Thuận lợi

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 88)

6. Cấu trúc của luận văn

4.1.1.Thuận lợi

Trung Quốc hợp tác với các nước Trung Á có 5 thuận lợi cơ bản, đó là: Thuận lợi về vị trí địa chính trị, thuận lợi về văn hóa, thuận lợi về cơ cấu kinh tế, thuận lợi về giao thông vận tải và thuận lợi về môi trường chính trị.

Vị trí địa chính trị là các nước Trung Á đều là những nước láng giềng gần gũi của Trung Quốc, trong đó, Trung Quốc có đường biên giới chung lên đến hơn 3000 km với ba nước Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với ba nước láng giềng này được tiến hành trực tiếp, xét từ góc độ giao thông vận tải, nghĩa là không cần phải qua nước trung gian thứ ba, điều này vô cùng quan trọng. Việc Trung Quốc và Kazakhstan ký kết hiệp định về xây dựng đường ống dẫn dầu thành công, một nguyên nhân rất quan trọng đó là xuất phát từ nhân tố vị trí địa chính trị giữa hai nước. Trung Á nằm ở khu vực giao giữa Châu Á và Châu Âu, Trung Á trở thành trạm trung chuyển nằm trên “vành đai vận tải” ①giữa hai

Tôn Tráng Chí, “Cục diện mới và an ninh khu vực Trung Á”, NXB Khoa học Xã hội Trung Quốc, trang 56, năm 2001.

89

châu lục này. Chính vị vị trí địa chính trị gần gũi mà việc hợp tác giữa hai bên càng có ý nghĩa hơn.

Thuận lợi về văn hóa đó chính là việc Trung Quốc có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó, các dân tộc như dân tộc Duy Ngô Nhĩ, dân tộc Kazakhstan, dân tộc Kirgiz, dân tộc Uzbek, dân tộc Tajik… Ở các nước Trung Á cũng có các dân tộc này. Những dân tộc này sống ở hai bên biên giới giữa Trung Quốc và các nước Trung Á, có ngôn ngữ chung và phong tục tập quán tương đồng, điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các hoạt động thương mại mậu dịch giữa hai bên. Việc Trung Quốc và các nước Trung Á thực hiện giao dịch thương mại và du lịch trong giai đoạn mới thiết lập ngoại giao đại đa số là thông qua các quan hệ thân thuộc giữa các dân tộc này. Phong tục tập quán tương đồng cũng khiến cho việc lựa chọn hàng hóa buôn bán và các hạng mục đầu tư chính xác hơn.①

Thuận lợi về cơ cấu kinh tế đó là việc các nước Trung Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nguyên liệu rất dồi dào, phong phú, một số nước còn là các nước xuất khẩu các sản phẩm như dầu mỏ, khí thiên nhiên, kim loại màu, lương thực, bông, lông cừu, da thuộc… Trung Quốc vốn là nước có trình độ gia công, chế biến tương đối cao, đồng thời cũng là quốc gia nhập khẩu các sản phẩm nêu trên. Khi nhìn vào cơ cấu thương mại mậu dịch giữa Trung Quốc và các nước Trung Á là có thể thấy rõ điều này. Các sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu từ các nước Trung Á là các nguyên liệu thô, dầu mỏ, khí đốt, phân bón… Cùng với nền kinh tế phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, nhu cầu về nguồn cung của Trung Quốc ngày càng tăng lên, đặc biệt là nhu cầu năng lượng. Theo thống kê của Cơ quan Hợp tác Kinh tế thương mại đối ngoại Trung Quốc, năm 2002, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 1 triệu tấn dầu, 48.000 tấn dầu thành phẩm, 480.000 tấn quặng sắt, 20.000 tấn quặng đồng, 225.000 tấn đồng, 62.800 tấn đồng nguyên liệu, 1.735.000 tấn liệu sắt, 66.000 tấn phân bón, 22.000 tấn bông; 3041 tấn lông cừu… Trung Quốc xuất khẩu sang các nước Trung Á chủ yếu là các sản phẩm gia dụng và điện máy. Cơ cấu kinh tế xuất khẩu các nguyên liệu thô sang Trung Quốc của các nước Trung Á khó

Triệu Thường Khanh, “Khái quát chung về 5 nước Trung Á”, NXB Nhật báo Kinh tế Trung Quốc, số 34, năm 1999.

90

có nhiều thay đổi trong thời gian ngắn, còn nền kinh tế Trung Quốc với nhu cầu nguyên nhiên liệu khổng lồ để phát triển kinh tế vẫn liên tục tăng, đặc biệt là nguồn dầu mỏ, khí đốt. Năm 2010, sản lượng dầu mỏ mà Trung Quốc tiêu thụ khoảng 380 triệu tấn, lượng khí tự nhiên khoảng 120 tỷ m3. Trong khi đó, sản lượng dầu mỏ mà Trung Quốc sản xuất được là 190 triệu tấn, khí tự nhiên là 100 tỷ m3, như vậy, Trung Quốc cần nhập khẩu khoảng 190 triệu tấn dầu mỏ và 20 tỷ m3 khí tự nhiên. Đối với các nước Trung Á, năm 2010, sản lượng dầu mỏ đạt khoảng 187 triệu tấn, sản lượng khí tự nhiên là 180 tỷ m3, đại đa số là để xuất khẩu. Chính vì sự bổ sung về mặt kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, xu thế hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Trung Á vẫn sẽ tiếp tục và ngày càng phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.

Thuận lợi về giao thông vận tải là bởi Trung Á với vị trí địa lý là cầu nối giữa hai châu lục Á, Âu, khối lượng hàng hóa vận tải hàng năm có thể lên đến hàng chục triệu tấn. Giao thông vận tải giữa Trung Quốc và các nước Trung Á tương đối thuận tiện, vùng phía tây của Trung Quốc còn là con đường kết nối giữa các nước Trung Á và Pakistan. Những năm gần đây, Kazakhstan đã quyết định xây dựng, sửa chữa hai con đường Liberia và Samara từ Horgos tới Nga, khiến cho Trung Quốc có thể tới Nga bằng con đường này. Con đường nối giữa Trung Quốc với Kyrgyzstan và Uzberkistan đã được sửa chữa. Trung Quốc và các nước Trung Á đang xây dựng tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á, giao thông sau này sẽ ngày càng được cải thiện tốt hơn. Vận tải hàng không cũng khá thuận tiện, từ Bắc Kinh và Urumqi có thể bay trực tiếp tới thủ đô các nước Trung Á. Giữa Trung Quốc và các nước Trung Á có 11 cửa khẩu cấp một. Có thể nói, giao thông giữa Trung Quốc và các nước Trung Á đã giúp đáp ứng nhu cầu thương mại mậu dịch giữa hai bên.

Thuận lợi về môi trường chính trị dùng để chỉ quan hệ tương đối tốt đẹp giữa Trung Quốc và các nước Trung Á. Từ khi Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Trung Á, hai bên thường xuyên trao đổi qua lại các đoàn cấp cao, giao lưu trong các lĩnh vực đều được triển khai thường xuyên, đa dạng, phong phú, hai bên đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác. Trong lĩnh vực kinh tế, giữa hai bên không

91

hề có trở ngại cản trở hợp tác, cả hai bên đều mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, Trung Quốc cần nguồn nguyên nhiên liệu của Trung Á để phục vụ quá trình trỗi dậy của mình, còn các nước Trung Á cần Trung Quốc để xuất khẩu sản phẩm thô và nhập khẩu máy móc thiết bị. Giữa các thành viên tổ chức Hợp tác Thượng Hải đều có chung quan điểm thuận tiện hóa đầu tư và thương mại, trong đó “Bản tóm tắt hợp tác kinh tế thương mại đa phương” đã bắt đầu thực hiện. Trung Quốc và các nước Trung Á đều có chung một mục tiêu, coi việc thúc đẩy đa cực hóa thế giới là điểm gặp gỡ, cùng nhau vì nền hòa bình, ổn định, phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 88)