Tình hình hợp tác năng lượng song phương

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 75)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Tình hình hợp tác năng lượng song phương

(1) Hợp tác năng lượng Trung Quốc – Kazakhstan

Năm 1997, Trung Quốc và Kazakhstan bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, hai nước đã ký “Hiệp định giữa chính phủ hai nước về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí”, Tổng công ty Dầu khí Trung Quốc đã ký kết với Bộ Tài nguyên Khoáng

76

sản và năng lượng quốc gia Kazakhstan Hiệp định về các hạng mục phát triển các giếng dầu và xây dựng đường ống dẫn dầu.

Tháng 5 năm 2004, trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Kazakhstan Nazarbayev tới Trung Quốc, hai bên đã ký kết hàng loạt các văn kiện như: “Hiệp định về việc thành lập Ủy ban Hợp tác Trung Quốc – Kazakhstan”, “Hiệp định khung về hợp tác phát triển toàn diễn trong lĩnh vực dầu khí”, “Hiệp định hợp tác thương mại mậu dịch” giữa Chính phủ nước Cộng hòa Kazakhstan và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, “Hiệp định giữa Công ty Dầu khí Trung Quốc và Công ty Cổ phần Dầu khí quốc gia Kazakhstan về những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng đường ống dẫn dầu từ Atasu của Kazakhstan tới Alashan của Trung Quốc”…

Năm 2005, Trung Quốc và Kazakhstan tuyên bố xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, mở ra hướng đi mới trong phát triển quan hệ giữa hai nước trong thế kỷ mới. Hai nước đã tích cực hợp tác trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Diễn đàn tăng cường hợp tác và tin cậy châu Á… các lĩnh vực hợp tác như kinh tế, năng lượng, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục không ngừng được mở rộng. Trong đó, hợp tác năng lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hợp tác kinh tế song phương.

Ngày 28/10/2008, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tới thăm chính thức Kazakhstan 3 ngày. Hai bên đã ra tuyên bố chung, khẳng định mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, mối quan hệ chặt chẽ này đang đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên đặc biệt là kinh tế và năng lượng.①

Tuyên bố chung Trung Quốc-Kazakhstan nhất trí duy trì sự phát triển bền vững của các hoạt động thương mại và thúc đẩy việc thực thi các chương trình hợp tác quan trọng như những ưu tiên hợp tác kinh tế và thương mại song phương.

Tuy nhiên, điểm nổi bật của chuyến thăm là khía cạnh khác, năng lượng là nội dung trọng tâm của chuyến thăm 3 ngày của ông Ôn Gia Bảo tới Kazakhstan. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc-Kazakhstan đã nhất trí đẩy mạnh dự án hợp tác năng

Thủ tướng Trung Quốc thăm Nga và Kazakhstan

77

lượng và bảo đảm hoàn thành dự án đường ống dẫn khí đốt giữa hai quốc gia vào cuối năm 2009. Cùng với đó là một số dự án hợp tác khác trong lĩnh vực dầu mỏ.

Xét trên thực tế, cả hai bên đều muốn đẩy mạnh các hoạt động hợp tác năng lượng, khi nó đem lại lợi ích song phương cho Astana và Bắc Kinh. Trung Quốc với tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh, nền kinh tế tăng trưởng trung bình hơn 10% cần tới một nguồn năng lượng khổng lồ đáp ứng như cầu hoạt động cho cả guồng máy. Trong khi đó, các thị trường châu Phi, Trung Đông dù còn nhiều tiềm năng, nhưng đều có những mặt hạn chế nhất định. Kazakhstan với trữ lượng dầu mỏ, khí đốt nằm trong Top 20 thế giới, chính là một trong những đối tác tiềm năng nhất của Trung Quốc trong một tương lai không xa.

Kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã, Kazakhstan đã tăng sản lượng dầu gấp đôi lên 1 triệu thùng/ngày. Không dừng ở đó, Kazakhstan còn có tham vọng tăng sản lượng này lên gấp 3 trong một hay 2 thập kỷ tới.

Các yếu tố này đã khiến Trung Quốc và Kazakhstan ngày càng xích lại gần nhau. “Cái bắt tay” giữa Trung Quốc-Kazakhstan còn trở nên chặt chẽ hơn khi mới đâu hai nước tiến hành một cuộc tập trận chung chống chủ nghĩa khủng bố với mục đích “tăng cường” hơn nữa mối quan hệ an ninh giữa hai quốc gia.

Tháng 04/2012 Trung Quốc và Kazakhstan đã nhất trí tăng cường hợp tác song phương, đặc biệt trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và giao thông.

Thông cáo chung được đưa ra ngày 2/4/2012 sau cuộc gặp định kỳ đầu tiên giữa Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Kazakhstan Karim Masimov diễn ra tại Bắc Kinh nhấn mạnh hai bên đánh giá cao những kết quả đạt được trong quá trình hợp tác thương mại song phương, đồng thời cam kết phát huy hơn nữa tiềm năng hợp tác giữa hai nước.①

Hai bên đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 40 tỷ USD trước năm 2015. Hai bên cũng nhất trí tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thúc đẩy đầu tư giữa hai nước.

Trung Quốc-Kazakhstan triển khai cơ chế hội nghị thường k - Báo Mới

78

(2). Hợp tác năng lượng Trung Quốc – Turkmenistan

Hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và Turkmenistan bắt đầu từ năm 1997. Công ty Quốc tế dầu khí Trung Quốc, trực thuộc Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đã xuất khẩu các máy móc thiết bị như các giàn khoan dầu khí cho Tập đoàn khí tự nhiên quốc gia Turkmenistan, đồng thời xây dựng các xí nghiệp phục vụ sửa chữa máy móc trong ngành dầu khí.

Ngoài lĩnh vực trên, việc hợp tác giữa hai nước còn tập trung vào hợp tác trong lĩnh vực khí thiến nhiên. Tháng 4/2006, Tổng thống Turmenistan Niyazov đã tới thăm chính thức Trung Quốc, hai nước đã kí kết các hiệp định liên quan tới việc xây dựng đường ống dẫn khí và hợp đồng bán khí thiên nhiên giữa Turkmenistan và Trung Quốc. Trong Hiệp định đã chỉ rõ, trong vòng 30 năm kể từ năm 2009, mỗi năm Trung Quốc sẽ mua 30 tỷ m3 khí thiên nhiên từ Turkmenistan. Bên cạnh đó, hai nước còn ký kết về gói cho vay ưu đãi của Trung Quốc dành cho Turkmenistan trong khuôn khổ hiệp định, Turkmenistan đặt mua các máy móc thiết bị dầu khí từ Trung Quốc. Với rất nhiều nỗ lực, hiện nay, Trung Quốc đã trở thành nước cung ứng máy móc thiết bị lớn nhất cho Turkmenistan. ①

Tháng 7/2007, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Turkmenistan Berdymukhamedov, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc đã ký hợp đồng mua khí thiên nhiên của Tập đoàn khí thiên nhiên quốc gia Turkmenistan. Tháng 8/2009, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tới thăm Turkmenistan, lãnh đạo hai nước tuyên bố, sản lượng khí thiên nhiên xuất khẩu từ Turkmenistan sang Trung Quốc sẽ tăng 10 tỷ m3 mỗi năm, tổng sản lượng khí thiên nhiên xuất khẩu tăng lên 40 tỷ m3/năm.

Trong năm 2009, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng đường ống nhiều tỷ USD giữa Turkmenistan và Trung Quốc. Đường ống dài 1.840 km này dẫn qua các nước láng giềng Uzbekistan và Kazakhstan, và sẽ vận chuyển dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đến Tân Cương. Trong năm 2012, Turkmenistan đã trở thành nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên chính của Trung Quốc, cung cấp hơn 50% lượng nhập khẩu khí

Một số nét về hợp tác năng lương giữa Trung Quốc và Trung Á, Lưu Lỗi, Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc.

79

đốt của Trung Quốc. Theo Tiêu Thanh Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Ashgabat, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Turkmenistan sang Trung Quốc sẽ tăng lên 65 tỷ m 3 vào năm 2020. Turkmenistan hiện có trữ lượng khí đốt lớn thứ tư trên thế giới. Hơn nữa, Iran , quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt lớn thứ ba trên thế giới, cũng đã nối với Turkmenistan bằng đường ống dẫn. Do đó, đường ống Turkmenistan-Trung Quốc cuối cùng có thể liên kết với Iran.

Tháng 9/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm Turkmenistan, hai bên đã ký kết hiệp định trong đó Turkmenistan tăng khối lượng khí đốt cung cấp cho Trung Quốc lên 65 tỷ m3 mỗi năm, trong đó 25 tỷ m3 được khai thác từ mỏ khí đốt Galkinish lớn nhất của Turkmenistan, mà Bắc Kinh đã đầu tư 8 tỷ USD để phát triển. Tổng thống Turkmenistan, Gurbaguly Berdimuhamedov, và Chủ tịch Tập Cận Bình đã khởi động hoạt động khai thác của mỏ khí đốt lớn thứ hai trên thế giới này.①

(3). Hợp tác năng lượng Trung Quốc – Uzbekistan

Hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và Uzbekistan hiện nay chủ yếu tập trung trong lĩnh vực khai thác thăm dò và quản lý đường ống dẫn khí tự nhiên đi qua Uzbekistan. Tháng 6 năm 2004, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tới thăm Uzbekistan, Tập đoàn dầu khí hai nước đã ký kết các hợp đồng về hợp tác dầu khí. Tháng 6 năm 2006, hai bên đã ký Hiệp định về thăm dò dầu khí, hiệp định nêu rõ, khi phát hiện ra giếng dầu, hai bên sẽ xây dựng công ty hợp doanh để cùng nhau khai thác với cổ phần 50%.②

Ngày 13 tháng 12 năm 2009, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov và Tổng thống Kazakhstan Nyasyltan Nazarbaev đã tới Asghabat theo lời mời của Tổng thống Gyrbanguly Berdymuhamedov nhằm thảo luận về triển vọng tăng cường hợp tác năng lượng giữa bốn quốc gia này. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh ngày 14/12, bốn nhà lãnh đạo này cùng nhau cắt băng khánh thành “tuyến đường ống dẫn khí đốt thế kỷ” nối liền khu mỏ khai thác khí đốt Samandep của Turkmenistan với thị trường tiêu thụ năng lượng khổng lồ Trung

Duy Trinh “Trung Quốc dần lấy mất ảnh hưởng của Nga tại Trung Á”, Báo Dân Trí, 10/9/2013

80

Quốc, đi qua lãnh thổ hai nước Uzbekistan và Kazakhstan. Với chiều dài gần 7.000 km, tuyến đường ống dẫn khí đốt Trung Quốc - Trung Á này cho phép Turkmenistan cung cấp cho Trung Quốc công suất tối đa 40 tỷ m3

khí đốt/năm vào năm 2012. Tuyến đường ống dẫn khí đốt này là một minh chứng hùng hồn cho sự hợp tác đa phương ở khu vực Trung Á và có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội giữa bốn quốc gia tham gia dự án này.①

Tháng 9/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến công du

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)