6. Cấu trúc của luận văn
2.1. Về chính trị
Ngày 25 tháng 12, năm 1991, ngay sau khi Tổng thống Liên Xô Gorbachyov tuyên bố từ chức, Liên bang Xô Viết giải thể, Trung Quốc đã chính thức lên tiếng thừa nhận các quốc gia: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzberkistan, Tajikistan, và Turmenistan là quốc gia độc lập. Từ ngày 02 đến ngày 06 tháng 01 năm 1992, Trung Quốc lần lượt đặt quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với các nước Uzberkistan, Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan và Turmenistan. Có thể nói, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận độc lập và đặt quan hệ ngoại giao với các nước Trung Á. Trung Quốc và các nước Trung Á tích cực duy trì trao đổi các cuộc thăm viếng, tổ chức hội nghị, giao lưu giữa các đảng, các ban ngành, đoàn thể một cách thường xuyên, độ tin cậy chính trị giữa hai bên không ngừng được củng cố và nâng lên. Việc giao lưu hợp tác trên lĩnh vực chính trị giữa Trung Quốc và các nước Trung Á chính là cơ sở và tiền đề để mối quan hệ này hợp tác và phát triển tốt đẹp.
29 2.1.1. Sự cần thiết hợp tác song phương
Việc Trung Quốc và các nước Trung Á phát triển quan hệ hợp tác là nhu cầu bức thiết và có ý nghĩa chiến lược mang tính sâu rộng đối với cả hai bên. Có thể thấy rõ quan hệ đối ngoại của Trung Quốc và các nước Trung Á được quyết định bởi những nhân tố dưới đây:
Nhìn từ góc độ địa chính trị, trước hết Trung Quốc tiếp giáp các nước Trung Á, hai bên có đường biên giới chung lên đến hơn 3300 km. Trung Quốc có chung đường biên giới với Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan, là láng giềng với Uzberkistan và Turmenistan. Hai là, Trung Á là khu vực nằm giữa hai châu lục Á, Âu, chính là con đường giao thông thương mại huyết mạch Đông Tây thời cổ đại – Con đường tơ lụa. Đồng thời, các nước Trung Á đều là các quốc gia nằm sâu trong lục địa, không có cảng biển, trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế ngày nay, việc xây dựng quan hệ kinh tế đối ngoại rộng rãi chính là nhu cầu bức thiết của các quốc gia Trung Á. Để có thể hướng ra được Thái Bình Dương và hướng tới các thị trường kinh tế sôi động ở Châu Á, Trung Quốc chính là con đường giao thông của các nước Trung Á. ①
Sau khi độc lập, các nước Trung Á đều có mong muốn biến khu vực này trở thành “nhịp cầu”, tái hiện lại “Con đường tơ lụa” năm xưa. Trước mắt, các nước Trung Á đang nỗ lực lên kế hoạch trở thành cầu nối giữa phía Đông của Châu Âu với với phía Tây của Trung Quốc. Vì vậy, vị trí địa chính trị đã quyết định quan hệ gắn bó giữa Trung Quốc với các nước Trung Á trong việc cùng nhau xây dựng con đường giao thông vận tải và kinh tế khu vực, quan hệ này giúp cả hai bên đều có lợi.
Nhìn từ góc độ chính trị, sau khi độc lập, các nước Trung Á đều đứng trước nhiệm vụ hết sức nặng nề: củng cố quốc gia độc lập, chấn hưng và phát triển kinh tế đất nước, nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Còn Trung Quốc, từ sau khi tiến hành cải cách và mở cửa, kinh tế phát triển nhanh chóng, tất cả các phương
①
Tôn Trang Chí, “Quan hệ đối ngoại của năm quốc gia Trung Á”, NXB Thế giới đương đại, năm 1999, trang 190.
30
diện khác đều phát triển một cách ổn định. Các nước Trung Á và Trung Quốc đều nỗ lực xây dựng đất nước và nâng cao đời sống nhân dân. Do đó, các nước đều mong muốn có môi trường khu vực và quốc tế ổn định lâu dài để cùng nhau phát triển kinh tế. Trung Quốc với vai trò là nước lớn nhất Châu Á, thành viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, vì vậy nước này đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng quốc tế. Các nước Trung Á với vị trí địa lý được ưu đãi nhiều tài nguyên thiên nhiên nên đóng vai trò quan trọng trong tình hình thế giới hiện đại. Trong chính sách đối ngoại, Trung Quốc rất chú trọng quan hệ đối ngoại với các nước xung quanh. Các nước Trung Á với vị trí địa lý là láng giềng của Trung Quốc nên được Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Như vậy, đối với cả Trung Quốc và các nước Trung Á, việc phát triển quan hệ đối ngoại tốt đẹp là chính sách được cả hai bên hết sức coi trọng.①
Nhìn từ góc độ kinh tế, ngoài ưu thế về địa chính trị, kinh tế giữa Trung Quốc và các nước Trung Á còn có vai trò bổ sung cho nhau, hợp tác kinh tế có tiềm năng to lớn. Hiện nay, Trung Quốc phát triển kinh tế với tốc độ nhanh chóng, sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước xung quanh, trong đó có cả các nước Trung Á ngày càng lớn hơn, Trung Quốc là đối tác thương mại, là nhà đầu tư, là nước viện trợ vô cùng quan trọng của các nước Trung Á, Trung Quốc cũng là thị trường rộng lớn của các nguồn tài nguyên khoáng sản, năng lượng của các nước Trung Á, là cửa khẩu quan trọng trong tuyến giao thông vận tải của các nước Trung Á. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, nhu cầu năng lượng ngày càng lớn hơn, khu vực Trung Á là khu vực với nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản năng lượng phong phú, việc hợp tác năng lượng với Trung Quốc ngày càng chặt chẽ hơn, Trung Á đã trở thành một trong những khu vực cung cấp năng lượng chủ yếu cho vùng phía Tây của Trung Quốc. Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “Đại khai phá miền Tây”, việc hợp tác kinh tế với khu vực Trung Á giúp mở rộng không gian phát triển kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Tân Cương.
①
Bích Quân Độ, Quảng Trường, “Trung Quốc và Trung Á”, NXB Văn Hiến Khoa học xã hội, năm 1999, trang 54.
31
Đồng thời, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế ngày nay, các nước Trung Á có thể thông qua hợp tác kinh tế với Trung Quốc và các quốc gia khác để hội nhập vào trào lưu quốc tế.
Nhìn từ góc độ tôn giáo dân tộc, ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc có các tộc người thiểu số như tộc người Duy Ngô Nhĩ, tộc người Kazakhstan, tộc người Uzberkistan, tộc người Tajikistan, tộc người Erke Zi,… Đây chính là những tộc người ở khu vực Trung Á vượt biên giới sang định cư. Cũng giống như vậy, ở khu vực Trung Á cũng sinh sống tộc người Đông Can, đây chính là tộc người Hồi của Trung Quốc từ thời nhà Thanh. Những tộc người đang sinh sống ở biên giới hai bên đều có ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, thậm chí là quan hệ huyết thống.①
Việc phát triển của Trung Quốc với quan hệ láng giềng với các nước Trung Á đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các dân tộc sống ở gần khu vực này, đặc biệt có ý nghĩa đối với sự ổn định của khu vực Tân Cương, Trung Quốc.
Nhìn từ góc độ an ninh, Trung Quốc và các nước Trung Á có rất nhiều lợi ích và mối quan tâm chung. Trước hết, sau khi độc lập, các nước Trung Á đứng trước những vấn đề hết sức phức tạp như mâu thuẫn nội bộ, quan hệ trong ngoài…, tình hình an ninh khu vực cũng bị đe dọa bởi các nhân tố bất ổn định. Sự ổn định của khu vực Trung Á ảnh hưởng rất lớn tới sự ổn định của khu vực phía Tây Trung Quốc, do đó, Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ hợp tác về mặt an ninh với các nước Trung Á này, sự ra đời của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải chính là bắt nguồn từ việc hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan tới lĩnh vực an ninh của các nước thành viên. Thứ hai, Trung Quốc có đường biên giới chung với các nước Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan, sau 9 năm đàm phán, hai bên đã giải quyết xong vấn đề biên giới đồng thời đặt ra cơ chế để thực hiện và bảo vệ đường biên giới. An ninh và ổn định biên giới là lợi ích chung của cả Trung Quốc và 3 nước láng giềng Trung Á. Ba là, sau khi độc lập, các nước Trung Á thường xuyên bị đe dọa bởi “Ba thế lực”: chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và chủ nghĩa
①
Tôn Trang Chí, “Quan hệ đối ngoại của năm quốc gia Trung Á”, NXB Thế giới đương đại, năm 1999, trang 191
32
khủng bố, Ba thế lực này cũng đe dọa tới an ninh khu vực Tây bắc của Trung Quốc. Trung Quốc cần hợp tác lâu dài với các nước Trung Á để đập tan ba lực lượng này, duy trì môi trường ổn định khu vực. Bốn là, Trung Quốc luôn muốn kìm chế lực lượng Hồi giáo Đông Turkestan gọi tắt là “Đông đột” hoạt động ở Tân Cương, chống chia cắt quốc gia, duy trì an ninh khu vực phía Tây là lợi ích quan trọng trên phương diện an ninh của Trung Quốc. Trung Á là địa bàn hoạt động quan trọng ở nước ngoài của lực lượng “Đông Đột”, do đó, để kìm chế và đập tan lực lượng này, Trung Quốc cần hợp tác lâu dài với các nước Trung Á.
2.1.2. Nguyên tắc phát triển quan hệ Trung Quốc với các nước Trung Á
Các nước Trung Á do có nhiều tương đồng trên các phương diện: lịch sử, tôn giáo dân tộc, ngôn ngữ văn hóa, phong tục tập quán… Do đó, chính sách đối ngoại của các nước này với nước ngoài cũng có rất nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, do vị trí địa lý, tình hình kinh tế chính trị trong nước khác nhau khiến cho các nước này cũng có những đặc điểm riêng trong chính sách đối ngoại của mình.①
Sau khi độc lập, trong Hiến pháp của năm nước Trung Á đều nêu rõ nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại. Những nguyên tắc này bao gồm: “Các nước có chủ quyền bình đẳng, trên cơ sở quan tâm tối đa tới lợi ích của nhau, lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia là cao nhất; Hợp tác với các nước một cách chân thành trên cơ sở tôn trọng lợi ích toàn dân, không phân biệt chế độ chính trị, hình thái ý thức xã hội hay tín ngưỡng tôn giáo; Không sử dụng vũ lực hoặc dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp lẫn nhau, không xâm phạm biên giới quốc gia khác, không can thiệp công việc nội bộ quốc gia khác, giải quyết các vấn đề quốc tế trên nguyên tắc hòa bình; Hợp tác bình đẳng, phát triển quan hệ đối ngoại trên cơ sở vừa hợp tác song phương, vừa hợp tác đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế. Các nước đều nhấn mạnh, mỗi nước đều là một chủ thể có đầy đủ quyền lợi trong quan hệ quốc tế, độc lập tự chủ, thực hiện ngoại giao độc lập, sẵn sàng phát triển quan hệ với tất cả các nước trên thế
①
Triệu Thường Khánh, “Khái quát chung năm nước Trung Á”, NXB Nhật báo kinh tế, năm 1999, Trang 279.
33
giới.”① Các nước Trung Á đã xây dựng quan hệ đối ngoại với các nước khác trên thế giới trong đó có cả Trung Quốc trên cơ sở những nguyên tắc này.
Mỗi nước Trung Á có những đặc điểm riêng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thực lực quốc gia, vì vậy định vị vị trí của mỗi nước trên trường quốc tế cũng không giống nhau, do đó quan điểm đối ngoại, chiến lược ngoại giao cũng có những điểm khác biệt. Trong các nước Trung Á, Kazakhstan là nước có diện tích lớn nhất, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thực lực quốc gia tương đối mạnh. Sau khi độc lập, Kazakhstan rất tích cực hoạt động ngoại giao với các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Trung Quốc, công tác ngoại giao cũng thu được nhiều kết quả. Kazakhstan thực hiện phương châm ngoại giao đa phương, ngoại giao với tư duy đột phá khỏi khu vực, tranh thủ mọi cơ hội để có tiếng nói trong các hoạt động của khu vực và trên trường quốc tế. Uzberkistan lại là nước có dân số đông nhất, đây là nước nằm ở chính giữa khu vực Trung Á, có đường biên giới tiếp giáp với tất cả các nước Trung Á khác, về mặt lịch sử, Uzberkistan từng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và nối liền giao thông của khu vực Trung Á. Uzberkistan cũng là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có sơ sở hạ tầng kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật tương đối phát triển trong khu vực. Do đó, Uzberkistan đang nỗ lực trở thành nước có ảnh hưởng lớn trong khu vực, xây dựng hình tượng nước lớn của khu vực. Trên cơ sở nguyên tắc ngoại giao đa phương, Uzberkistan coi trọng hàng đầu quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng, đặc biệt coi trọng việc hợp tác kinh tế với các nước khác trong khu vực. Kyrgyzstan là nước có diện tích lãnh thổ tương đối nhỏ, dân số ít nhất, và quốc lực tương đối yếu trong số năm nước Trung Á. Kyrgyzstan thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình trung lập. Sau khi tách khỏi Liên Xô, Kyrgyzstan vẫn không thể thoát khỏi khó khăn về kinh tế, do đó, trên cơ sở chính sách ngoại giao đa phương có trọng tâm trọng điểm, Kyrgyzstan muốn thoát khỏi tình trạng khó khăn về kinh tế, tìm kiếm nguồn viện trợ, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, đây chính là một trong những đặc điểm của chính sách ngoại giao Kyrgyzstan. Nước có diện tích nhỏ nhất Trung Á là Tajikistan, sau khi tách khỏi
①
34
Liên Xô, tình trạng nội chiến liên tục và vấn đề mất bất ổn an ninh đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc phát triển kinh tế và ổn định đất nước. Hiện nay, Tajikistan là một trong những quốc gia nghèo nhất Trung Á và cả trên thế giới, do đó, chính sách ngoại giao của nước này là chính sách ngoại giao đa phương với trọng tâm là duy trì an ninh và ổn định đất nước. Turmenistan là quốc gia nằm ở Tây Nam của Trung Á với nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí thiên nhiên phong phú, nguồn tài nguyên này mang lại cuộc sống ấm no cho người dân đồng thời khiến quốc gia này trở thành một trong những nước được các nước lớn chú ý. Sau khi độc lập, Turmenistan tích cực thực hiện chính sách đối ngoại trung lập, phương châm đối ngoại của Turmenistan là tập trung phát triển kinh tế, quan điểm chính trị trung lập①. Nguyên tắc đối ngoại là trung lập và mở cửa.
Do quan hệ đặc biệt về mặt lịch sử giữa các nước Trung Á với Nga, quan hệ gắn bó mật thiết với các nước thuộc Liên Xô cũ, sau khi độc lập, các nước này mong muốn phát triển kinh tế đất nước, muốn thu hút nguồn đầu tư và khoa học công nghệ của các nước phát triển phương Tây, thêm vào đó, các nước này lại chịu ảnh hưởng to lớn của Đạo Islam, vì vậy đối với các nước Trung Á mà nói, Trung Quốc không chiếm vị trí quan trọng nhất trong địa chính trị của các nước này. Cũng giống như vậy, trong chiến lược địa chính trị của Trung Quốc, các nước Trung Á cũng không phải ở vị trí quan trọng nhất. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới việc phát triển quan hệ hai bên giữa Trung Quốc và các nước Trung Á. Có thể thấy, giữa Trung Quốc và các nước Trung Á, mỗi bên đều chiếm vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược ngoại giao của bên kia.
Quan điểm cơ bản của các nước Trung Á trong phát triển mối quan hệ với Trung Quốc là: “Duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị, mở rộng hợp tác kinh tế, tranh thủ vị thế trên trường quốc tế và ảnh hưởng của Trung Quốc để giành được sự ủng hộ, cân bằng ảnh hưởng của Nga và giới Islam, bảo đảm hòa bình, an ninh của quốc gia và khu vực”. Phương châm chủ yếu trong chính sách của các nước Trung Á với Trung Quốc có thể khái quát bằng những nội dung dưới đây:
①