chúng vào giải quyết vấn đề của bản thân họ. Nhân viên xã hội cần ―trung thực‖ với chính mình và với đối tƣợng, để thấy đƣợc khả năng, giới hạn của mình trong việc giúp đỡ đối tƣợng và để đối tƣợng có sự tin tƣởng vào nhân viên xã hội.

Ngoài ra những phẩm chất đƣợc sinh viên xếp ở mức quan trọng tƣơng đối thấp nhƣ ―đồng cảm với ngƣời khác‖, ―khiêm tốn‖, ―chu đáo, ân cần trong quan hệ với ngƣời khác‖. Những phẩm chất này cần đƣợc chú ý tăng cƣờng hơn trong giáo dục sinh viên, bởi vì đồng cảm với ngƣời khác là biết đặt mình vào vị trí của ngƣời khác để hiểu họ, điều này rất cần thiết đối với nhân viên xã hội. So sánh với kết quả đánh giá của giảng viên thì phẩm chất ―đồng cảm với ngƣời khác‖ đƣợc giảng viên xếp ở mức quan trọng thứ tƣ.

Bảng 3.3: Định hƣớng của sinh viên về phẩm chất đạo đức.

TT Phẩm chất đạo đức Mức độ đánh giá (tỷ lệ %) Điểm trung bình Thứ hạng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng 1. Nhân ái (giàu tình thƣơng

yêu) 66,3 30,7 3,0 0 3,6 3 2. Khoan dung, độ lƣợng (sẵn lòng tha thứ) 38,6 54,4 3,0 0 3,3 9 3. Tƣơng trợ (sẵn lòng giúp đỡ ngƣời khác) 51,5 44,5 4,0 0 3,4 8 4. Tinh thần trách nhiệm 79,2 19,8 1,0 0 3,7 1 5. Tự chủ (biết kiềm chế, có kỷ luật) 60,4 37,6 2,0 0 3,5 5 6. Kiên trì, nhẫn nại 57,4 41,6 1,0 0 3,5 5 7. Tôn trọng nhân cách con

ngƣời

31,4 37,6 1,0 0 3,6 3

9. Tin tƣởng vào tiềm năng của con ngƣời

36,6 61,4 2,0 0 3,3 9 10. Trung thực 41,6 52,5 5,9 0 3,3 9

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị nhân cách của sinh viên chuyên ngành công tác xã hội trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 51)