Tầm quan trọng của hợp tác năng lượng song phương

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 73)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Tầm quan trọng của hợp tác năng lượng song phương

Dầu lửa đã, đang và sẽ trở thành câu chuyện quan trọng hàng đầu liên quan đến an ninh và phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc tích cực thúc đẩy triển khai chính sách ngoại giao năng lượng rộng khắp các châu lục nhằm phục vụ nhu cầu năng lượng ngày càng cao. Trung Á - “rốn dầu” của thế giới, đồng thời tiếp giáp với một số vùng “lợi ích cốt lõi” - có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Trung Quốc.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc những năm gần đây là một trong những lý do dẫn đến nhu cầu năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế, quốc phòng và đời sống người dân ở Trung Quốc gia tăng và tình trạng mất cân bằng cung cầu dầu lửa cũng như mức độ phụ thuộc của Trung Quốc với bên ngoài vào dầu lửa ngày càng lớn.

Đối với Trung Quốc

Việc hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc với các nước Trung Á đã làm thay đổi con đường nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc chỉ duy nhất bằng đường biển trước đây, khiến con đường nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc được đa dạng hóa, điều này rất có lợi cho việc bảo đảm an ninh năng lượng của Trung Quốc,

74

đồng thời cũng giúp tối ưu hóa cơ cấu sử dụng năng lượng của Trung Quốc, tăng tỷ lệ sử dụng nguồn năng lượng từ các loại khí đốt tự nhiên trong tỷ trọng các nguồn năng lượng tiêu dùng, là điều kiện bảo đảm cho kinh tế Trung Quốc phát triển ổn định, bền vững.

Như vậy, Trung Quốc triển khai chính sách ngoại giao năng lượng tại khu vực Trung Á là nhằm tăng cường đảm bảo ổn định nguồn cung năng lượng, thông qua việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng cho vùng Đông Bắc Trung Quốc, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Đông.

Khu vực Trung Á có mối quan hệ mật thiết với chiến lược “Đại khai phá miền tây” của Trung Quốc. Đó là bởi, vùng phía Tây của Trung Quốc có đường biên giới hơn 3000 km tiếp giáp với khu vực Trung Á, về mặt lịch sử, hai bên đã có mối giao thương qua lại hàng nghìn năm, “Con đường tơ lụa” thời xưa chính là minh chứng cho việc hợp tác kinh tế giữa hai bên; ở khu vực xung quanh đường biên giới này, có đông đảo nhân dân các dân tộc ở hai bên biên giới sang sinh sống, họ có ngôn ngữ và tôn giáo tương đồng, phong tục tập quán khá giống nhau. Như vậy, hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và các nước Trung Á góp phần gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế, chính trị với các nước Trung Á. Thông qua các hoạt động ngoại giao năng lượng, Trung Quốc muốn hướng tới việc tăng cường liên kết về thương mại, đầu tư không chỉ trong lĩnh vực năng lượng mà còn nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân, tạo thế phụ thuộc lẫn nhau và tạo cơ sở vững chắc cho việc thiết lập quan hệ chiến lược giữa Trung Quốc với các nước Trung Á phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc.

Tiếp theo là hậu thuẫn cho chiến lược phát triển miền Tây của Trung Quốc. Trong số các quốc gia Trung Á, có tới 4 nước và Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, cùng có chung mục tiêu hợp tác phát triển kinh tế và chống “Ba thế lực”; khu vực phía tây của Trung Quốc và các nước Trung Á về mặt kinh tế có mối quan hệ vừa hỗ trợ lại vừa cạnh tranh với nhau, về mặt chính trị, xã hội cũng có rất nhiều vấn đề tồn tại trong mối quan hệ đan xen. Cùng với đó, khu vực Tân Cương của Trung Quốc tiếp giáp với Khu vực Trung Á cũng đang trong

75

giai đoạn phát triển mạnh mẽ, việc hợp tác với các nước Trung Á chính là góp phần làm ổn định trật tự xã hội và biên giới lãnh thổ của Trung Quốc ở khu vực này. Các đường ống dẫn dầu khí lớn từ Trung Á tới Trung Quốc đều đi qua tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, sau đó nối với hệ thống đường ống nội địa để cung cấp năng lượng cho các thành phố lớn của Trung Quốc…Việc này vừa phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh tế tại phía Tây đồng thời tăng cường quan hệ song phương với các nước Trung Á nhằm ngăn chặn ly khai, sắc tộc, khủng bố tại Tân Cương.

Thêm vào đó, quan hệ với các nước Trung Á càng nồng ấm, càng chặt chẽ sẽ giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng và cạnh tranh với các nước lớn khác tại Trung Á, một vị trí địa chiến lược đặc biệt, là địa bàn diễn ra cuộc cạnh tranh địa chính trị của nhiều cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản, EU, Ấn Độ.

Đối với các nƣớc Trung Á

Mặc dù khu vực này với vị trí đặc thù và nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú đang được các cường quốc trên thế giới tranh giành, tuy nhiên hợp tác năng lượng với Trung Quốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trung Quốc đang trỗi dậy với thị trường tiêu thụ năng lượng rất to lớn, Trung Quốc sẽ đảm bảo là bạn hàng ổn định với các nước Trung Á, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu năng lượng của các nước này, điều này rất có ý nghĩa với kinh tế các nước Trung Á phát triển ổn định. Ngoài việc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, Trung Quốc còn đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng giúp các nước này, hợp tác thương mại mậu dịch cũng không ngừng được nâng lên, hợp tác khoa học kỹ thuật, giao lưu văn hóa cũng liên tục được đẩy mạnh và có hiệu quả. Bên cạnh đó, hợp tác với Trung Quốc còn giúp các nước Trung Á giữ thế cân bằng với các nước lớn khác như Nga, Mỹ, bảo đảm an ninh và ổn định khu vực.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 73)