Về quân sự, an ninh

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 56)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Về quân sự, an ninh

Vấn đề quân sự và an ninh là vấn đề có liên quan tới lợi ích cốt lõi trong quan hệ song phương giữa Trung Quốc và các nước Trung Á. Hợp tác song phương trong lĩnh vực này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo ổn định và an ninh cho mỗi nước cũng như toàn khu vực. Sau khi các nước Trung Á tuyên bố độc lập, các nước đều phải trải qua rất nhiều thử thách khắc nghiệt trên phương diện quân sự an ninh và được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Khu vực Trung Á nằm ở phía Tây của Trung Quốc, hai bên có đường biên giới chung hơn 3000 km, vì vậy an ninh khu vực Trung Á có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh khu vực phía Tây của Trung Quốc. Trung Quốc ý thức sâu sắc rằng bảo vệ an ninh khu vực Trung Á cũng chính là bảo vệ an ninh của chính mình. Chính vì thế, ngay khi các nước Trung Á tuyên bố độc lập, Trung Quốc đã đặt quan hệ ngoại giao và hợp tác chặt chẽ với các nước Trung Á trong lĩnh vực quân sự, an ninh. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được thành lập đã giúp Trung Quốc, Nga và các nước Trung Á tạo thành một khối về hợp tác trong lĩnh vực an ninh.

Đối với các nước Trung Á, sau khi độc lập phải đối mặt với nhiệm vụ hết sức nặng nề là xây dựng chủ quyền và độc lập quốc gia, do đó, vấn đề ổn định và an ninh khu vực đóng vai trò hết sức quan trọng. Trung Á là một khu vực có tình hình phức tạp, mâu thuẫn đan xen, khả năng bảo vệ an ninh của bản thân các nước Trung

57

Á rất yếu kém. Trung Á còn phải đối mặt với những thách thức phi truyền thống, đó chính là các hoạt động khủng bố, vấn đề chia rẽ dân tộc, vấn đề buôn lậu vũ khí có tính sát thương cao, thuốc phiện, môi trường…

Đối với Trung Quốc, quan hệ an ninh đóng vai trò hàng đầu trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á, mà trong các quan hệ an ninh, bảo đảm an ninh biên giới và chống chủ nghĩa chia cắt dân tộc là vấn đề cốt yếu nhất. Sau khi Liên Xô tan rã, các nước Trung Á tuyên bố độc lập, vấn đề biên giới tiếp tục được Trung Quốc đàm phán giải quyết với các nước Trung Á và đã giải quyết dứt điểm vào những năm 90 của thế kỷ 20. Trung Quốc còn cùng các nước Trung Á chống “Ba thế lực”, chống “Đông đột” với các hoạt động nhằm chia cắt Tân Cương khỏi Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, đây là vấn đề an ninh nổi bật cuối những năm 90.

Hợp tác quân sự, an ninh nhằm đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh tế

(1). Hợp tác quân sự chống “Ba thế lực”

Về vấn đề an ninh, các nước Trung Á bị uy hiếp nghiêm trọng bởi “Ba thế lực”, đó là: thế lực tôn giáo cực đoan, thế lực chia cắt dân tộc và chủ nghĩa khủng bố quốc tế. “Một mặt, chúng áp dụng các phương thức khủng bố để tấn công, nhằm đạt được mục tiêu khủng bố và uy hiếp, sẵn sàng áp dụng các hoạt động khủng bố với người dân, chúng sử dụng các thủ đoạn như đánh bom liều chết, cố gắng tạo ra môi trường khủng bố; mặt khác, chủ nghĩa cực đoan không quan tâm gì tới việc cải cách chính quyền mà chỉ tuyên truyền cái gọi là nhà nước Islam nhằm mê hoặc người dân, giành sự ủng hộ”.①

Sau khi các nước Trung Á độc lập, các thế lực tôn giáo đã đẩy mạnh hoạt động, hoạt động của các thế lực này còn can dự cả vào chính sự quốc gia, thậm chí cổ xúy cho hoạt động thánh chiến, tiêu diệt các giáo đồ dị giáo, trở thành mối đe dọa thực sự đối với ổn định chính trị và xã hội ở khu vực này.

① Boris Rumen, “Central Asia at the End of the Tratrisition”, (New York: Armonk N.Y. M.E. Sharpe, 2005), p. 154

58

Đứng trước tình hình trên, các nước Trung Á đã thấy rõ những nguy cơ phải đối mặt, bắt đầu thực hiện tấn công các thế lực này, tuy nhiên do chính quyền còn nhiều yếu kém nên việc những nỗ lực của chính phủ gặp rất nhiều khó khăn.

Ở Trung Quốc có thế lực “Đông Đột” hoạt động mạnh mẽ nhằm tách Tân Cương ra khỏi Trung Quốc, ý định xây dựng nhà nước độc lập, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh khu vực và ổn định khu vực phía Tây Trung Quốc. Đại bản doanh của thế lực này đóng ở khu vực Trung Á, muốn tiêu diệt triệt để thế lực này, Trung Quốc cần tăng cường hợp tác với các nước Trung Á, đó là lựa chọn tất nhiên. Vì vậy việc hai bên hợp tác về an ninh là vì lợi ích chung của mỗi nước.

Hoạt động chống “Ba thế lực” được hai bên hợp tác rất chặt chẽ trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Hai bên tích cực áp dụng các biện pháp như: tiến hành diễn tập chống khủng bố liên hợp, thực hiện các chiến dịch truy quét khủng bố xuyên quốc gia.

Về mặt bản chất, việc hợp tác giữa Trung Quốc với các nước Trung Á vì lợi ích chung của cả hai bên, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định khu vực, chống sự phá hoại của chủ nghĩa khủng bố, cực đoan, vì vậy hoạt động hợp tác này vấn tiếp tục duy trì và ngày càng chặt chẽ giữa hai bên.

(2). Tăng cường hợp tác quân sự giúp cho kinh tế phát triển thuận lợi

Hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và các nước Trung Á tuy có nhiều biến động, song nhìn một cách tổng thể vẫn duy trì phát triển ổn định. Kim ngạch thương mại hai chiều không ngừng tăng lên, đặc biệt là từ khi bước vào thế kỷ XXI. Tuy nhiên, hợp tác kinh tế giữa hai bên vẫn còn có những trở ngại, một trong những vấn đề đó là an ninh trong vận chuyển hàng hóa. Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế, sự tin cậy về chính trị, quan hệ về kinh tế ngày càng sâu sắc, chủ nghĩa khủng bố không chỉ sử dụng các thủ đoạn để làm mất trật tự xã hội, chúng còn thực hiện các hành động khác như phá hoại cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nhằm cản trở quan hệ kinh tế song phương. Mục tiêu của chúng là đường ống dẫn dầu, các tuyến quốc lộ, các kho tàng, bến bãi. Giao thông vận tải được tăng cường, an ninh vận tải được

59

bảo đảm, đó là điều kiện cần thiết để phát triển thương mại song phương. Do đó, việc hợp tác quân sự, an ninh là nhu cầu tất yếu để giúp kinh tế phát triển thuận lợi.

2.4. Giao lƣu văn hoá

Trung Quốc là một nước lớn, bên cạnh sức mạnh quân sự và kinh tế, thì sức mạnh mềm văn hóa cũng là một công cụ quan trọng để Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao mở rộng ảnh hưởng của mình. Cái gọi là sức mạnh mềm chính là “khả năng hướng tới mục tiêu bằng sức hấp dẫn của mình chứ không phải bằng cách cưỡng ép trong các công việc quốc tế” ①

. Việc xem xét sức mạnh mềm của một quốc gia được căn cứ vào ba nguồn chính: sức thu hút quốc tế của nguồn lực văn hóa, khả năng ảnh hưởng của chính sách ngoại giao và sự lan tỏa giá trị văn hóa của quốc gia đó trên thế giới. Với thế mạnh sẵn có của một nền văn minh lâu đời, Trung Quốc đã coi văn hóa là cửa ngõ để tiếp cận các nguồn lực khác.

Sau khi đã gia tăng “sức mạnh cứng”, cả trên bình diện kinh tế và quân sự, Trung Quốc đang dành mối quan tâm lớn hơn cho “sức mạnh mềm” của mình. Trong Văn kiện đại hội lần thứ XVII, Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên khẳng định, sức mạnh mềm là bộ phận cấu thành quan trọng của sức mạnh tổng hợp quốc gia cũng như sức cạnh tranh quốc tế của đất nước. Theo đó: “trong thời đại ngày nay, vai trò của văn hóa trong cạnh tranh sức mạnh tổng hợp của đất nước ngày càng tăng. Ai chiếm cứ được đỉnh cao của phát triển văn hóa, người đó có thể nắm quyền chủ động trong cuộc cạnh tranh quyết liệt này” ②, đồng thời xác định, muốn nâng cao sức mạnh và tầm ảnh hưởng của văn hóa, “phải vực dậy sức sống, sức sáng tạo của văn hóa toàn dân tộc, nâng cao sức mạnh mềm của văn hóa quốc gia”.

Chiến lược nâng cao sức mạnh mềm thông qua văn hóa của Trung Quốc tập trung vào ba hướng cơ bản. Một là, nhận thức toàn diện văn hoá Trung Hoa, truyền bá các giá trị văn hóa phổ biến nhằm tăng cường sức ảnh hưởng quốc tế của văn hóa Trung Hoa. Hai là, tích cực thúc đẩy sáng tạo, hiện đại hóa văn hóa truyền thống.

Joseph S. Nye và William Owens, America „s Information Edge, Foreing Affairs, March/April 1996, p.21.

60

Ba là, tăng cường giao lưu đối ngoại, thúc đẩy văn hóa Trung Hoa hướng ra thế giới. Việc Trung Quốc ngày càng sử dụng rộng rãi hơn sức mạnh mềm văn hóa sẽ giúp quốc gia này khai thác được những lợi thế cơ bản của nguồn lực văn hóa.

Trước hết, đó là lợi thế của một nền văn hóa truyền thống đầy sức hấp dẫn đối với thế giới, Trung Quốc đã và đang phát huy tốt lợi thế về bề dày lịch sử, giá trị tinh hoa với hạt nhân là văn minh Nho giáo, tích cực tiến sâu vào địa hạt văn hóa đại chúng toàn cầu, đó là một loại quyền lực giúp nước này gia tăng ảnh hưởng, sức cạnh tranh, từ đó giành được nhiều quyền chủ động hơn trong các công việc chi phối quốc tế.

Giao lưu văn hóa đang trở thành bộ phận trọng tâm trong hoạt động ngoại giao văn hóa của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI. Nghệ thuật và văn hóa truyền thống Trung Quốc như giải thích quan hệ giữa con người với tự nhiên, thư pháp, hội họa, võ thuật, ẩm thực, trang phục, điện ảnh… từ lâu được nhiều người trên thế giới quan tâm, tìm hiểu. Nhận thức được lợi thế văn hóa của mình, Trung Quốc đã coi các hoạt động này là điểm nhấn trong đối ngoại và giao lưu văn hóa. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng rất chú trọng tới gia tăng sức mạnh mềm thông qua trao đổi giáo dục, khoa học kỹ thuật, quảng bá ngôn ngữ, du lịch, truyền thông, xuất khẩu các sản phẩm văn hóa.

Việc hợp tác và giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và các nước Trung Á cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

Về thuận lợi, trước hết Trung Quốc có quan hệ chính trị khá tốt với các nước Trung Á, các nước đều chú trọng tới việc hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hóa giữa hai bên. Hai là, Trung Quốc và các nước Trung Á có lịch sử giao lưu văn hóa từ lâu đời, hai bên đều có những kho văn hóa phong phú có giá trị cao. Sau cải cách mở cửa, Trung Quốc đặc biệt chú trọng phát triển, truyền bá văn hóa của mình ra thế giới, với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật tiên tiến và thông tin liên lạc hiện đại nên về mặt giao lưu văn hóa cũng là một thế mạnh của Trung Quốc. Còn các nước Trung Á có nền văn hóa đặc sắc riêng, có sức cuốn hút cao. Ba là, ở khu vực phía tây Trung Quốc, nơi tiếp giáp với các nước

61

Trung Á là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc thiểu số và các dân tộc từ bên kia biên giới sang với sự đa dạng ngôn ngữ, văn hóa dân tộc và hình thức nghệ thuật, do chịu ảnh hưởng từ các môi trường văn hóa đa dạng nên về mặt hình thức và nội dung có đặc điểm và phong cách riêng, do đó có sức cuốn hút đặc biệt lẫn nhau. Bốn là, Trung Quốc tiếp giáp với các nước Trung Á nên thuận lợi trong việc triển khai các hoạt động giao lưu văn hóa song phương.

Bên cạnh đó, những khó khăn hai bên gặp phải trong quá trình giao lưu văn hóa bao gồm: trước hết, việc giao lưu và hợp tác văn hóa cần nguồn kinh phí bảo đảm. Cả Trung Quốc và các nước Trung Á đều đang tập trung nguồn lực vào phát triển nền kinh tế, vì vậy nguồn kinh phí bảo đảm cho giao lưu văn hóa cũng còn khá hạn chế. Tiếp theo, để hợp tác giao lưu văn hóa, cần có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các đơn vị, các bộ ngành liên quan. Tuy nhiên, sự phát triển giữa hai bên có sự chênh lệch nhất định nên việc giao lưu cũng chưa thể đồng bộ được. Cuối cùng là sự chống phá của “Ba thế lực” cũng gây khó khăn nhất định trong hợp tác văn hóa giữa hai bên.

2.5. Quan hệ Trung Quốc- Trung Á trong Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải (SCO)

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là một tổ chức an ninh chung liên chính phủ được thành lập năm 2001 bởi lãnh đạo các quốc gia: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tasjikistan. Ngoại trừ Uzbekistan, các quốc gia khác đã là thành viên của Nhóm Thượng Hải 5, được thành lập năm 1996. Sau khi kết nạp Uzbekistan năm 2001, các nước thành viên đã đổi tên tổ chức thành tên như hiện nay.

SCO được hình thành theo sáng kiến của Bắc Kinh với nhiệm vụ ban đầu là giải quyết những vấn đề biên giới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng thuộc Liên Xô (cũ) gồm: Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan. Chính thức được thành lập sau khi kết nạp thêm Uzbekistan, SCO có thêm nhiệm vụ mới là chống ma túy, chủ nghĩa khủng bố và ly khai trong khu vực. Vào năm 2003, SCO còn hoạt động nhằm hỗ trợ và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên.

62

Năm 2005, thông qua việc cấp “Quy chế quan sát viên” cho các nước gồm: Ấn Độ, Pakistan, Iran và Mông Cổ, SCO đã mở rộng được ảnh hưởng của mình không chỉ ở Trung Á mà còn cả ở các nước Nam Á. Hiện nay, cả Iran, Ấn Độ và Pakistan đều mong muốn trở thành thành viên của tổ chức này.

2.5.1. Hợp tác kinh tế

Hợp tác kinh tế trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của bản thân Tổ chức và sự phát triển của kinh tế toàn bộ khu vực. Kể từ khi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải thành lập đến nay, hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và các nước Trung Á đã giành được những kết quả rất tốt đẹp.

2.5.1.1. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải thúc đẩy quá trình hợp tác phát triển

(1). Xây dựng cơ chế hợp tác kinh tế

Tháng 9 năm 2001, Thủ tướng của 6 quốc gia đã có buổi họp đầu tiên tại thủ đô Alma-Ata của Kazakhstan, chính thức xác định cơ chế Thủ tướng Chính phủ các nước của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải mỗi năm họp một lần. Tháng 5 năm 2002, Bộ trưởng Thương mại các nước thành viên lần đầu tiên họp tại Thượng Hải, chính thức khởi động cơ chế họp cấp Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên và đàm phán làm sao để đầu tư thương mại một cách thuận lợi. Bộ trưởng 6 nước thành viên đã ký vào “Nghị định thư của giữa chính phủ các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải về mục tiêu, phương hướng cơ bản của hợp tác kinh tế khu vực và bản ghi nhớ tiến trình khởi động thương mại và đầu tư một cách thuận lợi”, trong đó xác định cơ chế và trình tự làm việc của tổ công tác chuyên môn và các thành viên Ủy ban cấp cao trong Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế. Tháng 11 năm 2002, chính thức khởi động cơ chế họp Bộ trưởng Giao thông. Tháng 9 năm 2003, sau Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế lần thứ hai, đã thành lập 5 tổ công tác chuyên môn là: tổ công tác Thương mại và điện tử, tổ công tác thuế quan, tổ công tác trình tự thẩm định tiêu chuẩn và

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)