Hợp tác an ninh

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 66)

6. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Hợp tác an ninh

Ngày 15 tháng 6 năm 2001, trong buổi thành lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, 6 nước đã ký “Công ước Thượng Hải chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan”, là một dấu mốc quan trọng trong hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực quân sự, an ninh. Từ đó, các hoạt động xây dựng pháp quy, cơ chế và triển khai liên hợp chống khủng bố được triển khai một cách toàn diện. Từ năm 2006 đến nay, hợp tác chống “Ba thế lực” ngày càng đi vào giai đoạn cụ thể hóa. Các nước đã ký vào các văn bản như: “Cương yếu hợp tác từ năm 2007 đến năm 2009 của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải trong chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan”, “Các quy định về thứ tự thực hiện hành động chống hoạt động khủng bố của các nước thành viên trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải”, “Hiệp định về trình tự tổ chức và thực hành diễn tập chống khủng bố liên hợp”, “Hiệp định giữa các chính phủ về chống vận chuyển vũ khí, đạn dược và các vật phẩm cháy nổ” năm 2008, “Cương yếu hợp tác từ năm 2009 đến năm 2012 trong chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan”…①

SCO khai màn tập trận Sứ mệnh hòa bình, www.vietnamplus.vn/sco-khai-man-tap-tran- su...binh2012/147304.vnp

67

Trong khuôn khổ hợp tác quân sự giữa các nước SCO, các cuộc tập trận chung được tiến hành thường xuyên. Cuộc tập trận chống khủng bố đầu tiên với sự tham gia của khoảng 1.000 binh sỹ các nước thành viên mang tên “Phối hợp hành động - 2003” diễn ra tháng 8/2003 trên lãnh thổ hai nước thành viên là Trung Quốc và Kazakhstan.

Cuộc tập trận chống khủng bố tiếp theo mang tên “Sứ mệnh hòa bình - 2007” diễn ra tháng 8/2007 tại Nga có số lượng binh sỹ tham gia tăng gần gấp năm lần, với gần 5.000 binh sỹ và gần 1.000 phương tiện kỹ thuật chiến đấu. Sau đó, các nước SCO đã nhất trí tổ chức cuộc tập trận loại hình này hai năm một lần.

Cuộc tập trận “Sứ mệnh hòa bình - 2010” đã được tiến hành tại Kazakhstan với sự tham gia của gần 5.000 binh sỹ, hơn 300 phương tiện kỹ thuật và hơn 50 máy bay và trực thăng chiến đấu.

Cuộc tập trận mang tên “Sứ mệnh hòa bình - 2012” với sự tham gia của hơn 2.000 binh sỹ các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) cùng các phương tiện kỹ thuật chiến đấu như máy bay ném bom Su-24, máy bay vận tải quân sự Il-76 và An-124 “Ruslan” của Nga, khai màn ngày 8/6 tại Tajikistan. Cuộc tập trận nhằm mục đích hoàn thiện công tác chuẩn bị và tiến hành các chiến dịch chống khủng bố của các nước thành viên SCO.①

Cuộc tập trận “Sứ mệnh hòa bình 2013” được tổ chức từ ngày 27/7 đến ngày 15/8/2013 với sự tham gia của hơn 1.500 binh sỹ Nga và Trung Quốc.

Cuộc tập trận chung giữa các đơn vị thuộc Bộ tình trạng khẩn cấp của các nước thành viên SCO mang tên “Thiên tai 2013” được tổ chức ngay sau cuộc tập trận “Sứ mệnh hòa bình 2013” chưa đầy một tháng, từ ngày 9/9 đến ngày 12/9/2013 tại Kyrgyzstan. Cuộc tập trận này nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa các nước thành viên trong hoạt động tìm kiếm, cứu nạn cho những nạn nhận chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.

Từ ngày 24/8 đến ngày 29/8/2014, SCO tổ chức cuộc tập trận chung mang tên “Sứ mệnh hòa bình 2014”, được tổ chức tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc,

SCO khai màn tập trận Sứ mệnh hòa bình, www.vietnamplus.vn/sco-khai-man-tap-tran- su...binh2012/147304.vnp

68

với sự tham gia của 7000 người nhằm mục đích nâng cao khả năng phát hiện và phòng ngừa nguy cơ tấn công khủng bố.①

Kể từ khi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ra đời đã tạo ra môi trường và cơ chế giúp các nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự, an ninh. Cùng với cơ sở pháp lý hợp tác quân sự không ngừng được củng cố, giao lưu và hợp tác giữa các nước thành viên liên tục được đẩy mạnh, các cuộc diễn tập quân sự chống khủng bố liên hợp được tiến hành trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải khiến năng lực đối phó với những thách thức an ninh của các nước và khu vực không ngừng được nâng cao, hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực an ninh ngày càng chặt chẽ. 2.5.3. Hợp tác giao lưu văn hoá

Trong bối cảnh hợp tác giữa Trung Quốc và các nước thành viên SCO không ngừng được làm sâu sắc, các thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải đều nhận thức rõ, cần phải tăng cường hợp tác trong giao lưu văn hóa từ đó giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, khiến các lĩnh vực khác phát triển tốt hơn nữa. Vì vậy, từ những năm đầu thế kỷ XXI, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa không ngừng được đẩy mạnh và thu được những thành quả tích cực.

Nguyên tắc cơ bản trong hợp tác văn hóa giữa các nước trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải thể hiện qua “Tinh thần Thượng Hải” là: “Tin tưởng lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng, hiệp thương, tôn trọng đa dạng văn hóa, mong muốn cùng nhau phát triển”. Các nội dung hợp tác văn hóa chủ yếu bao gồm: văn nghệ, nghệ thuật dân gian, nghệ thuật thủ công, trưng bày sản phẩm, triển lãm, thư viện, bảo tàng, tăng cường tuyên truyền và xuất bản…②

Trong khuôn khổ Tổ chức hợp tác Thượng Hải, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa các nước thành viên chính thức khởi động năm 2002. Tháng 8 năm 2007, Nguyên thủ các nước thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải đã ký kết “Hiệp định Hợp tác văn hóa giữa Chính phủ các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải”, hiệp

SCO khai màn tập trận Sứ mệnh hòa bình – 2014, www.vietnamplus.vn/sco-khai-man-tap-tran- su...binh2014/147304.vnp

Dương Quảng Trình, Tôn Trang Chí, “Nghiên cứu Tổ chức Hợp tác Thượng Hải”, NXB Trường Xuân, năm 2007, trang 128.

69

định này đã đặt cơ sở pháp lý để triển khai hợp tác văn hóa giữa các nước thành viên. Trong hiệp định đã chỉ rõ phạm vi, cơ chế, lĩnh vực hợp tác và phương thức giải quyết bất đồng về văn hóa. Sau Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa các nước thành viên lần thứ hai tháng 7 năm 2005, các nước bước vào giai đoạn hợp tác thực chất, đồng thời dần dần bước vào quỹ đạo phát triển ổn định. Tại hội nghị này, các nước đã ký “Kế hoạch hợp tác văn hóa đa phương năm 2005 -2006 của các nước thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải”. Hai bên đã tiến hành tổ chức giao lưu văn hóa bằng các phương thức từ song phương đến đa phương, với phương thức ngày càng đa dạng, quy mô các hoạt động ngày càng lớn, phạm vi giao lưu văn hóa thường đề cập tới các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, văn vật, triển lãm sách, thông tin, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thể dục, thể thao, khoa học kỹ thuật, y tế, thanh niên, phụ nữ, du lịch, tôn giáo…

Hợp tác về giáo dục cũng là một bộ phận quan trọng trong hợp tác giao lưu văn hóa. Trung Quốc đã thành lập hàng loạt các Học viện Khổng Tử ở khắp nơi trên thế giới, cung cấp học bổng cho học sinh các nước trong khu vực tới học tiếng Hán, học văn hóa Trung Hoa. Học viện Khổng Tử đã tạo lên cơn sốt Hán ngữ trên khắp các châu lục và đang trở thành “tấm danh thiếp” truyền bá tinh hoa văn hóa Hán ra khắp thế giới, trong đó có cả ở khu vực Trung Á.

Tiểu kết

Thông qua những sự kiện, số liệu, phân tích và đánh giá trên, có thể thấy: quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á kể từ khi đặt quan hệ ngoại giao đến nay phát triển tổng thể theo chiều hướng đi lên, thể hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa. Các nước Trung Á cần một Trung Quốc với thực lực kinh tế mạnh mẽ, thực lực quân sự hùng mạnh, có vị thế, tiếng nói trên trường quốc tế, đồng thời là khách hàng quan trọng để các nước này phát triển kinh tế khi đất nước mới độc lập chưa lâu. Trung Quốc lại cần các nước Trung Á để đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế khu vực phía Tây Bắc, đặc biệt là nguồn cung năng lượng dồi dào và ổn định từ các nước Trung Á sẽ giảm bớt cơn khát năng lượng của quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ này.

70

Hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Trung Á thông qua nhiều con đường khác nhau, trong đó không thể không nhắc tới vai trò hết sức quan trọng của cơ chế hợp tác khu vực đa phương mà điển hình là Tổ chức Hợp tác Thượng Hải – SCO. Không chỉ đóng vai trò là một cơ chế đảm bảo an ninh cho khu vực theo như mục đích ban đầu của tổ chức này, mà kể từ năm 2003 tới nay, SCO còn ưu tiên tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên, đặc biệt là hợp tác năng lượng.

Cùng với xu thế hòa bình, phát triển trong thế giới mới, lợi ích của Trung Quốc với các nước Trung Á ngày càng đan xen chặt chẽ hơn. Nhưng những vấn đề mới cũng bắt đầu nảy sinh đòi hỏi Trung Quốc và các nước Trung Á phải chung tay chặt chẽ hơn cùng nhau giải quyết.

71

CHƢƠNG 3

HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG GIỮA TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƢỚC TRUNG Á

Sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc những năm gần đây là một trong những lý do dẫn đến nhu cầu năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế, quốc phòng và đời sống người dân Trung Quốc gia tăng và tình trạng mất cân bằng cung cầu dầu lửa cũng như mức độ phụ thuộc của Trung Quốc với bên ngoài vào dầu lửa ngày càng lớn. Giải quyết bài toán dầu lửa đã, đang và sẽ trở thành câu chuyện quan trọng hàng đầu, không chỉ liên quan tới phát triển mà còn liên quan tới nhiều vấn đề khác như ổn định, an ninh, chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Vì vậy, trong thời gian qua, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chính sách ngoại giao năng lượng rộng khắp các châu lục bằng nhiều hình thức triển khai khác nhau nhằm tìm kiếm nguồn cung năng lượng, bảo đảm an ninh các tuyến đường vận chuyển trên biển, trên bộ. Với khu vực Trung Á, đây là khu vực láng giềng, tiếp giáp với một số vùng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia, có ý nghĩa địa chiến lược quan trọng, đồng thời cũng là một trong những “rốn dầu” của thế giới với sự cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc. Điều này đã thúc đẩy Trung Quốc từng bước tăng cường quan hệ, hợp tác hình thành chính sách ngoại giao năng lượng tương đối cụ thể đối với khu vực này từ những năm đầu thế kỷ XXI.

3.1. Trung Quốc với nhu cầu năng lƣợng liên tục tăng

Hiện nay, xét về mặt tiêu thụ năng lượng, Trung Quốc đang đứng hàng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ. Cơn khát năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc là hậu quả của sự bùng nổ kinh tế kéo dài suốt 25 năm qua, đi kèm với nó là sự mở rộng ngoại thương, gia tăng thu nhập, gia tăng dân số và đô thị hoá không ngừng.

Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự báo, lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng gấp 5 lần, từ 2 triệu thùng dầu mỗi ngày lên gần 11 triệu thùng

72 dầu mỗi ngày vào năm 2030.①

Điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ buộc phải nhập khẩu 80% lượng dầu mỏ tiêu dùng trong nước.

Sự phụ thuộc của nước này vào nhập khẩu dầu mỏ là điều không thể tránh khỏi và sẽ ngày càng trở nên lớn hơn trong những năm tới đây, đó là một thực tế mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt.

Cũng giống như các nước láng giềng châu Á khác, Trung Quốc chủ yếu phải dựa vào việc nhập khẩu dầu mỏ từ vịnh Pecxich. Theo dự báo, năm 2015, Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 70% lượng dầu mỏ tiêu dùng từ Trung Đông, phần còn lại sẽ được cung ứng qua đường ống dẫn dầu, qua hệ thống đường sắt và tàu chở dầu từ Nga, Trung Á, châu Phi và có thể là cả Mỹ Latinh, với một số lượng hạn chế.②

Chính vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực khai thác khí đốt và các đường ống dẫn dầu nhằm vận chuyển khí đốt từ các tỉnh miền Bắc và miền Tây về các thành phố ở miền Nam và dọc miền duyên hải, cung cấp cho các hộ gia đình và cho hoạt động công nghiệp tại các khu vực đang phát triển bùng nổ đó. Một đường ống dẫn dầu dài 4.000 km để vận chuyển khí đốt từ tỉnh Tân Cương ở miền Tây về Thượng Hải đã được hoàn thành.

Đến năm 2025, lượng khí đốt nhập khẩu sẽ chiếm khoảng 40% tổng lượng tiêu dùng của Trung Quốc.③

Ngày 21/5/2014, nhân chuyến thắm của Tổng thống Nga Vladimir Putin sang thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị Thượng đỉnh “Phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á”, Nga và Trung Quốc đã chính thức ký thỏa thuận khí đốt lịch sử sau đúng 10 năm đàm phán. Theo đó, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ m3 khí đốt mỗi năm và kéo dài trong 30 năm để thu về số tiền lên tới 400 tỷ USD. ④

Trung Quốc đang thực thi một chiến lược năng lượng dựa trên phương pháp tiếp cận trọng thương kiểu mới và nhằm đạt tới quyền kiểm soát trực tiếp đối với nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt ở nước ngoài. Điều này được thực hiện trước hết

Châu Á trước những thách thức an ninh năng lượng”, PetroTimes, ngày 11/12/2012

“Những thách thức với an ninh năng lượng của Trung Quốc”, PetroTimes, ngày 2/10/2012

Xuân Tùng, Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6, năm 2007

73

thông qua việc mua lại các mỏ dầu và khí đốt của nước ngoài, do ba công ty lớn của Trung Quốc là CNPC, Sinopec và CNOOC tiến hành; và thứ hai là thông qua việc ký kết các thoả thuận về đường ống dẫn dầu với các nước láng giềng để cung ứng dầu và khí đốt trực tiếp đến Trung Quốc.

Trung Quốc ý thức rất rõ các nguồn dự trữ năng lượng khổng lồ của Trung Á và rất quan tâm đến sự ổn định của 5 quốc gia Trung Á cũng như tầm quan trọng của việc bảo đảm lượng nhập khẩu nhiên liệu từ khu vực này, vì vậy họ không ngừng mở rộng sự hợp tác trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực năng lượng của Kazakhstan và đã thắng thầu trước một công ty của Ấn Độ khi mua lại công ty dầu lửa Kazakhstan có trụ sở đóng tại Canada. Cùng với Kazakhstan, Bắc Kinh đang trong quá trình xây dựng một đường ống dẫn dầu lớn tới miền Tây Trung Quốc.

3.2. Hợp tác năng lƣợng giữa Trung Quốc với các nƣớc Trung Á

3.2.1. Tầm quan trọng của hợp tác năng lượng song phương

Dầu lửa đã, đang và sẽ trở thành câu chuyện quan trọng hàng đầu liên quan đến an ninh và phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc tích cực thúc đẩy triển khai chính sách ngoại giao năng lượng rộng khắp các châu lục nhằm phục vụ nhu cầu năng lượng ngày càng cao. Trung Á - “rốn dầu” của thế giới, đồng thời tiếp giáp với một số vùng “lợi ích cốt lõi” - có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Trung Quốc.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc những năm gần đây là một trong những lý do dẫn đến nhu cầu năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế, quốc phòng

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)