Các kịch bản cho tƣơng lai của Syria

Một phần của tài liệu Phong trào Mùa xuân Ả Rập tại Syria thực trạng, nguyên nhân và tác động đến Việt Nam (Trang 96)

Trong khi cuộc xung đột còn đang trong tình trạng bế tắc, các chủ thể của xung đột và cộng đồng quốc tế còn chƣa thể thống nhất với nhau về một giải pháp chấm dứt xung đột thì kịch bản Syria hậu khủng hoảng là vấn đề cũng rất đáng quan tâm bàn luận.

2.2.4.1. Thay đổi chính quyền Tổng thống Al Assad

Khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria diễn biến ngày một nghiêm trọng và đẫm máu thì phe nổi dậy Syria và nhiều cƣờng quốc thế giới đang mơ đến một kết cục mà họ tin là “có hậu”. Đó là sự ra đi của Tổng thống Bashar Al Assad.

Theo giới phân tích, một trong những lý do mà cho đến thời điểm này, phƣơng Tây chần chừ chƣa muốn can thiệp vào Syria là chƣa có nhân vật nào thực sự phù hợp với tiêu chí của họ để tiếp nhận quyền lực từ tay Tổng thống Assad. Các nhà phân tích cũng tin rằng việc ai sẽ lãnh đạo Syria thời hậu Assad phụ thuộc rất nhiều vào cách ông Assad ra đi.

Khả năng thứ nhất: Tổng thống Bashar Al Assad có thể ra đi bằng một cuộc đảo chính quân sự.

Cuộc nổi dậy ở đất nƣớc Syria đã nổ ra cách đây hơn một năm nhƣng đến thời điểm này, chính quyền của Tổng thống Assad vẫn trụ đƣợc vì ông này có đƣợc sự ủng hộ của lực lƣợng quân đội hùng mạnh. Vì vậy, một số ngƣời tin rằng kịch bản “hoàn hảo” nhất là ông Assad bị lật đổ từ bên trong bởi một một

97

cuộc đảo chính quân sự và mở đƣờng cho sự thay đổi về thể chế ở đất nƣớc Syria. Tuy nhiên, một cuộc đảo chính quân sự có thể là chỉ là một kịch bản “trong mơ” của những ngƣời đang vô cùng mong muốn lật đổ đƣợc chính quyền của Tổng thống Assad.Trên thực tế, kịch bản này rất khó xảy ra. Bởi vì, Tổng thống Assad có đƣợc sự ủng hộ kiên định và chắc chắn của quân đội và tất cả những vị trí chủ chốt trong quân đội Syria thì đều là ngƣời thuộc sắc tộc thiểu số Alawite cùng một sắc tộc với ông. Bên cạnh đó, những nhân vật ở các vị trí chủ chốt hiểu rất rõ rằng họ sẽ gặp nguy nếu để chính quyền Syria rơi vào tay ngƣời Sunni – tộc ngƣời chiếm đa số ở đất nƣớc Trung Đông. Ngƣời Sunni cũng là lực lƣợng chính trong cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Assad trong thời gian qua. Tuy nhiên, trên chính trƣờng, mọi việc đều không thể dự đoán trƣớc đƣợc. Có thể trong thời gian ngắn trƣớc mắt sẽ không xảy ra một cuộc đảo chính quân sự. Nhƣng xa hơn, mọi việc đều có thể xảy ra.

Nếu một cuộc đảo chính quân sự xảy ra, vấn đề đƣợc mọi ngƣời quan tâm là ngƣời dân Syria có thể có đƣợc kết cục tốt đẹp với kịch bản này hay không? Câu trả lời không đƣợc lạc quan và tích cực cho lắm. Nhiều nhà phân tích thậm chí còn lo ngại, một cuộc đảo chính quân sự có thể để lại những hậu quả “chết ngƣời”. Đó là “một cuộc chiến huynh đệ tƣơng tàn” giữa các tƣớng lĩnh trong quân đội. Cuộc chiến này chắc chắn sẽ đẫm máu, khốc liệt và gây tổn thất vô cùng lớn cho đất nƣớc Syria.

Khả năng thứ hai: Phe nổi dậy lật đổ Tổng thống Assad.

Đây là khả năng mà phƣơng Tây nghĩ đến đầu tiên ngay khi cuộc nổi dậy ở đất nƣớc Syria nổ ra hồi đầu năm 2011. Tuy nhiên, sau hai năm, các cƣờng quốc phƣơng Tây bắt đầu nhận ra rằng, kịch bản phe nổi dậy lật đổ Tổng thống Assad là rất khó khả thi trừ khi họ trực tiếp nhảy vào can thiệp. Nhìn lại cuộc chiến ở Libya năm 2011, ngƣời ta có thể thấy, phe nổi dậy Libya là một lực lƣợng có tổ chức, khá chuyên nghiệp và đoàn kết. Vậy mà, lực

98

lƣợng này vẫn phải nhờ đến bàn tay can thiệp của các cƣờng quốc phƣơng Tây mới có thể giành đƣợc chiến thắng trƣớc quân của chính quyền Gaddafi. Chiến thắng này hoàn toàn không dễ đạt đƣợc dù quân của ông Gaddafi đƣợc đánh giá là không hề mạnh.

Trong khi đó, ở Syria, tình hình khác hẳn. Phe nổi dậy Syria là một tập thể thiếu gắn bó, thiếu đoàn kết, thiếu sức mạnh. Trong thời gian qua, ngƣời ta đã nghe đƣợc rất nhiều thông tin về sự mâu thuẫn, đối đầu trong phe nổi dậy Syria. Lực lƣợng này thậm chí đã phải ngồi họp lại để tìm cách thắt chặt tình đoàn kết nhƣng vẫn chƣa thể tìm ra đƣợc tiếng nói chung. Đối đầu với một tập thể yếu cả về tinh thần và vật chất này là một lực lƣợng hùng hậu gồm 330.000 binh lính chuyên nghiệp, đƣợc trang bị vũ khí hiện đại và có lòng trung thành lớn với Tổng thống Assad. Không có sự giúp đỡ của phƣơng Tây, phe nổi dậy Syria hoàn toàn không có khả năng đánh bại đƣợc lực lƣợng quân chính phủ. Điều này có thể đƣợc thấy rõ qua thực tế những cuộc đối đầu giữa hai phe trong thời gian vừa qua. Nếu nhƣ phƣơng Tây mạo hiểm can thiệp vào Syria, hậu thuẫn cho phe nổi dậy nƣớc này thì cũng chƣa dám chắc rằng liên minh này có thể đối phó đƣợc với quân đội của ông Assad. Sở dĩ ngƣời ta tin rằng phƣơng Tây sẽ gặp khó với quân của ông Assad là vì với một quân đội Libya yếu hơn hẳn mà phƣơng Tây đã phải chật vật nhiều tháng mới có thể giành đƣợc chiến thắng. Đến nay, Phƣơng Tây vẫn liên tục khẳng định sẽ không can thiệp quân sự vào tình hình đất nƣớc Syria.

Nhƣ vậy,các kịch bản ra đi của Tổng thống Bashar Al Assad đƣợc vạch ra và ngƣời ta kỳ vọng rằng sự ra đi của vị tổng thống này sẽ giúp tình trạng nội chiến tại Syria chấm dứt. Nhƣng sự ra đi của Tổng thống Bashar Al Assad sẽ đƣa Syria tới hệ quả:

Hệ quả thứ nhất: Thành lập một chính phủ mới đa tôn giáo và dân chủ. Khả năng này có vẻ nhƣ đƣợc ƣa chuộng hơn cả bởi không chỉ phù hợp với lợi

99

ích của các cộng đồng dân tộc tôn giáo tại Syria mà còn đƣợc Liên đoàn A rập và nhiều nƣớc trên thế giới ủng hộ.

Hệ quả thứ hai: Syria có thể bị chia thành nhiều vùng tự trị theo đặc tính tôn giáo hoặc dân tộc. Khả năng này đƣợc cho là giải pháp tốt nhất cho ông Bashar Al Assad bởi ông vẫn có thể làm chủ một tiểu nhà nƣớc Alawite.

Nhƣng các nhà phân tích chính trị cũng vẫn nghĩ tới một kịch bản khác rất có thể sẽ xảy ra tại Syria đó là: Tổng thống Al Assad tiếp tục tại vị và tiến hành cải cách.

2.2.4.2. Tổng thống Al Assad tiếp tục tại vị và tiến hành cải cách.

Một trong những nguyên nhân khiến cho khủng hoảng chính trị - xã hội tại Syria càng thêm trầm trọng đó là vì nó có sự can thiệp của các thế lực quân sự bên ngoài nhƣ Nga và Mỹ. Chính vì vậy, nếu Tổng thống Bashar Al Assad tiếp tục tại vị và tiến hành cải cách chính trị- xã hội tại Syria thì sẽ xảy ra 2 kịch bản sau:

Khả năng thứ nhất: Tổng thống Bashar Al Assad tiếp tục lãnh đạo đất nước theo hướng xu hướng thân Nga.

Mối quan hệ giữa Nga và Syria luôn là một mối quan hệ đặc biệt và đƣợc thiết lập khá bền vững. Syria thiết lập quan hệ ngoại giao với Nga trên cơ sở tận dụng vị trí chiến lƣợc của mình trên bản đồ quân sự khu vực và thế giới. Nga duy trì mối quan hệ đặ biệt với Syria để tạo dựng căn cứ quân sự tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi và mở rộng sức mạnh quân sự tại khu vực luôn là điểm nóng về chính trị và năng lƣợng toàn cầu này. Bởi vậy, khủng hoảng chính trị - xã hội tại Syria nổ ra tại Syria, chính quyền của Tổng thống Al Assad luôn đƣợc Nga hậu thuẫn và bảo vệ phía sau ( Nga không đồng ý để liên hợp quốc ra quyết định trừng phạt Syria và yêu cầu Mỹ và các nƣớc phƣơng tây không nên can thiệp sâu vào vấn đề chính trị tại nƣớc này). Cho nên, kịch bản để Tổng thống Al Assad tiếp tục tại vị trê cơ sở có sự hậu thuẫn của Nga

100

có khả năng xảy ra rất cao. Nếu kịch bản này xảy ra thật thì mối quan hệ giữa Nga – Syria sẽ bƣớc sang một bƣớc tiến mới. Kéo theo đó là những thay đổi lớn trên bản đồ địa chính trị thế giới. Và nếu kịch bản này xảy ra thật thì nhiều ngƣời quan ngại rằng “chiến tranh lạnh” giữa các thế lực quốc tế tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi sẽ xuất hiện mà trung tâm của cuộc chiến tranh lạnh này rất có thế sẽ là Syria.

Kịch bản thứ 2: Tổng thống Al Assad tiếp tục tại vị và lãnh đạo đất nước theo xu hướng thân Mỹ.

Sau đó, Mỹ sẽ giúp Syria cải cách chính trị và bình ổn xã hội. Trong lịch sử quan hệ giữa Mỹ và Syria không mấy hòa hợp thậm chí có thời điểm quan hệ giữa hai nƣớc này rất căng thẳng (Tổng thống Bashar Al Assad phát biểu tại đại học Damascus về việc Liên đoàn Ả Rập để Mỹ đứng sau can thiệp quân sự vào Syria..). Tuy nhiên, theo tính toán của Mỹ, kịch bản Bashar Al Assad vẫn nắm quyền và thân Mỹ cũng có thể xảy ra bởi Syria là một mắt xích quan trọng nằm trong “ Đề án đại Trung Đông” của Mỹ. Việc mắt xích quan trọng này rơi vào tầm kiểm soát của Mỹ sẽ khiến cho Đề án đại Trung Đông của Mỹ có khả năng đƣợc thực thi (Thay đổi biên giới của 24 quốc gia, từ Morocco tới Afghanistan), làm bàn đạp để Mỹ tiến tới thiết lập quyền kiểm soát đối với toàn bộ lục địa Á - Âu.

Trƣớc những căng thẳng giao tranh không có hồi kết tại Syria thì giới phân tích chính trị trên thế giới cũng không bỏ qua kịch bản Bashar Al Assad có thể quay lại bắt tay với Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây để đƣợc tại vị và duy trì quyền lực của Đảng Baath tại Syria. Nếu kịch bản này xảy ra thì khi đó chính phủ Syria và Bashar Al Assad sẽ chỉ là con cờ trong tay Mỹ và khi đó một trật tự thế giới mới sẽ đƣợc thiết lập và Mỹ sẽ là bá chủ toàn cầu. Tuy nhiên, kịch bản này khó có thể xảy ra vì hai cƣờng quốc mạnh về kinh tế - quân sự là Nga, Trung Quốc sẽ không bao giờ để Tổng thống Al Assad bắt tay với

101

Mỹ và thân Mỹ. Hơn nữa, nếu kịch bản này xảy ra thì nhiều ngƣời quan ngại rằng có thể “ chiến tranh thế giới lần thứ 3” sẽ bùng nổ và nơi khởi phát sẽ là Syria và khu vực Trung Đông.

2.2.4.3. Nội chiến và can thiệp từ bên ngoài

Syria có thể tiếp tục rơi vào cuộc nội chiến mới khi các phần tử cực đoan tham gia trong phe đối lập đòi hỏi chia sẻ quyền lực và lợi ích. Đây là kịch bản tồi tệ nhất với tất cả các bên. Sự giao tranh quyền lực giữa hai dòng Hồi giáo tại Syria một cách quyết liệt và không đi tới một thỏa thuận chung nào về giải pháp hòa bình tại Syria. Chính điều này, đã khiến đất nƣớc Syria rơi vào tình trạng nội chiến đẫm máu. Theo số liệu thống kê mới nhất của Liên hợp quốc, cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ tháng 3/2011 cho tới nay đã khiến hơn 80 nghìn ngƣời dân Syria thiệt mạng. Trong khi đó, bạo lực leo thang và an ninh bất ổn cũng khiến nhiều ngƣời Syria buộc phải rời bỏ nhà cửa và chạy tị nạn sang các nƣớc láng giềng.

Trƣớc tình hình chính trị- xã hội Syria rơi vào khủng hoảng và nội chiến triền miên thì Mỹ và các nƣớc phƣơng tây đã cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học để có cớ can thiệp quân sự vào nƣớc này. Cũng nhƣ, đƣa ra các biện pháp trừng phạt Syria cho Liên hợp quốc và yêu cầu Liên hợp quốc phải có hành động cứng rắn tại Syria. Đây là kịch bản Mỹ đã làm tại Libya và bây giờ là Syria. Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại cho rằng, sở dĩ Mỹ muốn khơi vấn đề vũ khí hóa học tại Syria bởi chính quyền Washington nhận thấy rất rõ sự hiện diện của những phần tử cực đoan Al Qaida tại Syria. Mỹ lo ngại rằng trong bối cảnh tình hình tại Syria tiếp tục diễn biến theo chiều hƣớng xấu đi sẽ tạo “cơ hội tốt” để các phần tử này tiếp cận và sở hữu các thiết bị vũ khí trên và sử dụng chúng để tạo ra “một mối đe dọa nghiêm trọng đối với nƣớc đồng minh Israel”. Tuy vẫn còn nhiều lập luận chƣa thống nhất về một kịch bản tiếp theo tại Syria, song có một thực tế rõ ràng rằng tình hình tại quốc gia này sẽ

102

tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới và có nguy cơ sẽ lôi kéo thêm cả sự tham gia từ phía bên ngoài. Để chặn đứng chặn đứng những mối nguy hiểm tiềm tàng từ Syria lan sang nƣớc láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dƣơng (NATO) đã triển khai 6 khẩu đội tên lửa Patriot cùng 600 binh sỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tăng cƣờng khả năng phòng không của quốc gia thành viên NATO này và xoa dịu mối quan ngại của Ankara về khả năng hứng chịu một cuộc tấn công bằng tên lửa từ nƣớc láng giềng Syria. Đáp trả động thái trên từ phía NATO, một số phƣơng tiện truyền thông cũng đƣa tin về việc Nga có ý định cung cấp tên lửa Iskander cho chính quyền Syria để đối phó với hệ thống tên lửa Patriots của NATO. Diễn biến này cũng phần nào cho thấy sự chia rẽ giữa các cƣờng quốc đối với vấn đề Syria và đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng “tƣơng lai chấm dứt cuộc khủng hoảng dai dẳng tại Syria phần lớn phụ thuộc và mức độ hiểu biết giữa Nga và Mỹ”.

Trƣớc bối cảnh trên, ngày 9 tháng 12 năm 2012 Ngoại trƣởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow sẽ không cho phép lặp lại kịch bản Libya tại Syria. Bên cạnh đó, ông Lavrov cũng bác bỏ những thông tin cho rằng, chính quyền Moscow có mối liên hệ với cá nhân một số nhà lãnh đạo của Syria. Trƣớc đó, vào ngày 19 tháng 7 năm 2012, Nga đã phủ quyết bản nghị quyết do phƣơng Tây đề xuất trƣớc Liên hợp quốc nhằm dọn đƣờng cho các hành vi can thiệp quân sự vào Syria. Bản nghị quyết này đƣợc đƣa ra dựa trên tinh thần chƣơng 7 của Hiến chƣơng Liên hợp quốc, cho phép các nƣớc sử dụng vũ lực để chấm dứt tình trạng xung đột đang ngày một leo thang tại một quốc gia khác.

Trong khi đó, Thƣ ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cũng tuyên bố, các nhà lãnh đạo Syria đã đảm bảo trƣớc Nga rằng, không hề có bất kỳ một mối đe dọa nào về khả năng các vũ khí hóa học sẽ đƣợc sử dụng tràn lan tại quốc gia Trung Đông này và phía Moscow hy vọng rằng lời đảm bảo trên của chính quyền Damascus là sự thật. Bên cạnh đó, ông Patrushev cũng

103

chia sẻ quan điểm của Ngoại trƣởng Nga khi cho rằng, Moscow đang quan tâm nhiều hơn đến khả năng các vũ khí hóa học sẽ rơi vào tay của các lực lƣợng chống đối ông Al Assad, trong đó gồm cả các phần tử Al Qaida. Đặc biệt trong bối cảnh một số nhà chức trách Syria ngày 8 tháng 12 năm 2012 tiết lộ, phe nổi dậy đã giành quyền kiểm soát một nhà máy hóa học tại Aleppo – vốn có thể đƣợc sử dụng để sản xuất vũ khí hóa học.

Nhƣ vậy, đánh giá và phân tích cuộc tranh giành quyền lực tại Syria thời gian vừa qua và các tác động bên ngoài vào cuộc chiến này, các nhà phân tích cho rằng kịch bản “ Syria rơi vào nội chiến và chịu sự can thiệp từ bên ngoài” là khả năng xảy ra cao nhất. Tuy nhiên, nếu kịch bản này xảy ra, kết quả nhƣ thế nào thì lại phụ thuộc vào thái độ và mức độ can thiệp của Nga và Mỹ vào vấn đề Syria.

Nhƣ vậy, tất cả các kịch bản tƣơng lai cho Syria đƣợc ngƣời ta phân tích

Một phần của tài liệu Phong trào Mùa xuân Ả Rập tại Syria thực trạng, nguyên nhân và tác động đến Việt Nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)